Bài tập trắc nghiệm cacbon-Silic

Câu 1. Cho các bình chứa các hỗn hợp khí sau:

a/ CO và CO2 b/ H2 và CO2 c/ H2 và O2

d/ NO và O2 e/ NH3 và Cl2 f/ HCl và Cl2

g/ HCl và CO2 k/ NO và NO2 i/ H2S và SO2

1/ Hãy cho biết những cặp khí nào có thể tác dụng với nhau ở nhiệt độ thường, nhiệt độ cao? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 943 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập trắc nghiệm cacbon-Silic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
D:\PHAM VAN TRONG\CHEMISTRY\TAI LIEU HOA THPT\DAY GIA SU\bai tap cacbon-silic.doc
BàI TậP CACBON-SILIC
(chương trình nâng cao)
Câu 1. Cho các bình chứa các hỗn hợp khí sau :
a/ 	CO và CO2 	b/	H2 và CO2	c/	H2 và O2
d/	NO và O2	e/	NH3 và Cl2	f/	HCl và Cl2
g/	HCl và CO2	k/	NO và NO2	i/	H2S và SO2 
1/ Hãy cho biết những cặp khí nào có thể tác dụng với nhau ở nhiệt độ thường, nhiệt độ cao ? Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2/ Nêu cách tách lấy CO2 từ các hỗn hợp khí sau : CO và CO2 ; CO2 và HCl ; CO2 và SO2 ; CO2 và NH3 .
Câu 2. 1/ Cho từ từ, từng giọt V ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch K2CO3 1M, khuấy liên tục được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Tính V. 
	2/ Hoàn thành sơ đồ biến hoá sau 
Biết X là muối cacbonat
Câu 3. Cốc A đựng dung dịch chứa 0,5 mol HCl
	Cốc B đựng dung dịch chứa 0,2 mol Na2CO3 và 0,3 mol NaHCO3 .
	Thí nghiệm I : Đổ rất từ từ dung dịch A và dung dịch B.
	Thí nghiệm II : Đổ rất từ từ dung dịch B và dung dịch A.
	Thí nghiệm III : Trộn 2 dung dịch A và dung dịch B vào nhau.
	Khuấy đều các dung dịch trong quá trình thí nghiệm.
	Tính thể tích khí thoát ra ở mỗi thí nghiệm (đưa về điều kiện tiêu chuẩn ) sau khi đổ hết dung dịch từ cốc này vào cốc kia.
Câu 4. Dung dịch X có chứa: 0,1 mol Na2CO3; 0,15 mol K2CO3 và 0,1 mol KHCO3. Thêm từ từ V ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch X thu được dung dịch Y và 2,24 lít khí bay ra (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. 
a/ Tính V và m.
b/ Nếu cho từ từ dung dịch X vào V ml dung dịch HCl trên. Tính thể tích khí bay ra. 
Câu 5. a/ Dẫn V lít khí CO2 qua dung dịch chứa 0,22 mol Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch giảm 11,2 gam. Tính V.
	b/ Dẫn V lít khí CO2 vào nước vôi trong thu được 10 gam kết tủa và 2 lít dung dịch chứa một muối tan có nồng độ 0,05 M. Tính V.
c/ Trong một bình kín chứa đầy 15 lít dung dịch Ca(OH)2 0,01M. Sục vào bình lượng CO2 có giá trị biến thiên: . Hỏi khối lượng chất kết tủa thu được sẽ biến thiên trong khoảng giá trị nào?
Câu 6. Khử hoàn toàn m gam oxit kim loại RxOy bằng CO thu được 8,4 gam kim loại R và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 bằng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,35M thì thu được kết tủa. Lọc bỏ kết tủa , cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch nước lọc sau phản ứng thu được 5,825 gam kết tủa trắng. Đem hòa tan hoàn toàn 8,4 gam R trong dung dịch HCl dư thu được 3,36 lít H2 (đktc).
	a/ Xác định công thức của oxit RxOy.
	b/ Đem hòa tan hoàn toàn m gam RxOy trong 500 gam dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được dung dịch X. Tính nồng độ % của muối tan trong dung dịch X.
Câu 7. Cho 40,32 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 , K2CO3 và NaHCO3 vào nước thu được dung dịch X. Chia dung dịch X thành 3 phần bằng nhau.
	Phần 1 : Cho dung dịch CaCl2 đến dư vào thu được 8 gam kết tủa.
	Phần 2 : Cho vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 12 gam kết tủa.
