Bài tập về Chương 7: Crom và một số kim loại cơ bản

Sắt – Bài tập 1 – trang 141 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản

Các kim loại thuộc dãy nào sau đây đều phản ứng với dung dịch CuCl2?

A. Na, Mg, Ag. B. Fe, Na, Mg.

C. Ba, Mg, Hg. D. Na, Ba, Ag.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 871 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập về Chương 7: Crom và một số kim loại cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài tập 2 – trang 141 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cấu hình electron nào sau đây là của ion Fe3+?
A. [Ar]3d6.	B. [Ar]3d5.	C. [Ar]3d4.	D. [Ar]3d3. 
* Sắt – Bài tập 3 – trang 141 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản 
Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là:
A. Mg.	B. Zn.	C. Fe.	D. Al.
* Sắt – Bài tập 4 – trang 141 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Ngâm một lá kim loại có khối lượng 50 gam trong dung dịch HCl. Sau khi thu được 336 ml khí H2 (đktc) thì khối lượng lá kim loại giảm 1,68%. Kim loại đó là
A. Zn.	B. Fe.	C. Al.	D. Ni.
* Sắt – Bài tập 5 – trang 141 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hoá trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp A là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với khí Cl2 thì cần dùng 12,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
* Hợp chất của sắt – Bài tập 2 – trang 145 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 gam. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng là
A. 8,19 lít.	 B. 7,33 lít.	 C. 4,48 lít.	 D. 6,23 lít.
* Hợp chất của sắt – Bài tập 4 – trang 145 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là
A. 231 gam.	B. 232 gam.	C. 233 gam.	D. 234 gam.
*: Hợp chất của sắt – Bài tập 5 – trang 145 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Khử hoàn toàn 16 gam Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao. Khi đi ra sau phản ứng được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 15 gam	B. 20 gam.	C. 25 gam.	D. 30 gam.
*: Hợp kim của sắt – Bài tập 1 – trang 151 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Nêu những phản ứng chính xảy ra trong lò cao.
*: Hợp kim của sắt – Bài tập 2 – trang 151 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp
* Hợp kim của sắt – Bài tập 3 – trang 151 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Mỗi loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch BaCl2 thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit mạnh). Loại quặng đó là
A. xiđerit.	 B. hematit.	 C. manhetit.	 D. pirit sắt 
* Hợp chất của sắt – Bài tập 3 – trang 145 – SGK – Hoá học 12 – Cơ bản
Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là:
A. 1,9990 gam.	B. 1,9999 gam.	C. 0,3999 gam.	D. 2,1000 gam
* Hợp kim của sắt – Bài tập 4 – trang 151 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Để khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 đến Fe cần vừa đủ 2,24 lít khí CO (đktc). Khối lượng sắt thu được là
A. 15 gam.	 B. 16 gam.	 C. 17 gam.	 D. 18 gam
* Hợp kim của sắt – Bài tập 5 – trang 151 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là
A. 0,82%.	B. 0,84%.	C. 0,85%.	D. 0,86%.
* Hợp kim của sắt – Bài tập 6 – trang 151 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể sản xuất được 800 tấn gang có hàm lượng sắt là 95%. Biết rằng trong quá trình sản xuất, lượng sắt bị hao hụt là 1%.
* Crom và hợp chất của crom – Bài tập 2 – Trang 155 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cấu hình electron của ion Cr3+ là:
A. [Ar]3d5	B. [Ar]3d4	C. [Ar]3d3	D. [Ar]3d2
* Crom và hợp chất của crom – Bài tập 3 – Trang 155 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Các số oxi hoá đặc trưng của crom là:
A. +2; +4, +6
B. +2, +3, +6
C. +1, +2, +4, +6
D. +3, +4, +6
* Crom và hợp chất của crom – Bài tập 4 – Trang 155 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Hãy viết công thức của một số muối trong đó nguyên tố crom
a) đóng vai trò cation.
b) có trong thành phần của anion.
* Crom và hợp chất của crom – Bài tập 5 – Trang 155 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Khi nung nóng 2 mol natri đicromat người ta thu được 48 gam oxi và 1 mol crom(III) oxit. Hãy viết phương trình hoá học của phản ứng và xét xem natri đicromat đã bị nhiệt phân hoàn toàn chưa?
* Đồng và hợp chất của đồng – Bài tập 1 – Trang 158 – SGK Hoá học 12 – Cơ Bản
Cấu hình electron của ion Cu2+ là
A. [Ar]3d7	B. [Ar]3d8	C. [Ar]3d9	D. [Ar]3d10
* Đồng và hợp chất của đồng – Bài tập 2 – Trang 159 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cho 19,2 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Kim loại M là
A. Mg	B. Cu	C. Fe	D. Zn
* Đồng và hợp chất của đồng – Bài tập 3 – Trang 159 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là:
A. 21, 56 gam	B. 21,65 gam	
C. 22,56 gam	D. 22,65 gam
