Bài tập chương III: Amin - Amino axit - protein

Câu 1: Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

A. Glixin (H2N-CH2-COOH).

B. β-Alanin (H2N-CH2-CH2-COOH).

C. α-Alanin (CH3-CH(NH2)-COOH).

D. Axit Glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH).

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1004 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập chương III: Amin - Amino axit - protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BµI TËP
CHƯƠNG III: AMIN - AMINO AXIT - PROTEIN
Câu 1: Polipeptit (-NH-CH2-CO-)n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng
A. Glixin (H2N-CH2-COOH).
B. β-Alanin (H2N-CH2-CH2-COOH).
C. α-Alanin (CH3-CH(NH2)-COOH).
D. Axit Glutamic (HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH).
Câu 2: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề sai là
A. Lipit là este của glixerin và axit béo.	B. Saccarozơ được gọi là đường mía.
C. Glucozơ là hợp chất đa chức.	D. Protit luôn có trong cơ thể sống.
Câu 3: Cho các polime sau: (-CH2-CH2-)n; (-CH2-CH=CH-CH2)n; (-NH-CH2-CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là
A. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, H2N-CH2-CH2-COOH.
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH=CH2, H2N-CH2-COOH.
C. CH2=CH2, CH3-CH=C=CH2, H2N-CH2-COOH.
D. CH2=CH2, CH3-CH=CH-CH3, CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 4: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính người ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl.	B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.	D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 5: Một trong những điểm khác nhau giữa protit với gluxit và lipit là
A. phân tử protit luôn có chứa nguyên tử nitơ.	B. protit luôn là hợp chất hữu cơ no.
C. protit luôn có khối lượng phân tử lớn hơn.	D. phân tử protit luôn có chứa nhóm chức -OH.
Câu 6: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C3H9N
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 7: Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo amin có công thức phân tử C4H11N
A. 7.	B. 8.	C. 9.	D. 10.
Câu 8: Có bao nhiêu đồng phân amin bậc I có công thức phân tử C4H11N
A. 4.	B. 6.	C. 8.	D. 10.
Câu 9: Cặp ancol và amin có cùng bậc
A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2.	B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2.
C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3.	D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH.
Câu 10: Tính bazơ của etyl amin mạnh hơn amoniac là do
A. nguyên tử N còn đôi electron chưa tạo liên kết.
B. nguyên tử N có độ âm điện lớn.
C. nguyên tử N ở trạng thái lai hóa sp3.
D. nhóm etyl (C2H5-) là nhóm đẩy electron.
Câu 11: Câu nào dưới đây không đúng
A. các amin đều có tính bazơ.
B. tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH3.
C. anilin có tính bazơ yếu hơn NH3.
D. tất cả các amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử.
Câu 12: Cho các chất sau: C6H5NH2 (1); CH3NH2 (2); NH3 (3). Trật tự tăng dần tính bazơ (từ trái qua phải) là
A. (1), (2), (3).	B. (2), (3), (1).	C. (1), (3), (2).	D. (3), (2), (1).
Câu 13: Cho các amin sau: CH3NH2 (1); C2H5NH2 (2); (CH3)2NH (3); (CH3)3N (4); C6H5NH2 (5). Những amin bậc I là
A. (1), (2), (3).	B. (1), (2), (5).	C. (1), (3), (4).	D. (2), (4), (5).
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. anilin không làm đổi màu giấy quì ẩm.
B. anilin là bazơ yếu hơn NH3, vì ảnh hưởng hút e của nhân lên nhóm chức -NH2.
C. nhờ có tính bazơ mà anilin tác dụng được với dung dịch Br2.
D. anilin tác dụng được HBr vì trên N còn đôi e tự do.
Câu 15: Để nhận biết anilin cần dùng
A. Na.	B. NaOH.	C. quì tím.	D. dung dịch Br2.
Câu 16: Anilin khi tham gia phản ứng có tính chất hoá học cơ bản là
A. tính axit.	B. tính bazơ.	C. tính oxi hoá.	D. tính khử.
Câu 17: Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với
A. dd NaCl.	B. dd NaOH.	C. dd HCl.	D. dd Br2.
Câu 18: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Cl = 35,5)
A. 0,85 gam.	B. 7,65 gam.	C. 8,15 gam.	D. 8,1 gam.
Câu 19: Một amin đơn chức X có chứa 31,11% N về khối lượng. X có công thức phân tử là (Cho C = 12, H = 1, N = 14)
A. C3H9N.	B. CH5N.	C. C2H7N.	D. C4H11N.
Câu 20: Khi đốt cháy một đồng đẳng của metylamin thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:3 (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Công thức phân tử của amin là
A. C3H9N.	B. C2H7N.	C. C4H11N.	D. CH5N.
Câu 21: Cho nước brom dư vào dung dịch anilin (C6H5NH2), thu được 16,5 gam kết tủa. Khối lượng của anilin trong dung dịch là (Cho C = 12, H = 1, N = 14, Br = 80)
A. 46,5 gam.	B. 45,6 gam.	C. 4,65 gam.	D. 6,45 gam.
Câu 22: Nhóm CO-NH là
A. nhóm hiđroxyl.	B. nhóm cacboxyl.	C. nhóm peptit.	D. nhóm cacbonyl.
Câu 23: Glyxin có công thức phân tử là
A. CH2(NH2)COOH.	B. CH3CH(NH)COOH.
C. HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH.	D. C3H5(OH)3.
Câu 24: Glyxin phản ứng được với các chất trong dãy nào sau đây
A. HCl, Na2SO4.	B. H2SO4 và KOH.	C. NaCl, NaOH.	D. NaOH, NaNO3.
Câu 25: Để phân H2N-CH2-COOH, CH3COOH, H2N-(CH2)4CH(NH)COOH người ta dùng
A. Na.	B. NaOH.	C. quì tím.	D. HCl.
Câu 26: Khi thủy phân đến cùng peptit và protein đều thu được
A. amino axit.	B. amino axit.	C. amino axit.	D. glucozơ.
Câu 27: Trong peptit và protein đều có chứa nhóm
A. peptit.	B. hiđroxyl.	C. cacboxyl.	D. cacbonyl.
Câu 28: Nhận định nào sau đây đúng
A. số gốc amino axit trong peptit nhiều hơn trong protein.
B. số gốc amino axit trong peptit và protein bằng nhau.
C. số gốc amino axit trong protein nhiều hơn trong peptit.
D. không so sánh được.
Câu 29: Thuốc thử dùng để nhận biết: glucozơ, glixerol, lòng trắng trứng là
A. NaOH.	B. AgNO3/NH3.	C. HNO3.	D. Cu(OH)2.
Câu 30: Số liên kết peptit trong một tripeptit là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 0.
Câu 31: Khối lượng muối thu được khi cho 7,5 gam axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch axit HCl là (Cho C = 12, H = 1, O = 16, N = 14, Cl = 35,5) là
A. 10,15 gam.	B. 15,15 gam.	C. 11,15 gam.	D. 11,11 gam.

File đính kèm:

  • doctrac nghiem chuong 3.doc
Giáo án liên quan