Bài Tập Hóa Học 9 - Chương III: Phi Kim, Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học

I. PHI KIM

1. Đặc điểm

+ Không có ánh kim, không có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

+ Một số phi kim : C, Si, N, P, O, S, Cl, Br. tạo thành hợp chất khí với hiđro.

2. Tính chất hoá học

a) Phản ứng với hiđro

 S + H2 H2S

 O2 + 2H2 2H2O

Phi kim nào càng dễ phản ứng với hiđro tính phi kim càng mạnh.

b) Phản ứng với kim loại

 S + Mg MgS

 3O2 + 4Al 2Al2O3

c) Phản ứng với oxi

 S + O2 SO2

N2 + O2 2NO (điều kiện phản ứng là có tia lửa điện).

3. Phi kim clo, cacbon và silic

a) Clo

Clo là chất khí màu vàng lục, mùi hắc, tan được trong nước, rất độc.

* Tính chất hoá học :

+ Clo tác dụng trực tiếp với hầu hết các kim loại :

3Cl2 + 2Fe 2FeCl3

 

doc17 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 5897 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài Tập Hóa Học 9 - Chương III: Phi Kim, Sơ Lược Về Bảng Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và do đó có tính chất hoá học tương tự nhau được xếp vào một cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Có hai loại nhóm : Nhóm A và nhóm B.
3. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong bảng 
a) Sự biến đổi tính chất trong một chu kì
Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân :
– Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8.
– Tính kim loại của các nguyên tố yếu dần, đồng thời tính phi kim mạnh dần. 
b) Trong một nhóm
Trong một nhóm, đi từ trên xuống dưới, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần.
c) ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
 Vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn Cấu tạo và tính chất
 Số thứ tự Điện tích hạt nhân
 Chu kì Số lớp electron
 Nhóm Số electron lớp ngoài cùng, tính kim loại, phi kim
B– Câu hỏi Và BàI TậP kiểm tra
II. Câu hỏi và bài tập tự luận
1.	Cho các phản ứng sau : 	1. F2 + H2 2HF
	2. Cl2 + H2 2HCl
	3. Br2 + H2 2HBr
	4. I2 + H2 2HI
Hãy sắp xếp các phi kim theo thứ tự tăng dần tính phi kim.
2.	Nêu cách phân biệt nước Gia–ven và nước clo.
3. 	Nêu phương pháp nhận biết các khí không màu : HCl, O2 và CO2.
4. 	So sánh phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và sản xuất khí clo trong công nghiệp về : 
a) Nguyên liệu.
b) Phương trình hoá học
c) Sản phẩm
d) Điều kiện phản ứng.
5.	Tính thể tích khí Cl2 (đktc) thu được khi cho 2,9 g MnO2 phản ứng với dung dịch HCl đặc lấy dư.
6. 	So sánh tính chất hoá học giữa C và Cl2, dẫn ra các phương trình hoá học để minh hoạ.
7.	Cho các chất : MgO ; CuO ; SO2 ; CO2 ; Fe2O3 ; H2O.
Cacbon phản ứng được với chất nào ? Viết phương trình hoá học của phản ứng, ghi rõ điều kiện, nếu có.
8. 	Quan sát thí nghiệm cacbon phản ứng với đồng oxit (hình vẽ bên) và trả lời các câu hỏi sau :
a) Tại sao ống nghiệm phản ứng phải chúc miệng xuống ?
b) Cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 nhằm mục đích gì ?
c) Màu sắc chất rắn trước và sau phản ứng như thế nào ? Giải thích.
d) Chất gì tạo thành trong cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng.
9.	Hãy phân biệt ba chất rắn màu đen : CuO ; MnO2 và C bằng phương pháp hoá học. Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra (nếu có).
10.	Dẫn từ từ tới dư khí CO2 qua 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,02M. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa số mol khí CO2 và khối lượng kết tủa tạo thành. Tính thể tích CO2 (đktc) tối thiểu để kết tủa hoàn toàn lượng Ca(OH)2 trong dung dịch.
11. Đốt cháy hoàn toàn m gam cacbon trong bình kín có thể tích V lít chứa 0,25 mol O2, áp suất trong bình là P. Kết thúc phản ứng, đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất bình lúc này là P. Tính :
a) Khối lượng cacbon tham gia phản ứng.
b) Thành phần khí trong bình sau phản ứng.
12.	Giải thích :
a) Tại sao dùng NaHCO3 trong bình chữa cháy mà không dùng Na2CO3.
b) Tại sao ấm đun nước lâu ngày có lớp cặn ở đáy ấm.
c) Tại sao sục khí CO2 qua dung dịch CaCl2 không thu được kết tủa CaCO3.
13.	So sánh tính phi kim giữa C và Si, lấy thí dụ bằng phương trình hoá học để minh hoạ.
14.	Thực hiện dãy chuyển hoá sau bằng các phương trình hoá học của phản ứng :
a) 
b) 
 1
2
3
4
15.	Hãy ghi chú thích vào chỗ các số 1, 2, 3, 4 giải thích ô nguyên tố :
1
 3
2
4
17
Cl
Clo
35,5
16.	Điền vào các ô trống sau để chỉ ý nghĩa của số hiệu nguyên tử. Lấy thí dụ minh hoạ.
 Số hiệu nguyên tử	 
17.	a) Nêu khái niệm chu kì, bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì ?
b) Nêu khái niệm nhóm.
18.	a) Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm V, số thứ tự là 15. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử X :
– Số lớp electron.
– Số electron lớp ngoài cùng.
– Tổng số electron trong nguyên tử.
– Điện tích hạt nhân nguyên tử.
– Tính chất cơ bản của nguyên tố X.
b) Nguyên tố Y mà nguyên tử có 4 lớp electron, có một electron lớp ngoài cùng. Hãy cho biết :
– Y thuộc chu kì mấy trong bảng tuần hoàn.
– Y thuộc nhóm mấy trong bảng tuần hoàn.
– Y có số thứ tự bao nhiêu trong bảng tuần hoàn. 
19.	Hãy nêu sơ lược quá trình sản xuất thủy tinh thường.
a) Nguyên liệu chính.
b) Các công đoạn chính.
c) Viết các phương trình hóa học xảy ra. Thành phần chính của thủy tinh thường.
20.	Nêu một vài ứng dụng của clo và viết phương trình hoá học điều chế clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
21.	1. Để trung hoà một dung dịch chứa 8 gam NaOH, cần bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2M ?
2. Khi cho 50 gam dung dịch HCl tác dụng với CaCO3 (dư) thì thu được 2,24 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính nồng độ phần trăm của dung dịch HCl.