* Đồng và hợp chất của đồng – Bài tập 4 – Trang 159 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Đốt 12,8 gam Cu trong không khí. Hoà tan chất rắn thu được vào dung dịch HNO3 0,5M thấy thoát ra 448 ml khí NO duy nhất (đktc).
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
b) Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 cần dùng để hoà tan chất rắn.
* Đồng và hợp chất của đồng – Bài tập 5 – Trang 159 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Hoà tan 58 gam muối CuSO4.5H2O vào nước được 500 ml dung dịch A.
a) Xác định nồng độ mol của dung dịch A.
b) Cho dần dần bột sắt vào 50ml dung dịch A, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch hết 
màu xanh. Tính lượng sắt đã tham gian phản ứng.
* Đồng và hợp chất của đồng – Bài tập 6 – Trang 159 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Một thanh đồng có khối lượng 140,8 gam được ngâm trong dung dịch AgNO3 nồng độ 32% (D = 1,2 g/ml) đến phản ứng hoàn toàn. Khi lấy thanh đồng ra thì nó có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng để ngâm thanh đồng (giả thiết toàn bộ lượng Ag tạo ra bám hết vào thanh đồng).
* – Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc – Bài tập 1 – Trang 163 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Dãy nào sau đây sắp xếp các kim loại đúng theo thứ tự tính khử tăng dần?
A. Pb, Ni, Sn, Zn	B. Pb, Sn, Ni, Zn
C. Ni, Sn, Zn, Pb	D. Ni, Zn, Pb, Sn
* Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc – Bài tập 2 – Trang 163 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Sắt tây là sắt được phủ lên bề mặt bởi kim loại nào sau đây?
A. Zn	B. Ni	C. Sn	D. Cr
* Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc – Bài tập 3 – Trang 163 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cho 32 gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, CuO tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch H2SO4 2M. Khối lượng muối thu được là
A. 60 gam	B. 80 gam	C. 85 gam	D. 90 gam
* Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc – Bài tập 4 – Trang 163 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Hợp chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. ZnO	B. Zn(OH)2	 C. ZnSO4	 D. Zn(HCO3)2
* Sơ lược về niken, kẽm, chì, thiếc – Bài tập 5 – Trang 163 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cho dung dịch NaOH vào dung dịch muối sunfat của một kim loại có hoá trị II thấy sinh ra kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư. Muối sunfat đó là muối nào sau đây?
A. MgSO4	B. CaSO4	C. MnSO4	D. ZnSO4
* Luyện tập: Tính chất hoá học – của sắt và hợp chất của chúng – Bài tập 2 – Trang 165 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt 3 mẫu hợp kim sau: Al – Fe, Al – Cu và Cu – Fe. 
* Luyện tập: Tính chất hoá học – của sắt và hợp chất của chúng – Bài tập 3 – Trang 165 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày phương pháp hoá học để tách riêng từng kim loại từ hỗn hợp đó. Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
* Luyện tập: Tính chất hoá học – của sắt và hợp chất của chúng – Bài tập 4 – Trang 165 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong 2 trường hợp trên và khối lượng chất rắn thu được.
* Luyện tập: Tính chất hoá học – của sắt và hợp chất của chúng – Bài tập 5 – Trang 165 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Biết 2,3 gam hỗn hợp gồm MgO, CuO và FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch H2SO4 0,2M. Khối lượng muối thu được là
A. 3,6 gam	B. 3,7 gam	C. 3,8 gam	D. 3,9 gam 
* Luyện tập: Tính chất hoá học – của sắt và hợp chất của chúng – Bài tập 6 – Trang 165 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron và electron là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. Nguyên tố X là
A. sắt	 B. brom	C. photpho	 D. crom
* Luyện tập – Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng – Bài tập 2 – Trang 166 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Khi cho 100 gam hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy phần rắn không tan cho tác dụng với lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu được 38,08 lít khí. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Xác định thành phần % khối lượng của hợp kim.
* Luyện tập – Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng – Bài tập 3 – Trang 167 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12 lít	B. 2,24 lít	C. 4,48 lít	D. 3,36 lít 
* Luyện tập – Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng – Bài tập 4 – Trang 167 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hoà tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít khí NO duy nhất (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO là
A. 70%	B. 75%	C. 80%	D. 85%
* Luyện tập – Tính chất hoá học của crom, đồng và hợp chất của chúng – Bài tập 5 – Trang 167 – SGK Hoá học 12 – Cơ bản
Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là
A. 9,3 g

File đính kèm:

  • docBT SKGCo ban chuong 7 Fe crcu.doc