	a/ Tính khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
	b/ Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl vào phần 3 , sau đó cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào thì thu được 9,85 gam kết tủa. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
Câu 8. Cho V(lit) khí CO2 đo ở 54,60 và 2,4 atm hấp thụ hoàn toàn vào 200ml dung dịch KOH 1M và Ba(OH)2 0,75 M thu được 23,64g kết tủa. Tính V.
Câu 9. Hỗn hợp A gồm MgCO3, FeCO3 và FeS2 . Cho 9,8 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63% (khối lượng tiêng 1,44g/ml) theo các phản ứng sau:
	FeCO3 + HNO3 	muối X + CO2 + NO2 + H2O 	(1) 
	FeS2+ HNO3 	muối X +H2SO4 + NO2 + H2O 	(2)
	MgCO3 + HNO3 	 	muối Y + ......	(3)
được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỷ khối của B đối với oxi bằng 1,415. Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần 790ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi được 9,568 gam chất rắn ( BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
1. X, Ylà muối gì ? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2) ở dạng phân tử và ion thu gọn .
2. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A .
3. Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng (giả thiết HNO3 không bị bay hơi trong quá trình phản ứng). 
Câu 10. Hòa tan hoàn toàn 29,5 gam BaO vào nước thu được dung dịch A.
Hòa tan hoàn toàn 14,2 gam hỗn hợp X gồm CaCO3 và MgCO3 (chiếm a% về khối lượng) trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2. Hấp thụ khí CO2 bằng dung dịch A. Hãy xác định xem có thu được kết tủa hay không ? Với giá trị nào của a thì lượng kết tủa thu được là cực đại ? cực tiểu ? Tính khối lượng kết tủa đó. 
Câu 11. Dẫn khí CO đi qua 40 gam CuO nung nóng thu được chất rắn X và khí CO2 . Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 sinh ra bằng dung dịch có chứa 0,3 mol Ba(OH)2 thì thu được 39,4 gam kết tủa. Cho chất rắn X vào dung dịch AgNO3 dư. Tính khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng. Cho biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Câu 12. Cho 5,22 gam một muối cacbonat tan hoàn toàn trong 200 ml dung dịch HNO3 loãng nóng. Sau phản ứng thu được dung dịch A, khí CO2 và 0,336 lít khí NO (đktc).
	a/ Xác định công thức của muối cacbonat.
	b/ Trung hòa lượng axit dư trong dung dịch A bằng NaOH thì cần 1 lít dung dịch NaOh 0,5M. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng trung hòa thu được chất rắn B. Nhiệt phân hoàn toàn B ở nhiệt độ cao thì thu được m gam chất rắn. ( Các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
	Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HNO3 ban đầu và tính m.
Câu 13. Dẫn khí CO đi qua 5,76 gam FexOy nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn A và hỗn hợp khí B.. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch C và 1,12 lít NO (đktc) Cô cạn dung dịch C thu được 19,36 gam một muối sắt (III) khan duy nhất.
	a/ Xác định công thức của oxit và tính % khối lượng các chất trong hỗn hợp A.
	b/ Tính thể tích các khí trong hỗn hợp B (đktc) biết tỷ khối của B so với H2 là 17,2.
Câu 14. Nung m gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại hóa trị II không đổi, sau một thời gian thu được 3,36 lít CO2 và hỗn hợp chất rắn Y. Đem hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HCl thu được dung dịch A và khí CO2 . Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 bằng dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa . Đem cô cạn dung dịch A thu được 32,5 gam hỗn hợp muối khan.
