Bài tập mở rộng cho các Chuyên đề tổng hợp Chuyên đề: ancol

Câu 1: Đun nóng ancol X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức của X có dạng là:

A. CnH2n+1CH2OH B. CnH2n+1OH C. RCH2OH D. CnH2n+2O

Câu 2: Sản phẩm chính của phản ứng tác nước ở điều kiện 180oC với H2SO4 đậm đặc của (CH3)2CHCH(OH)CH3?

 A. 2-Metylbut-1-en B. 3-Metylbut-1-en C. 2-Metylbut-2-en D. 3-Metylbut-2-en

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập mở rộng cho các Chuyên đề tổng hợp Chuyên đề: ancol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HOÁ HỌC BÀI TẬP MỞ RỘNG CHO CÁC CHUYÊN ĐỀ TỔNG HỢP
 HỮU CƠ Biên soạn và giảng dạy: Trần Đăng Tuấn email: Trandangtuan_Hoahoc@yahoo.com
	ĐT: 0913307045
 -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHUYÊN ĐỀ: ANCOL
Câu 1: Đun nóng ancol X với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ thích hợp thu được một olefin duy nhất. Công thức của X có dạng là:
A. CnH2n+1CH2OH	B. CnH2n+1OH	C. RCH2OH	D. CnH2n+2O 
Câu 2: Sản phẩm chính của phản ứng tác nước ở điều kiện 180oC với H2SO4 đậm đặc của (CH3)2CHCH(OH)CH3?
	A. 2-Metylbut-1-en	B. 3-Metylbut-1-en	C. 2-Metylbut-2-en	D. 3-Metylbut-2-en
Câu 3: Phản ứng este hoá giữa axit fomic và ancol etylic cho ta sản phẩm là:
 	A. Etyl fomiat.	B. Etyl fomat.	C. Etyl axetat.	D. fomiat etyl.
Câu 4: (ĐH, CĐ Khối B-2007). Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 4. 	B. 6. 	C. 5. 	D. 3.
Câu 5: Khi đun nóng một ancol (rượu) no đơn chức mạch hở A với axit H2SO4 đặc, thu được hiđrocacbon B có tỉ khối so với H2 là 21. Công thức của A là:
 A. C2H5OH.	 	B. C5H11OH.	C. C4H9OH.	 	D. C3H7OH.
Câu 6: Công thức nào dưới đây là của ancol no mạch hở: 
    A. CnH2n+2-x(OH)x.    	B. CnH2n+2O.    	C. CnH2n +2Ox. 	 	D. CnH2n+1OH.
Câu 7: Gọi tên ancol sau: CH3–CHCl–CH(CH3)–CH2OH
 	A. 2-metyl-3-clobutan-1-ol. 	B. 3-clo-2-metylbutan-1-ol. 
C. 2-clo-3-metylbutan-4-ol. 	D. 2-clo-3-metylpentan-1-ol.
Câu 8: Ancol nào sau đây khi tách nước tạo thành sản phẩm là: 2-metylbut-1-en
 	A. 2-metylbutan-2-ol 	B.3-metylbutan-1-ol C. 2-metylbutan-1-ol 	D. 3-metylbutan-2-ol
Câu 9: (ĐH, CĐ Khối B-2007). Cho glixerol (glixerin) phản ứng với hỗn hợp axit béo gồm C17H35COOH và C15H31COOH, số loại trieste được tạo ra tối đa là:
A. 6. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4. 
Câu 10: (ĐH, CĐ Khối A-2007). Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là: 
 	A. C2H5OH và C3H7OH. 	B. C3H5OH và C4H7OH.	 
C. C3H7OH và C4H9OH. 	D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 11: Anken sau CH3CH(CH3)CH=CH2 là sản phẩm loại nước của ancol nào sau đây?
A. 2-Metylbutan-1-ol	B. 2-Metylbutan-2-ol
C. 2,2-ĐimetylPropan-1-ol	D. 3-Metylbutan-1-ol
Câu 12: Đun nóng hỗn hợp 6 ancol no đơn chức với H2SO4 đậm đặc ở nhiệt độ 140oC thì thu được số ete là:
	A. 10	B. 21	C. 15	D. 20
Câu 13: Trong các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C7H8O có bao nhiêu đồng phân vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 14: Khi đốt cháy các đồng đẳng của một loại ancol mạch hở, dù số nguyên tử cacbon tăng, số mol CO2 luôn bằng số mol nước. Dãy đồng đẳng của ancol trên là:
	A. Ancol no	B. Ancol đơn chức, không no chứa một liên kết đôi
	C. Ancol không no chứa một liên kết đôi	D. Ancol thơm
Câu 15: X là một ankanol. dx/o2 = 2,3125. Biết rằng X tác dụng với CuO (to) cho sản phẩm là xeton. X là:
	A. Ancol n-butylic	B. Ancol isobutylic	C. Ancol isoamylic	D. Ancol secbutylic
Câu 16: Cho Glixerol tác dụng với HCl thu được sản phẩm B chứa 32,1% clo. Số nguyên tử Cl trong một phân tử của B là:
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 17: Ancol etylic được điều chế trực tiếp từ:
	A. Etilen	B. Etanal	C. Etylclorua	D. Tất cả đều đúng
Câu 18: Công thức phân tử của một ancol A là: CnHmO3. Điều kiện của n, m để A là ancol no, mạch hở là:
	A. m = 2n, n = 3	B. m = 2n + 2, n 3	C. m = 2n – 1	D. m = 2n + 1, n 3