22.	a) Để trung hoà 200 g dung dịch NaOH 5% cần bao nhiêu gam dung dịch H2SO4 24,5% ?
b) Nếu dùng dung dịch HCl 2M thì cần bao nhiêu ml để trung hoà vừa hết lượng NaOH nói trên ? 
23.	Dẫn 3,136 lít khí CO2 (đktc) vào 800 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M.
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra.
b) Tính số gam kết tủa tạo thành.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích dung dịch vẫn là 800 ml.
II. Câu hỏi và bài tập tự luận
1.	Các phi kim xếp theo thứ tự tăng dần tính phi kim.
	 I < Br < Cl < F
2. 	– Nước clo : H2O ; HCl ; HClO.
– Nước Giaven : NaCl ; NaClO ; H2O.
Do có môi trường axit nên nước clo làm hồng quỳ tím, sau đó lại bị mất màu.
3.	– Dùng giấy quỳ tím tẩm ướt nhận ra khí HCl : làm quỳ tím chuyển màu đỏ.
– Dùng dd Ca(OH)2 nhận ra khí CO2 : tạo kết tủa trắng :
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
– Dùng tàn đóm nhận ra khí O2 : làm tàn đóm bùng cháy.
4.	So sánh phương pháp điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm và sản xuất khí clo trong công nghiệp : 
So sánh
Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm
Sản xuất khí clo trong công nghiệp
a) Nguyên liệu
Dung dịch HCl đậm đặc, KMnO4 tinh thể
Dung dịch NaCl bão hoà
b) Phương trình hoá học
4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
2NaCl + 2H2O Cl2 + H2 + 2NaOH
c) Sản phẩm
MnCl2 ; Cl2 
Cl2 ; H2 ; 2NaOH
d) Điều kiện phản ứng
Đun nhẹ
Điện phân có màng ngăn 
5. 	Đáp số : 0,747 lít.
6.	So sánh tính chất hoá học giữa C và Cl2 : 
* Giống : Đều là phi kim :
– Phản ứng với kim loại :
	 Ca + Cl2 CaCl2
	Ca + 2C CaC2
– Tác dụng với hiđro:
	H2 + Cl2 2HCl
	2H2 + C CH4
* Khác : Tính phi kim clo mạnh hơn cacbon :
– Clo phản ứng với nước :
	Cl2 + H2O HCl + HClO
– Cacbon phản ứng với oxi :
	C + O2 CO2
7. 	C + 2CuO 	 2Cu + CO2
	C + CO2	 2CO
	3C + 2Fe2O3 	 4Fe + 3CO2
	C + H2O (hơi) 	 CO + H2
8. 	a) ống nghiệm phản ứng phải chúc miệng xuống : để tránh hơi nước ngưng tụ rơi xuống đáy ống nghiệm làm vỡ ống nghiệm.
b) Cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 nhằm mục đích : phát hiện khí CO2.
c) Màu sắc chất rắn trước và sau phản ứng : Trước phản ứng, chất rắn có màu đen (màu của CuO và than). Sau phản ứng chất rắn có màu đỏ (màu của Cu).
	C + 2CuO 2Cu + CO2
d) Chất thu được trong cốc đựng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng : 
+ CaCO3 nếu lượng Ca(OH)2 dư hoặc đủ phản ứng với CO2.
+ CaCO3 và Ca(HCO3)2 nếu lượng CO2 dư nhưng chưa đủ hoà tan hết CaCO3.
+ Ca(HCO3)2 nếu số mol CO2 2 số mol Ca(OH)2.
9.	Phân biệt ba chất rắn màu đen : CuO ; MnO2 và C.
– Chất phản ứng với oxi cho khí làm đục nước vôi trong là C :
	C + O2 CO2
	CO2 + Ca(OH)2 CaCO3¯ + H2O
– Chất tan trong dd H2SO4 loãng tạo dd màu xanh là CuO :
	CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
– Chất phản ứng với dd HCl đặc cho khí mùi hắc thoát ra, dd không màu là MnO2 :
