Bài tập về Hai Loại Phản Ứng Chính Trong Chương Trình- Sơ Đồ Phản Ứng

Dạng I: Hoàn thành các phương trình phản ứng.

Bài 1:

Hãy dự đoán các phản ứng sau đây có xảy ra hay không, sản phẩm là chất gì viết các phương trình phản ứng nếu có:

1. Ni + CuSO4 8. Al + MgSO4

2. ZnCl2 + KI 9. FeCl2 + Br2

3. FeCl3 + SnCl2 10. Ca + NaCl

4. FeCl3 + Fe 11. Fe + I2

5. Fe(NO3)3 + Br- 12. FeCl3 + KI

6. Fe(NO3)2 + AgNO3 13. Fe + Br2

7. H2 + FeCl3 14. HI + Br2

Bài 2 :

Hãy chọn 6 dung dịch muối ( muối trung hoà hoặc muối axit) A, B, C, D, E, F ứng với 6 gốc axit khác nhau, thoả mãn các điều kiện sau:

a. A + B có khí bay ra.

B + C có kết tủa

A + C có kết tủa và có khí bay ra

b. D + E có kết tủa

E + F có kết tủa

D + F có kết tủa và có khí bay ra

Bai 3:

1. xác định công thức của các chất ứng với các chữ cái A, B, Y, Z và viết các phương trình phản ứng theo dãy biến hoá sau ( cho biết S là lưu huỳnh, các điều kiện phản ứng thích hợp, nhiệt độ, áp suất, xúc tác thích hợp )

 S + A X

 S + B Y

 Y + A X + E

 X + D Z

 X + D + E U + V

 Y + D + E U + V

 Z + E U + V

2. Cho từng khí X, Y, T đi qua nước Br2 đun nóng, nước Br2 đều bị mất màu, và đối với trường hợp chất T có khí R thoát ra. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

 