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 23 gam một hợp chất hữu cơ A chỉ thu được 44 gam CO2 và 27 gam H2O. A tác dụng với Na giải phóng H2. Công thức cấu tạo của A là:
	A. CH3OH	B. C2H5OH	C. CH3OCH3	D. CH3CH2CH2OH
Câu 20: Một hỗn hợp X gồm 3 ancol đơn chức thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam hỗn hợp X thu được 4,4 gam CO2 và 2,7 gam H2O. 
1. Công thức chung cho 3 ancol có dạng:
	A. CnH2n+2OH	B. CnH2n-1OH	C. CnHn+1OH	D. CnH2n+1OH
	2. Giá trị của m là:
	A. 2,3 	B. 2,5	C. 1,6	D. 3
Câu 21: 140 gam một hỗn hợp X gồm C2H5OH và C6H6. Lấy 1/10 hỗn hợp X cho tác dụng với Na dư thư được 1,12 lít H2 (đktc). % khối lượng của ancol trong X là :
	A. 32,5	B. 8,325	C. 32,85	D. 3,285
Câu 22 : Cho 1 lít cồn 92o tác dụng với Na dư (ancol etylic có d = 0,8 g/ml). Thể tích H2 (ở đktc) tạo ra là:
	A. 22,4 lít	B. 228,98 lít	C. 289.8 lít	D. 179,2 lít
Câu 23: Một hỗn hợp X gồm 2 ancol liên tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Khử nước hoàn toàn 10,6 gam X thu được 7 gam 2 anken. Công thức phân tử của 2 ancol là:
	A. CH3OH; C2H5OH	B. C2H5OH; C3H7OH	 
C. C3H7OH; C4H9OH	D. C4H9OH; C5H11OH
Câu 24: Khi thực hiện phản ứng tác nước với một ancol X thấy chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hóa hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
	A. 2	B. 3	C. 4	D. 5
Câu 25: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đậm đặc làm xúc tác) đến khi phản đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là:
	A. 55%	B. 50%	C. 62,5%	D. 75%
Câu 26: Hợp chất hữu cơ X (trong phân tử có vòng benzen) có công thức phân tử C7H8O2. Khi X tác dụng với Na (dư) thì số mol H2 thu được bằng số mol X phản ứng. Khi X tác dụng với NaOH phản ứng xảy ra theo tỉ lệ 1:1. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. C6H5CH(OH)2	B. HOC6H4CH2OH	C. CH3C6H3(OH)2	D. CH3OC6H4OH
Câu 27: Đun nóng một hỗn hợp gồm 2 rượu no đơn chức mạch hở với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 21,6 gam nước và 72 gam hỗn hợp 3 ete. Biết 3 ete thu được có số mol bằng nhau (phản ứng xảy ra hoàn toàn). Công thức cấu tạo của 2 rượu là:
   	A. C3H7OH và CH3OH. 	B. C2H5OH và C3H7OH.  
C. CH3OH và C2H5OH. 	D. CH3OH và C4H9OH.
Câu 28: (ĐH, CĐ Khối A-2007). Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành 3 anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
 	A. CH3CH(CH3)CH2OH.	 	B. CH3CH(OH)CH2CH3. 
C. CH3OCH2CH2CH3.	 	D. (CH3)3COH.
Câu 29: (ĐH, CĐ Khối B-2007). Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là:
A. 0,92. 	B. 0,32. 	C. 0,64. 	D. 0,46. 
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol ancol no mạch hở X cần 3,5 mol O2. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
	A. C2H4(OH)2	B. C3H5(OH)3	C. C2H5OH	D. C4H9OH
Câu 31: (ĐH, CĐ Khối A-2007). Cho 15,6 gam hỗn hợp 2 ancol (rượu) đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng hết với 9,2 gam Na, thu được 24,5 gam chất rắn. Hai ancol đó là: 
 A. C2H5OH và C3H7OH. B. C3H5OH và C4H7OH.	 C. C3H7OH và C4H9OH. D. CH3OH và C2H5OH.
Câu 32: (ĐH, CĐ Khối B-2007). Khi đốt 0,1 mol một chất X (dẫn xuất của benzen), khối lượng CO2 thu được nhỏ hơn 35,2 gam. Biết rằng, 1 mol X chỉ tác dụng được với 1 mol NaOH. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. C2H5C6H4OH. 	B. HOCH2C6H4COOH.	C. HOC6H4CH2OH. 	D. C6H4(OH)2. 
Câu 33: Khi đun nóng ancol X đơn chức (có H2SO4 đặc xúc tác) ở điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được một chất hữu cơ Y. Tỉ khối của Y so với X là 0,7 (hiệu suất phản ứng 100%). Công thức cấu tạo của X là:
 	A. C2H5OH. 	B. C3H7OH. 	C. C4H9OH.	 	D. C5H11OH.
Câu 34: Đun nóng một ancol đơn chức X với H2SO4 đặc ổ nhiệt độ thích hợp, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất hữu cơ Y (có tỉ khối hơi so với X bằng 1,7). Công thức của X là:
A. C2H5OH.	 	B. C4H9OH.     	C. CH3OH.     	 	D. C3H7OH. 

File đính kèm:

  • docChuyen De ancol.doc