	4HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2ư + 2H2O
10.	Phương trình hoá học của phản ứng :
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O 	(1)
CO2 + CaCO3 + H2O Ca(HCO3)2	(2)
Theo (1) lượng kết tủa bằng 0 khi = 0
Theo (1) lượng kết tủa lớn nhất khi = 0,01 mol
= 1 g.
Theo phương trình (2) : lượng kết tủa = 0 khi = 0,01 mol
 Để hoà tan hết kết tủa : = 0,01 ´ 2 = 0,02 (mol).
Vậy tối thiểu để kết tủa hoàn toàn Ca(OH)2 trong dung dịch : 
0,01´22,4 = 0,224 (lít) hay 224 ml.
Đồ thị
11.	Phương trình hoá học :
	C + O2 CO2	(1)
	C + CO2 2CO	(2) 
Không thể chỉ xảy ra phản ứng (1) vì nếu chỉ xảy ra phản ứng (1) áp suất trong bình không đổi. Vậy, hỗn hợp sau phản ứng gồm hai khí CO và CO2 (không thể chỉ có khí CO vì như vậy áp suất tăng 2 lần, trái giả thiết đầu bài).
Theo phương trình hoá học (1)
	 (mol)
Giả sử lượng CO2 tham gia phản ứng (2) là x. Thành phần khí sau phản ứng :
	= 0,25 – x
	nCO = 2x
Tổng số mol khí : 0,25 + x
áp suất khí tỉ lệ thuận với số mol khí :
Tìm được x = 0,1.
Vậy khối lượng cacbon tham gia phản ứng : (0,25 + 0,1).12 = 4,2 (gam)
Thành phần khí trong bình sau phản ứng :
	= 0,25 – 0,1 = 0,15 (mol)
	 	 nCO = 2.0,1 = 0,2 (mol)
12.	a) Dùng NaHCO3 trong bình chữa cháy mà không dùng Na2CO3 vì cùng khối lượng như nhau, NaHCO3 cho nhiều khí CO2 hơn Na2CO3.
	2NaHCO3 + H2SO4 Na2SO4 + 2H2O + 2CO2ư
	Na2CO3 + H2SO4 Na2SO4 + H2O + CO2ư
b) Đun nước lâu ngày có lớp cặn ở đáy ấm vì trong nước có các muối Ca(HCO3)2 ; Mg(HCO3)2. Khi đun nóng có phản ứng tạo CaCO3 và MgCO3 (cặn)
	Ca(HCO3)2 CaCO3 + H2O + CO2
	Mg(HCO3)2 MgCO3 + H2O + CO2
c) Sục khí CO2 qua dung dịch CaCl2 không thu được kết tủa CaCO3 vì tính axit H2CO3 yếu hơn axit HCl.
13.	So sánh tính phi kim giữa C và Si : 
* Giống nhau : Đều là phi kim
– Phản ứng với oxi : C + O2 CO2	
 Si + O2 SiO2	
* Khác nhau : Tính phi kim C mạnh hơn Si.
– C có thể khử oxit của một số kim loại ở nhiệt độ cao : 
C + 2CuO 2Cu + CO2	
14.	Thực hiện dãy chuyển hoá : 
a) 1.	C 	+ CO2 	2CO
	2.	2CO 	+ O2 	2CO2
	3.	CO2 	+ Ca(OH)2 	 Ca(HCO3)2
	4.	CO2 	+ Ca(OH)2 	 CaCO3 + H2O
	5.	 CaCO3 	 CaO + CO2
 b) 1.	Si 	+ O2 	 SiO2	
	2.	SiO2 	+ 2NaOH 	 	 Na2SiO3 + H2O
	3.	Na2SiO3 + 2HCl 	 H2SiO3 + 2NaCl
 	4.	SiO2 	+ 	CaO 	 CaSiO3
15. Clo : 	1. Số hiệu nguyên tử
	 	2. Kí hiệu hoá học
	 	3. Tên nguyên tố 
	 	4. Nguyên tử khối
Sắt : 	1. Kí hiệu hoá học
	 	2. Tên nguyên tố
	 	3. Nguyên tử khối
	 	4. Số hiệu nguyên tử
16. 
	Điện tích hạt nhân
Số hiệu nguyên tử	 Số electron
	 Số thứ tự nguyên tố
Thí dụ :
Nguyên tố Na có số hiệu nguyên tử 11
	+ Điện tích hạt nhân : 11+
	+ Số electron : 11
	+ Số thứ tự của nguyên tố trong bảng tuần hoàn : 11
17.	a) SGK
b) SGK
18.	a) Nguyên tử X :
– Số lớp electron : 3.
– Số electron lớp ngoài cùng : 5.
– Tổng số electron trong nguyên t

File đính kèm:

  • docBT HOA 9CHUONG III.doc
Giáo án liên quan