Bài tập sắt và hợp chất của sắt

1. Một mẫu sắt cân nặng 30g td với 4l dung dịch HCl 0,5M thì thu đc dung dịch B và khí A. đốt cháy toàn bộ khí A và cho sản phẩm cháy qua bình đựng H2SO4 đặc thì khối lượng bình tăng 9g

a. tính % khối lượng Fe nguyên chất trong mẫu trên

b. thêm V lít KMnO4 0,5M và H2SO4 loãng vào 1/2 dung dịch B, đun nóng thu đc khí C. dẫn khí C vào 1/2 dung dịch B còn lại thì thu đc m ( gam) muối D. tính V, m

 

doc14 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập sắt và hợp chất của sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tỷ khối đối với H2 bằng 9. Thành phần % theo số mol của Fe trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 40%	B. 60%	C.35%	D. 50% 
Thêm dd NaOH dư vào dd chứa 0,015 mol FeCl2 trong không khí. Khi các pứ xảy ra hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 1,095 gam	B. 1,50 gam	C. 1,605 gam	D. 1	,05 gam
Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y; Cô cạn dung dịch Y thu được 7,62 gam muối FeCl2 và m gam FeCl3.Giá trị của m là
A. 8,75.	B. 9,75.	C. 6,5.	D. 7,8.	
Tến hành 2 thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M;
- Thí nghiệm 2: Cho m gam bột sắt (dư) vào V1 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
 Sau khi các thí nghiệm đều xảy ra hoàn toàn, hkối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Giá trị của V1 so với V2 là
A. V1 = 10V2.	B. V1 = 5V2.	C. V1 = 2V2.	D. V1 = V2.
Cho 13,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Zn vào 200 ml dung dịch Z chứa CuCl2 và FeCl3. Phản ứng xong thu được chất rắn B nguyên chất và dung dịch C. Cho C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa D và dung dịch E. Sục CO2 đến dư vào dung dịch E, lọc kết tủa đem nung đến khối lượng không đổi thu được 8,1 g chất rắn. Thành phần %(m) của Fe và Zn trong A lần lượt là (%)
 A. 50,85; 49,15. 	B. 30,85; 69,15.	 C. 51,85; 48,15.	 	D. 49,85; 50,15.
Nung một hỗn hợp rắn gồm a mol FeCO3 và b mol FeS2 trong bình kín chứa không khí (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, thu được chất rắn duy nhất là Fe2O3 và hỗn hợp khí. Biết áp suất khí trong bình trước và sau phản ứng bằng nhau, mối liên hệ giữa a và b là ( biết sau các phản ứng, lưu huỳnh ở số oxi hóa +4, thể tích các chất rắn là không đáng kể)
A. a = 4b.	B. A = 2b.	C. a = b.	D. A = 0,5b.	
Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 0,8 lít.	B. 1,0 lít.	C. 0,6 lít.	D. 1,2 lít.
Cho một lượng hỗn hợp bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1 gam.	B. 14,1 gam.	C. 17,0 gam.	D. 19,5 gam.
Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 35,5.	B. 34,6.	C. 49,09.	D. 38,72.
Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng vừa đủ V lít dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 0,16.	B. 0,18.	C. 0,23.	D. 0,08.
Để m gam phôi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được 12 gam hỗn hợp A gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hòa tan A hoàn toàn vào dung dịch HNO3 thấy giải phóng 2,24 lít khí duy nhất không màu, hóa nâu ngoài không khí đo ở đktc. Tính m gam phôi bào sắt
A. 10,06 g 	 B. 10,07 g	 C. 10,08 g 	D. 10,09g
. Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,24.	B. 64,8.	C. 59,4.	D. 54,0.
