Bài tập trắc nghiệm Nhóm halogen

Câu 1: hãy viết và cân bằng các phản ứng xãy ra ( nếu có ) khi cho khí Clo bay vào:

 a. Al b. Fe c. H2O d. KOH e. NaBr f. CaF2

Câu 2: bổ túc chuỗi phản ứng:

 a. NaCl → HCl → Cl2 → NaClO → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl

 b. Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → CaCl2 → Cl2 → O2

 c. MnO2 → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → NaCl → Cl2 → KClO3 → Cl2 → Br2 → NaBr + NaBrO3 → Br2

 d. Cl2 → KCl → KClO → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Ca(OCl)2

 e. KClO3 → KCl → Cl2 → CaCl2 → CaF2 → HF → SiF4

 f. KClO3 → Cl2 → Br2 → I2 → H2SO4 → HCl → CuCl2

 g. Cl2 → CaOCl2 → Cl2 → KClO3 → O2 → S → SO2 → H2SO4 → HF

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm Nhóm halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM HALOGEN
Câu 1: hãy viết và cân bằng các phản ứng xãy ra ( nếu có ) khi cho khí Clo bay vào:
	a. Al	b. Fe 	c. H2O	d. KOH	e. NaBr	f. CaF2 
Câu 2: bổ túc chuỗi phản ứng:
	a. NaCl → HCl → Cl2 → NaClO → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl
	b. Cl2 → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → CaCl2 → Cl2 → O2
	c. MnO2 → Cl2 → HCl → FeCl2 → FeCl3 → NaCl → Cl2 → KClO3 → Cl2 → Br2 → NaBr + NaBrO3 → Br2
	d. Cl2 → KCl → KClO → KClO3 → KCl → HCl → Cl2 → Ca(OCl)2
	e. KClO3 → KCl → Cl2 → CaCl2 → CaF2 → HF → SiF4 
	f. KClO3 → Cl2 → Br2 → I2 → H2SO4 → HCl → CuCl2
	g. Cl2 → CaOCl2 → Cl2 → KClO3 → O2 → S → SO2 → H2SO4 → HF
câu 3: cho các chất K, NaCl, H2O, Ca(OH)2. Viết phản ứng điều chế nước Ja-ven, clorua vôi, kali clorat.
Câu 4: từ NaCl, H2SO4 đ đ, Fe, CuO và H2O. viết phương trình điều chế FeCl2, FeCl3, CuSO4.
Câu 5: từ Fe, K, H2O, Cl2 có thể điều chế được:
	a. những muối nào?
	b. những hidroxit nào?
Câu 10: dùng các phản ứng hóa học để nhận biết các dung dịch sau:
	a. NaCl, NaNO3, HCl, HNO3
	b. NaCl, NaBr, HCl, Na2CO3.
	c. 4 chất bột: KNO3, NaCl, BaSO4, CaCO3.
Câu 6: cho 8,7g mangan dioxit vào dung dịch HCl dư: 
	a. tính thể tích khí bay ra
	b. dẫn khí này vào bột nhôm nung nóng, tính khối lượng sản phẩm.
Câu 7: cho 6,4g hỗn hợp ( Ca, Mg ) vào dung dịch HCl, hỗn hợp tan hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí ( đktc ).
	a. tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
	b. tính thể tích dung dịch HCl 2M cần dùng.
Câu 8: cho 10,3g hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư. Thu được 5,6 lít ( đktc ) khí và 2g chất không tan.
	a. viết các phản ứng xãy ra
	b. tính khối lượng mỗi chất và thành phần trăm theo khối lượng hỗn hợp ban đầu.
	c. nếu cho hỗn hợp trên nung nóng rồi tác dụng với khí clo. Tính thể tích khí Clo ( đktc ) để tác dụng hết với hỗn hợp.
Câu 9:cho 1 lít dung dịch HCl 0,5M vào 13,6 g hỗn hợp Fe, Fe2O3 phản ứng xãy ra vừa đủ.
	a. hãy viết các phản ứng xãy ra.
	b. tính thể tích khí bay ra ( đktc ) và khối lượng các muối clorua thu được.
	c. tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu.
Câu 11: hòa tan 1,5g hỗn hợp ( Al, Mg) bằng dung dịch HCl 7,3% ( d = 1,2g/ml ) thu được 1,68 lít khí bay ra ( đktc ).
	a. viết các phản ứng xãy ra.
	b. tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
	c. tính thể tích HCl cần dùng.
