Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2013-2014

Câu 1:

Hãy trình bày các yêu cầu và tiêu chuẩn xếp loại của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học ( theo QĐ 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 4 tháng 5 năm 2007)

Trả lời:

*Các yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học:

- Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

1. Nhận thức tư tưởng chính trị với trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bao gồm các tiêu chí sau:

a) Tham gia các hoạt động xã hội, xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước, góp phần phát triển đời sống văn hoá cộng đồng, giúp đỡ đồng bào gặp hoạn nạn trong cuộc sống;

 

doc19 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 11089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thu hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học: 2013-2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p.
- Tổ chức lễ khai giảng năm học mới (với cả phần lễ và phần hội) gọn nhẹ, vui tươi, tạo không khí phấn khởi cho học sinh bước vào năm học mới.
- Tổ chức "Tuần làm quen" đầu năm học mới đối với lớp 1 nhằm giúp học sinh thích nghi với môi trường học tập mới và cảm thấy vui thích khi được đi học.
- Tổ chức lễ ra trường trang trọng, tạo dấu ấn sâu sắc cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trước khi ra trường (tuỳ điều kiện cụ thể, có thể tổ chức trao giấy chứng nhận của Hiệu trưởng cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và các sinh hoạt tập thể, giao lưu, văn nghệ…).
II. Thực hiện chương trình giáo dục 
1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện điều chỉnh nội dung và yêu cầu các môn học và các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện dạy học của địa phương theo hướng dẫn của Bộ (Tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; Công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; Công văn số 9832/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2006 về việc hướng dẫn thực hiện chương trình các môn học lớp 1, 2, 3,4, 5; Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông).
Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh. Thực hiện đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích với các hoạt động học tập. Tăng cường đánh giá thường xuyên bằng nhận xét, trong đó chú trọng nhận xét cụ thể của giáo viên về sự tiến bộ của học sinh hoặc những điểm học sinh cần cố gắng để có kế hoạch động viên, giúp đỡ học sinh kịp thời. Đặc biệt, đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chú trọng đến nhận xét sự tiến bộ của học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. 
Tiếp tục thực hiện tích hợp dạy học tiếng Việt và các nội dung giáo dục (bảo vệ môi trường; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển, hải đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em; bình đẳng giới; an toàn giao thông; phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống HIV/AIDS ...) vào các môn học và hoạt động giáo dục. Việc tích hợp cần đảm bảo tính hợp lí, hiệu quả, không gây áp lực học tập đối với học sinh và giảng dạy đối với giáo viên.
2. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ ngày 
Thời lượng tối đa 5 tiết/ buổi, tối thiểu 5 buổi/ tuần.
Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4 tiết/ tháng) thực hiện tích hợp các nội dung giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật, Thủ công/Kĩ thuật, phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường (truyền thống văn hoá, nghề nghiệp địa phương; năng lực giáo viên và thiết bị dạy học của nhà trường).
 3. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi/ ngày
 3.1. Thời lượng tối đa 7 tiết/ ngày. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch dạy học 2 buổi/ ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu:
- Học sinh được tự học có sự hướng dẫn của giáo viên để hoàn thành yêu cầu học tập trên lớp, sử dụng có hiệu quả các tài liệu bổ trợ, không giao bài tập về nhà cho học sinh. Nơi có điều kiện thì tổ chức cho học sinh để sách, vở, đồ dùng học tập tại lớp. Bồi dưỡng học sinh năng khiếu; dạy học các môn học tự chọn; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khoá…
- Tăng cường các hoạt động thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Thực hành vận dụng kiến thức đã học và tổ chức học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương; hoạt động ngoại khoá, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ… được tổ chức một cách linh hoạt theo điều kiện nhà trường và nhu cầu của học sinh. 
- Đối với các trường thực hiện Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP), tổ chức bán trú cho học sinh một cách linh hoạt, đa dạng, hoạt động bán trú có thể tổ chức các hoạt động như xem phim, xem tivi, đọc sách, tham gia các trò chơi dân gian… cùng với nghỉ trưa trong thời gian giữa hai buổi học. 
- Động viên phụ huynh, cộng đồng, đầu tư, đóng góp nhân lực, trí lực, tài lực để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày.
Các trường tiểu học tham gia Chương trình đảm bảo chất lượng giáo dục trường học (SEQAP) thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các yêu cầu về nội dung, chương trình, kế hoạch giáo dục tại các văn bản hướng dẫn thực hiện dạy học cả ngày của SEQAP. Sử dụng nguồn quỹ đúng mục đích, theo dõi, tổng hợp báo cáo các dữ liệu trên phần mềm trực tuyến đầy đủ, kịp thời. Chuẩn bị và có kế hoạch dạy học tiếng Việt lớp 1 theo tài liệu Công nghệ giáo dục trong năm học đến.