Trôn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủV lít O2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,8.	B. 3,36.	C. 3,08.	D. 4,48.
Cho 0,1 mol FeCl3 tác dụng hết với dung dịch Na2CO3 dư thu được kết tủa X. Đem nung kết tủa ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng m gam. Giá trị của m là (g)
 A. 7,0.	B. 8,0.	C. 9,0.	D. 10,0.
Hòa tan hết hỗn hợp A gồm x mol Fe và y mol Ag bằng dung dịch hỗn hợp HNO3 và H2SO4, có 0,062 mol khí NO và 0,047 mol SO2 thoát ra. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 22,164 gam hỗn hợp các muối khan. Trị số của x và y 
 A. x = 0,08; y = 0,03	 B. x = 0,12; y = 0,02 	C. x = 0,07; y = 0,02 	 D. x = 0,09; y = 0,01
Nung hỗn hợp gồm bột Al và bột Fe3O4 trong điều kiện không có không khí (giả sứ chỉ xảy ra phản ứng Al khử oxit sắt thành sắt kim loại). Hỗn hợp sau phản ứng, nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lit khí H2 (đktc); còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 26,88 lit khí H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % (m) của Al và Fe3O4 trong hỗn hợp đầu là
 A. 18,20%; 81,80%. B. 22,15%; 77,85%. C. 19,30%; 80,70%.	 D. 27,95%; 72,05%.
Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là
 A. Zn, Cr, Ni, Fe, Cu, Ag, Au	 B. Zn, Fe, Cr, Ni, Cu, Ag, Au
 C. Fe, Zn, Ni, Cr, Cu, Ag, Au	 D. Zn, Cr, Fe, Ni, Cu, Ag, Au.
Cho 4,48 lít khí CO (ở đktc) từ từ đi qua ống sứ đựng 8 gam một oxit sắt đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thu được sau phản ứng có tỉ khối so với hiđro bằng 20. Công thức của oxit sắt và phần trăm thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí sau phản ứng là
A. Fe3O4; 75%.	B. Fe2O3; 75%.	C. Fe2O3; 65%.	D. FeO; 75%.
Hòa tan hoàn toàn y gam một oxit sắt bằng H2SO4 đặc nóng thấy thoát ra khí SO2 duy nhất. Trong thí nghiệm khác, sau khi khử hoàn toàn cũng y gam oxit đó bằng CO ở nhiệt độ cao rồi hòa tan lượng sắt tạo thành bằng H2SO4 đặc nóng thì thu được lượng khí SO2 nhiều gấp 9 lần lượng khí SO2 ở thí nghiệm trên. Công thức của oxit sắt là
 A. FeO. B. Fe2O3 C. Fe3O4. D. FeCO3.
Cho 13,5 gam hỗn hợp các kim loại Al, Cr, Fe tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được dung dịch X và 7,84 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X (trong điều kiện không có không khí) được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 42,6.	B. 45,5.	C. 48,8.	D. 47,1.
Cho 0,01 mol m t hợp chất của sắt tác dụng hết với H2SO4 đặc nóng, dư, thoát ra 0,112 lít khí SO2 (ở đktc là sản phẩm khử duy nhất). Công thức của hợp chất sắt đó là
A. FeS.	B. FeO. 	C. FeS2.	D. FeCO3.
Cho hỗn hợp gồm 0,3 mol Fe + 0,15 mol Fe2O3 + 0,1 mol Fe3O4 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn C. Tính m (g)
 A. 70.	 B. 72. 	C. 65.	 	D. 75.
Cho 4,58 gam hỗn hợp A gồm Zn, Fe và Cu vào cốc đựng dung dịch chứa 0,082 mol Cu SO4 . Sau phản ứng thu được dung dịch B và kết tủa C . Kết tủa C có các chất : 
A. Cu, Zn 	B. Cu, Fe 	C. Cu, Fe, Zn 	D. Cu
Nhiệt phân hoàn toàn 7,2 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. m có giá trị là:
 A. 2,88. 	B. 3,09. 	C. 3,2.	 	D. không xác định được.
Để 28 gam bột sắt ngoài không khí một thời gian thấy khối lượng tăng lên thành 34, 4 gam. Tính % sắt đã bị oxi hóa, giả thiết sản phẩm oxi hóa chỉ là sắt từ oxit.
A. 48,8%	B. 60,0%	C. 81,4%	D. 99,9%