doc9 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Hai Loại Phản Ứng Chính Trong Chương Trình- Sơ Đồ Phản Ứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 loãng, nóng ---> Khí A( màu nâu)
b. HCl đặc + dung dịch KMnO4 -----------> Khí B ( màu vàng, mùi sốc)
c. dung dịch AlCl3 + dung dịch Na2CO3 ---> Khí C ( làm nước vôi trong vần đục)
Dẫn lần lượt 3 khí trên vào 3 bình đều đựng dung dịch KOH vừa đủ (ở 1000C). Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong từng bình. 
Bài 17’:(Mỏ/01) 
Hoà tan 1 lit phèn nhômg (K2SO4. Al2(SO4)3.24H2O) vào nước thu được dung dịch A. Thêm NH3 dư vào dung dịch A đến khi phản ứng xong thêm tiếp một lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được kết tủa B và dung dịch D. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Bài 17’:(ĐHA/02) 
Cho hỗn hợp A gồm (BaO, FeO, Al2O3) tác dụng với nước dư được dung dịch D và phần không tan B. Sục khí CO2 dư vào dung dịch D thu được kết tủa. Cho Co dư qua B nung nóng được chất rắn E. Cho E tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tan một phần, còn lại chất rắn G. Hoà tan hết G trong dung dịch H2SO4 loãng dư rồi cho tiếp dung dịch KMnO4. Viết các phương trình phản ứng?
Bài 17’:(TLong/00) 
Cho dung dịch A chứa FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A thu được kết tủa đỏ nâu.
Cho dung dịch KMnO4 và H2SO4 loãng, dư vào dung dịch A thấy màu tím của dung dịch KMnO4 bị mất.
Cho khí SO2 lội chậm qua dung dịch A rồi thêm dung dịch NaOH dư thu được kết tủa xanh rêu. Lắc mạnh hỗn hợp trong không khí thấy có kết tủa nâu đỏ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra?
Bài 21: Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi:
a. Cho NH3 tác dụng với Cl2 (để khử nhiễm độc khí Clo)
b. Nung hỗn hợp gồm NH4Cl + CuO (để làm sạch khi hàn kim loại)
c. Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch chứa Fe2(SO4)3 và CuSO4
Dạng II: Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng
Bài 22: Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho khí CO2 từ từ qua dung dịch Ca(OH)2 cho đến dư rồi đem đun nóng dung dịch thu được.
b. Cho bột Al2O3 hoà tan hết trong dung dịch NaOH, sau đó thêm dung dịch NH4Cl vào đến dư rồi đun nóng nhẹ.
c. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch HNO3 loãng tạo ra khí không màu bị hoá nâu trong không khí.
d. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Na AlO2.
e. cho khí NH3 vào dung dịch AlCl3 đến dư.
f. Cho Al2S3 vào nước rồi đun nóng, rồi đổ AlCl3 vào thu được kết tủa keo trắng. 
Bài 23: Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng khi:
Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch nước vôi trong, sau đó đun nóng dung dịch thu được.
Cho bột sắt lần lượt vào dung dịch FeCl3, dung dịch AgNO3 dư.
Cho Ba lần lượt vào dung dịch (NH4)2SO4, dung dịch AlCl3
Bài 24: 
Cho các chất rắn Na2SO3, NH4HCO3, Al, MnO2 và các dung dịch Ba(OH)2 , HCl hãy:
Viết các phương trình phản ứng điều chế các khí có thể thu được từ các chất trên?
viết các phương trình phản ứng của các khí đó lần lượt với dung dịch NaOH, HBr?
Bài 25: So sánh hiện tượng khi cho từ từ đến dư:
a. - Dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 
- Dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
b.- Khí CO2 vào dung dịch NaAlO2
 - dung dịch HCl loãng vào dung dịch NaAlO2.
Dạng III: Cân bằng phương trình phản ứng oxi hoá- Khử bằng phương pháp thăng bằng e.
Bài 26: Cân bằng phản ứng hữu cơ sau bằng phương pháp trao đổi e. Ghi rõ số e trao đổi:
C6H12O6 + H2SO4 à CO2 +SO2 + H2O
K2Cr2O7 + R-CH2-OH + H2SO4 à K2SO4 + Cr2(SO4)3 + R-CHO + H2O
Bài 27: 
Viết phương trình phản ứng có thể xảy ra khi cho hỗn hợp các khí O3, Cl2, CO2 đi qua dung dịch KI dư.
Viết các phương trình phản ứng thực hiện biến hoá sau:
Ca3(PO4)2 H3PO4 Ca(H2PO4)2
Tính khối lượng dung dịch H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468 kg Ca(H2PO4)2 theo sơ đồ trên, biết hiệu suất của cả quá trình là 80%.
Dạng IV: Nhận định vai trò của các chất và ion.
Bài 28: 
Các phân tử và ion sau đây có tính chất gì ( oxi hoá, khử). Viết các phương trình phản ứng minh hoạ? S2-, CH3CHO, Cl2, H2SO4, Fe3+.
Viết phương trình phản ứng chứng minh rằng các ion Fe2+, SO32- trong dung dịch vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.	
Cho biết các chất và ion sau đây đóng vai trò chất gì ( chất oxihoá hay chất khử) trong các phản ứng oxi hoá khử xảy ra trong dung dịch: Al, Fe2+, Ag+, Cl-, SO42-. Lấy ví dụ minh hoạ?
Bài 29: 
Nguyên tố lưỡng tính là gì? Viết phương trình phản ứng minh họa?Bằng phương trình phản ứng chứng tỏ tính axit- bazơ của các ion NH4+, HSO4-, HSO3-.
Bài 30:
Viết các phương trình phản ứng của HCl với KMnO4, Mg, FeS, Na2SO3 . Các khí thu được có tính chất oxi hoá - khử như thế nào? Lấy ví dụ minh hoạ?
Bài 31: 
Có 4 dung dịch, mỗi dung dịch chứa ion kim loại Cu2+, Fe2+, Ag+, Pb2+ và 4 kim loại Cu, Fe, Ag, Pb. Hãy cho biết kim loại nào có thể tham gia phản ứng với dung dịch nào? Vì sao? Viết phương trình phản ứng dạng ion thu gọn và cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng?
Ngâm lá sắt vào dung dịch HCl, sắt bị ăn mòn chậm. Nếu thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào dung dịch HCl thì sắt bị ăn mòn nhanh. Giải thích hiện tượng trên?
Bài 32: 