	Viết các phương trình phản ứng xảy ra và tính m.
Câu 15. Hòa tan hoàn toàn 25,52g hỗn hợp A gồm FeCO3 và FexOy trong dung dịch HCl dư thu được khí CO2 và dung dịch B. Cho khí CO2 hấp thụ hết vào 400ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch C. Cô cạn dung dịch C thu được 30,24 gam chất rắn. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch B thu được kết tủa , lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí thu được 22,4 gam một oxit duy nhất của sắt. 
	a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
	b/ Xác định công thức của FexOy.
 	c/ Hòa tan hoàn toàn 25,52g hỗn hợp A trong dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được hỗn hợp khí D gồm NO và CO2. Tính tỷ khối của D so với H2 .
Câu 16. Có một số mẫu rắn gồm Na2CO3, (NH4)2CO3, BaCO3, MgCO3, FeCO3 và ZnCO3. Nêu cách nhận biết các mẫu rắn đó nếu chỉ dùng nước cất, dung dịch HCl cùng các điều kiện thiết bị có đủ. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong quá trình nhận biết. 
Câu 17. Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 gam một muối hiđrocacbonat của kim loại R (có hoá trị n) được chất rắn A, hỗn hợp khí và hơi B. Cho từ từ B vào dd chứa 0,07 mol Ca (OH)2 thấy khối lượng bình tăng 5,3 gam, đồng thời có 4 gam kết tủa.
	a) Xác định công thức muối hiđrocacbonat.
	b) Cho A vào 100ml dd H2SO4 0,2 M (d = 1,2g/ml). Tính C % của dd thu được?
Câu 18. Cho các dung dịch sau : BaCl2, Na2CO3, NaHCO3, NaNO3 và Na2SO4. Nêu cách nhận biết các dung dịch đó, không được dùng thêm hóa chất. Cho phép đun nóng một lần
Câu 19. Hòa tan hết 4,25 gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại A và B thuộc 2 chu kì kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II bằng 200 ml dung dịch HCl 0,5 M. Sau phản ứng thu được dung dịch C và 1,54 lít CO2 ( ở 27,30C và 0,8 atm).
	a/ Xác định tên của 2 kim loại và % khối lượng các muối trong hỗn hợp X.
	b/ Tính tổng khối lượng muối trong dung dịch C.
	c/ Cho toàn bộ lượng khí CO2 thu được ở trên hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dung dịch Ba(OH)2. Tính nồng độ mol/l dung dịch Ba(OH)2 để:
Thu được lượng kết tủa lớn nhất.
Thu được 1,97 gam kết tủa.
Câu 20. Một hỗn hợp chất rắn gồm Fe2O3, Al2O3 và SiO2. Nêu cách tách:
	a/ Phương pháp tách riêng từng chất rắn ra khỏi hỗn hợp đó.
	b/ Nếu ba chất rắn trên đựng trong các lọ mất nhãn hãy nêu cách nhận biết ra mỗi chất đó
Câu 21. 1/ Cho hỗn hợp gồm FeS2 , FeCO3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm SO2 và CO2 . Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch A. Hấp thụ hỗn hợp khí B bằng dung dịch Ba(OH)2 dư. Viết phương trình phân tử và phương trình ion thu gon của các phản ứng xảy ra.
	2/ Viết phương trình phản ứng của Ba(HCO3)2 với các dd HNO3, Ca(OH)2, Na2SO4 , H2SO4 và NaHSO4.
Câu 22. Khử hoàn toàn 4,06 gam một oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao thành kim loại . Dẫn toàn bộ khí sinh ra vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư , thấy tạo thành 7,0 gam kết tủa. Nếu lấy toàn bộ lượng kim loại sinh ra hòa tan hết vào dung dịch HCl dư thì thu được 1,176 lít khí H2 (đktc) .
	1/ Xác định công thức của oxit kim loại .
	2/ Cho 4,06 gam oxit trên tác dụng hoàn toàn với 500 ml dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư được dung dịch X và có khí SO2 bay ra. Hãy xác định nồng độ mol/lit của muối trong dung dịch X.( Coi thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng ).

File đính kèm:

  • docBai tap cacbonsillic.doc
Giáo án liên quan