Cho sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được V lít khí H2 (đktc), dung dịch thu được cho bay hơi được tinh thể FeSO4.7H2O có khối lượng là 55,6 g. Thể tích khí H2 (đktc) được giải phóng là 
A. 8,19 lít. 	B. 7,33 lít .	C. 4,48 lít.	D. 6,23 lít.
Tính lượng I2 hình thành khi cho dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3 phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,3 mol KI. 
A. 0,10 mol	B. 0,15 mol	C. 0,20 mol	D. 0,40 mol
Cần bao nhiêu tấn quặng manhetit chứa 80% Fe3O4 để có thể luyện được 800 tấn gang có hàm lượng sắt 95%. Lượng sắt bị hao hụt trong sản xuất là 1%.
A. 1325, 16 tấn 	B. 2351, 16 tấn	C. 3512, 61 tấn	D. 5213,61 tÊn
Cho hỗn hợp m gam gồm Fe và Fe3O4 được hoà tan hoàn toàn vào dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 6,72 lít khí H2 (đktc) và dd Y. Dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 12,008g KMnO4 trong dd . Giá trị m là: 
A.42,64g 	B. 35,36g 	C.46,64g 	D. Đáp án khác
Hoà tan hết hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 4,48lít khí NO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 145, 2 g muối khan . Giá trị m sẽ là :
A. 33,6g 	B. 42,8g	C.46,4g	D. Kết quả khác
Cho hh gồm bột nhôm và oxit sắt. Thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ có phản ứng oxit sắt thành Fe) thu được hh rắn B có khối lượng 19, 82 g. Chia hh B thành 2 phần bằng nhau:
 -Phần 1: cho td với một lượng dư dd NaOH thu được 1,68 lít khí H2 đktc. 
 -Phần 2: cho td với một lượng dư dd HCl thì có 3,472 lít khí H2 thoát ra. 
Công thức của oxit sắt là
A. Fe2O3 	B. Fe3O4	C. FeO	D. Không xác định được 
Khử hoàn toàn 4, 06g oxit kim loại bằng CO ở nhiệt độ cao tạo kim loại và khí. Khí sinh ra cho hấp thụ hết vào dd Ca(OH)2 dư tạo 7 g kết tủa. kim loại sinh ra cho tác dụng hết với dd HCl dư thu được 1,176l khí H2 (đktc). oxit kim loại là
 A. Fe2O3	B. ZnO	C.Fe3O4	D. đáp án khác
Đem nung nóng một lượng quặng hematit (chứa Fe2O3, có lẫn tạp chất trơ) và cho luồng khí CO đi qua, thu được 300,8 gam hỗn hợp các chất rắn, đồng thời có hỗn hợp khí thoát ra. Cho hấp thụ hỗn hợp khí này vào bình đựng lượng dư dung dịch xút thì thấy khối lượng bình tăng thêm 52,8 gam. Nếu hòa tan hết hỗn hợp chất rắn trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thì thu được 387,2 gam một muối nitrat. Hàm lượng Fe2O3 (% khối lượng) trong loại quặng hematit này là:
A. 60% 	B. 40%	C. 20% 	D. 80%
Nung x mol Fe trong không khí một thời gian thu được 16,08 gam hỗn hợp H gồm 4 chất rắn, đó là Fe và 3 oxit của nó. Hòa tan hết lượng hỗn hợp H trên bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 672 ml khí NO duy nhất (đktc). Trị số của x là:
A. 0,21 	B. 0,15	C. 0,24 D. KXĐ được vì không đủ dữ kiện
Hệ số đứng trước chất bị oxi hóa bên tác chất để phản ứng 
FexOy + CO FemOn + CO2 cân bằng số nguyên tử các nguyên tố là:
A. mx – 2ny 	B. my – nx	C. m 	D. nx – my
Hòa tan 0,784 gam bột sắt trong 100 ml dung dịch AgNO3 0,3M. Khuấy đều để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 100 mL dung dịch A. Nồng độ mol/L chất tan trong dung dịch A là:
A. Fe(NO3)2 0,12M; Fe(NO3)3 0,02M 	B. Fe(NO3)3 0,1M
C. Fe(NO3)2 0,14M 	D. Fe(NO3)2 0,14M; AgNO3 0,02M
Hòa tan hết m gam hỗn hợp 

File đính kèm:

  • docBai tap ve Sat.doc
Giáo án liên quan