 3.2 Quản lý và thực hiện Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)
Tiếp tục triển khai có hiệu quả mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN) tại trường Tiểu học số 1 Tịnh Thọ, Tiểu học Tịnh Bắc và triển khai nhân rộng mô hình trên tinh thần tự nguyện ở những trường có điều kiện. Để triển khai hiệu quả mô hình trường học mới, các trường cần lưu ý một số công việc sau:
- Chỉ đạo hiệu quả các giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh lớp 1. có kế hoạch chuẩn bị cho năm học sau dạy học theo tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục để đảm bảo học sinh lên lớp 2 đạt chuẩn năng lực tiếng Việt. 
- Chủ động và làm tốt công tác tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung trường học mới cho cán bộ quản lý, giáo viên và cộng đồng. Các trường tiểu học có biện pháp gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng cùng tham gia với nhà trường chăm sóc giáo dục học sinh với các hình thức đa dạng phong phú.
- Từng trường có kế hoạch tổ chức đánh giá một năm triển khai Mô hình trường học mới tại Việt Nam để rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch thực hiện cho những năm học tiếp theo.
- Các trường thực hiện nghiêm túc quỹ 2 theo quy định tại sổ tay thực hiện Dự án và các văn bản chi tiêu của Bộ tài chính; giải ngân đúng tiến độ theo kế hoạch công việc.
- Thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh, nhằm hình thành và phát triển các nhóm năng lực chủ yếu (bao gồm các nhóm : 1. Tự quản, tự phục vụ; 2. Giao tiếp và hợp tác; 3. Tự học và giải quyết vấn đề) và các nhóm phẩm chất cần thiết (bao gồm các nhóm : 1. Yêu nước, yêu quê hương, yêu trường lớp, yêu mọi người; 2. Trung thực, tự tin, tự trọng; 3. Tính kỉ luật, đạo đức; 4. Ham học hỏi, yêu thích lao động và hoạt động nghệ thuật, thể thao). Bộ sẽ có văn bản hướng dẫn và chỉ đạo tập huấn về đánh giá học sinh trong nhà trường VNEN trước năm học mới.
- Phòng GD sẽ phối hợp việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn tại trường hoặc cụm trường để bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên; lập kế hoạch, tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên tham quan, trao đổi giữa các trường triển khai mô hình trường học mới ở trong huyện và tham quan, trao đổi với các huyện khác. 
 3.3. Tiếp tục thực hiện Đề án "Triển khai phương pháp Bàn tay nặn bột ở trường phổ thông giai đoạn 2011-2015" theo Quyết định số 6120/QĐ-BGDĐT ngày 01/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Công văn số 1121/SGDĐT-GDTH ngày 20/8/2013 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở tất cả các trường phổ thông trong tỉnh. 
 3.4. Tiếp tục triển khai Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 – 2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Các trường Tiểu học lưu ý đảm bảo chất lượng thật sự, tích cực mở rộng tăng thêm số lớp, học sinh học tiếng Anh. 
- Thực hiện dạy 4 tiết/tuần từ lớp 3, 4, 5 ở các trường dạy học 2 buổi/ ngày có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở vật chất. 
Các trường khác : Trên cơ sở phù hợp điều kiện thực tế và nhu cầu của học sinh có thể dạy học theo chương trình tự chọn 2 tiết/ tuần hoặc trên 2 tiết/tuần; khuyến khích dạy học tiếng Anh tăng cường, hoặc có thể làm quen tiếng Anh bắt đầu từ lớp 1. 
- Tất cả các trường triển khai dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh và thống nhất kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng dẫn của Công văn 3032/BGDĐT-GDTH ngày 09/5/2013.
- Thực hiện nghiêm túc công văn số 577/SGDĐT-GDTH ngày 20/5/2013 về việc dạy học tiếng Anh tiểu học năm học 2013-2014 và công văn số 830/SGDĐT-GDTH ngày 03/7/2013 về việc chấn chỉnh sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy học tiếng Anh tiểu học của Sở Giáo dục và Đào tạo. Các trường Tiểu học chịu trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát việc giáo viên, học sinh lựa chọn SGK và tài liệu để giảng dạy và chất lượng học tập của học sinh. 
 3.5. Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại trường Tiểu học số 2 Tịnh Phong và ở những nơi có đủ điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất.
III. Sách, thiết bị dạy học
1. Sách 	
 - Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh: 
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
1. Tiếng Việt 1 (tập 1)
2. Tiếng Việt 1 (tập 2)
3. Vở Tập viết 1 (tập 1)
4. Vở Tập viết 1 (tập 2)
5. Toán 1
6. Tự nhiên và Xã hội 1  
1. Tiếng Việt 2 (tập 1)
2. Tiếng Việt 2 (tập 2)
3. Vở Tập viết 2 (tập 1)
4. Vở Tập viết 2 (tập 2)
5. Toán 2
6. Tự nhiên và Xã hội 2
1. Tiếng Việt 3 (tập 1)
2. Tiếng Việt 3 (tập 2)
3. Vở Tập viết 3 (tập 1)
4. Vở Tập viết 3 (tập 2)
5. Toán 3
6. Tự nhiên và Xã hội 3
1. Tiếng Việt 4 (tập 1)
2. Tiếng Việt 4 (tập 2)
3. Toán 4
4. Đạo đức 4
5. Khoa học 4
6. Lịch sử và Địa lí 4
7. Âm nhạc 4
8. Mĩ thuật 4
9. Kĩ thuật 4 
1. Tiếng Việt 5 (tập 1)
2. Tiếng Việt 5 (tập 2)
3. Toán 5
4. Đạo đức 5
5. Khoa học 5
6. Lịch sử và Địa lí 5
7. Âm n

File đính kèm:

  • docBai thu hoach boi duong thuong xuyen.doc
Giáo án liên quan