Câu 12: cho 20,6g hỗn hợp Na2CO3, CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 2M, phản ứng xãy ra vừa đủ ta được dung dịch D và V lít khí thoát ra ( đktc ).
	a. tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
	b. tính thành phần % theo khối lượng hỗn hợp ấy. Tính V.
	c. C% dung dịch D biết dung dịch HCl đem dùng có d = 1,2g/ml.
Câu 13: cho 14g hỗn hợp Ca, CaCO3 vào 200 cm3 dung dịch HCl 2M, phản ứng xãy ra vừa đủ, có V cm3 khí bay ra. 
	a. viết các phản ứng xãy ra
	b. tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu và % theo khối lượng của hỗn hợp ấy.
	c. tính % theo thể tích hỗn hợp khí V thu được
	d. nếu cô cạn dung dịch thu được, tính khối lượng tinh thể CaCl2. 6H2O còn lại.
Câu 14: cho 8,5g hỗn hợp Na, K vào 200g nước, thu được 3,36 lít khí bay ra ( đktc ) và dung dịch A.
	a. viết các phản ứng xãy ra.
	b. tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
	c. tính nồng độ % của dung dịch A thu được
	d. ta cần bao nhiêu cm3 dung dịch HCl 0,5M để trung hòa 10 cm3 dung dịch A, mà d = 1,041g/ml.
Câu 15: để trung hòa 10 ml dung dịch A, chứa 2 axit HCl, HNO3 ta cần 30 ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào 100 ml dung dịch A, thu được 14,35g kết tủa và dung dịch B.
	a. tính nồng độ mol/lít của từng axit có trong A.
	b. tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần dùng để trung hòa axit có trong dung dịch B.
	c. tính khối lượng bột sắt phải dùng để tác dụng hết với 10 ml dung dịch A khi đun nóng, và thể tích hỗn hợp khí H2, NO bay ra cho biết sắt bị oxi hóa bỡi HNO3 thành Fe(NO3)3
Câu 16: cho 3g dung dịch HCl đậm đặc, d = 1,15g/ml vào dung dịch AgNO3, thu được 4,035g kết tủa trắng.
	a. tính nồng độ mol/lít của dung dịch HCl đã dùng.
	b. tính thể tích khí hidro clorua đã bay vào 1 lít nước để tạo thành dung dịch axit trên.
	c. tính thể tích HCl đậm đặc cần để pha thành 1 lít dung dịch HCl 10% ( d = 1,05 )
Câu 17: cho từ từ dung dịch AgNO3 đến dư vào 500 ml dung dịch A chứa 26,6g hỗn hợp NaCl, KCl thu được 54,4 g kết tủa.
	a. tính khối lượng mỗi muối trong dung dịch A.
	b. tính nồng độ mol/l của từng muối trong A
Câu 18: khi hòa tan hỗn hợp Zn, ZnO ta cần 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% d = 1.19 và thu được 8,96 lít khí ( đktc ).
	a. tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
	b. tính khối lượng muối ZnCl2 và C% của dung dịch thu được.
Câu 19: cho 9,2 g hỗn hợp CuO, Mg vào 500 ml dung dịch HBr 0,6M phản ứng xãy ra vừa đủ.
	a. tính khối lượng mỗi chất và % theo khối lượng hỗn hợp ban đầu.
	b. tính thể tích khí bay ra
	c. cần bao nhiêu lít dung dịch HNO3 0,5M để hòa tan hoàn toàn 4,6 g hỗn hợp trên? Thể tích khí nito bay ra là bao nhiêu ( đktc )
Câu 20: cho 13,3g hỗn hợp NaCl, KCl vào dung dịch H2SO4 đậm đặc rồi đun nóng, thu được V lít khí bay ra, dẫn khí này vào nước, thu được 1 lít dung dịch axit, cho bột kẽm vào axit này thì có 2,24 lít khí bay ra.
	a. tính khối mỗi muối trong hỗn hợp đầu.
b. ta cần bao nhiêu cm3 dung dịch axit này để trung hòa 20cm3 dung dịch Ca(OH)2 0.5M
Câu 21: cho 8,5 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm nằm trong 2 chu kì liên tiếp nhau vào 200 cm3 nước, có 3,36 lít khí bay ra ( đktc ). hãy xác định 2 kim loại

File đính kèm:

  • docbai tap halogen.doc