Hoà tan hỗn hợp một số muối cacbonat (trung hoà) vào nước thu được dung dịch A và chất rắn B. Lấy một ít dung dịch A đốt nóng ở nhiệt độ cao thấy ngọn lửa màu vàng; lấy một ít dung dịch A cho tác dụng với xút (đun nhẹ) thấy bay ra một chất khí làm xanh quỳ ẩm. Hoà tan chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch C, kết tủa D và khí E. Cho kết tủa D tác dụng với dung dịch NaOH đặc thấy tan một phần kết tủa. Cho dung dịch C tác dụng với xút dư thu được dung dịch F và kết tủa G bị hoá nâu hoàn toàn trong không khí. Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch F thấy xuất hiện kết tủa trắng tan trong HCl dư. Hỏi hỗn hợp ban đầu có các muối cacbonat gì? (các muối thông thường đối với học sinh phổ thông). Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 33:
Viết các phản ứng nhiệt phân của các muối amoni sau đây:
 NH4Cl, NH4HCO3 ; C ( NH4)2CO3 ; NH4NO2; NH4NO3 -phản ứng nổ; (NH4)3PO4; 
(NH4)2SO4; (NH4)2Cr2O7 biết rằng trong 2 muối này có tạo thành N2.
2. Trong mỗi chén sứ A, B, C đựng một muối nitrat. Nung các chén ở nhiệt độ cao, trong không khí tới các phản ứng xảy ra hoàn toàn , sau đó làm nguội chén người ta nhận thấy:
- Trong chén A không còn dấu vết gì cả.
- Cho dung dịch HCl vào chén B thấy thoát ra chất khí không màu.
- Trong chén C cong lại chất rắn màu nâu.
Hỏi trong các chén đựng các muối nitrat gì? Viết các phương trình phản ứng?
Bài 34: Nhiệt phân hoàn toàn m(g) Cu(NO3)2 được chất rắn A và hỗn hợp khí B
Thổi H2 dư qua A nung nóng tới hoàn toàn thu được chất rắn E.
Cho hỗn hợp khí B hấp thụ hết trong nước thu được dung dịch D.
Cho chất rắn E tác dụng với dung dịch D thấy có m’ (g) chất rắn không tan, phản ứng tạo ra khí NO. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Tính tỉ số m’/m.
Bài 35:
Thêm dung dịch NH3 tới dư vào dung dịch chứa 0,5 mol AgNO3 ta thu được dung dịch A. Cho từ từ 3g khí X vào dung dịch A tới phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch B và chất rắn C. Thêm từ từ dung dịch HI tới dư vào dung dịch B thu được 23,5g kết tủa màu vàng và V lit khí Y (ở đktc) thoát ra. Hãy biện luận để tìm công thức của X, khối lượng chất rắn C và thể tích khí Y?
Bài 36:
Cho CaC2, Al4C3, Mg2C3, NaH, BaO2 lần lượt tác dụng với H2O thu được các khí A, B, C, D, E. Sau đó cho các khí lần lượt tác dụng với nhau. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (cho biết ở điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp , chất C hợp nước thành axeton).
Bài 37:
Chất A là một loại phân đạm chứa các nguyên tử C, H, O, N với tỉ lệ khối lượng tương ứng là 3:1:4:7. đốt cháy 1 mol A thu được 1 mol N2. Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên A?
Bài 38:
A, B, C, D là các chất khí đều làm mất màu nước Brom. Khí A khi đi qua nước Brom tạo thành một chất khí với số mol bằng 1/2 số mol của A; B tạo thành chất lỏng không trộn lẫn với nước; C tạo ra kết tủa màu vàng; còn D chỉ làm mất màu nước Brom tạo thành dung dịch trong suốt. Hỏi A, B, C, D là các chất khí gì?
Bài 39: 
Nung hỗn hợp gồm bột nhôm và bari cacbonat sinh ra 3 oxit và một sản phẩm mà từ sản phẩm này có thể điều chế ra một khí là thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên. Viết các phương trình phản ứng?
Bài 40: 
 Cho hỗn hợp BaCO3, (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch A và khí thoát ra. Cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch B và kết tủa C. Cho B tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được dung dịch D và khí E. Viết các phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.
Bài 41: 
Chia m (gam ) muối MCO3 ra làm 2 phần. Phần I cho vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A và khí X. dung dịch A làm mất màu dung dịch thuốc tím. Cho phần II vào dung dịch H2SO4 đăc, nóng thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C chứa khí X và khí Y. Cho hỗn hợp khí C đi qua bình đựng nước Brom thì thấy màu nâu đỏ nhạt dần, và còn lại khí X bay ra. Cho dung dịch B vào dung dịch Na2CO3 thấy có khí X bay ra và có kết tủa màu nâu đỏ.Tìm CTPT của muối MCO3 và viết toàn bộ các phương trình phản ứng trên dạng phân tử và ion rút gọn.
Bài 42: 
Cho một lượng Cu2S tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đun nóng, phản ứng tạo thành dung dịch A1 và giải phóng ra khí không màu A2, bị hoá nâu trong không khí. Chia A1 thành 2 phần, thêm BaCl2 vào phần I thấy tạo thành kết tủa trắng A3 thực tế không tan trong axit dư. Thêm lượng dư dung dịch NH3 vào phần II đồng thời khuấy đều hỗn hợp thu được dung dịch A4 có màu xanh lam đậm. Hãy chỉ ra A1, A2, A3, A4 là gì?
Viết các phương trình phản ứng mô tả các quá trình nêu trên.
Bài 43: 
Nung hỗn hợp gồm Cu(OH)2, FeS2, MgO trong không khí đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp chất rắn A. Nêu phương pháp điều chế Cu, Fe,Mg từ hỗn hợp A sao cho khối lượng từng kim loại không thay đổi. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Bài 44: 
Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 gam hỗn hợp NaNO3 và Cu(NO3)2. Hỗn hợp khí thoát ra được dẫn vào bình kín có 89,2 ml nước và lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn. Sau phản ứng còn lại 1,12 lit khí O2 (đktc). Tính C% của dung dịch axit thu được ( biết khối lượng riêng của nước là 1g/ ml).
Bài 45: 
1. Nung chất A màu trắng được hỗn hợp gồm 3 chất khí và hơi là X, Y, Z có số mol bằng

File đính kèm:

  • docpt hoa hoc.doc