Bài giảng Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (tiết 1)

/ Kiến thức:

 HS biết được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau, viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hóa học.

 2/ Kĩ năng:

 - Vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống.

 - Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm bài tập hóa học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1019 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 9 - Tiết 17 - Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 – Tiết 17
NS: 10/ 10/ 200
ND: 13/ 10/ 2009
 Bài 12
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức:
 HS biết được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ với nhau, viết được PTHH biểu diễn cho sự chuyển đổi hóa học.
 2/ Kĩ năng:
 - Vận dụng những hiểu biết về mối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống.
 - Vận dụng mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ để làm bài tập hóa học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 Viết sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ lên giấy khổ lớn.
 Phiếu học tập.
 2/ Học sinh:
 Xem trước nội dung bài “mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ”.
 Ôn lại các kiến thức về hợp chất vô cơ.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Luyện tập, đàm thoại thảo luận, gợi mở. 
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NDUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: Hãy kể tên các loại phân bón thường dùng, đối với mỗi loại hãy viết 2 CTHH minh họa?
GV: Gọi HS nhận xét – GV nhận xét – chấm điểm.
HS: * Phân bón đơn:
 - Phân đạm: CO(NH2)2, NH4NO3
 - Phân lân: Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2.
 - Phân kali: KCl và K2SO4
* Ph/ bón kép (NPK): KNO3, (NH4)2HPO4
* Phân vi lượng.
HS: Nhận xét phần trả lời của bạn.
Hoạt động 2: I/ Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
GV: Khi tìm hiểu về tchh của các loại hợp chất vô vơ, các em đã nhận thấy loại hcvc này có thể chuyển đổi hh thành loại hcvc khác, sơ đồ sau sẽ giúp các em hệ thống lại mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
GV: Treo sơ đồ đã chuẩn bị lên bảng.
Oxit axit
Oxit bazơ
Muối
Axit
Bazơ
GV: YC HS thảo luận(3 phút) sau đó lập mũi tên vào sơ đồ thể hiện mối qhệ của các chất.
GV: Gọi đại diện một nhóm lên lập mũi tên vào sơ đồ
GV: YC các nhóm còn lại nhận xét góp ý để hoàn chỉnh sơ đồ.
GV: Cho HS quan sát bảng phụ và nêu mối quan hệ của các chất.
GV: Gắn số thứ tự vào mối quan hệ của từng cặp chất và yc các nhóm (bàn) thảo luận tìm sự biến đổi của từng cặp chất.
GV: Phát cho các nhóm bảng phụ, chọn loại chất td để thực hiện các chuyển hóa ở sơ đồ.
GV: YC HS dựa vào tính chất hóa học của hcvc để điền vào chổ trống cho phù hợp. 
* Giữa chúng có sự biến đổi ngược lại không?
GV: Gợi ý để HS chọn nhiều chất khác nhau điền vào chổ trống nhưng vẫn phù hợp.
 VD: Chuyển đổi từ axit Š muối có thể chọn chất tham gia là bazơ (hoặc oxit bazơ, một số muối, kim loại).
GV: Gọi một nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm, các nhóm còn lại nhận xét.
HS: Lắng nghe thông tin của GV.
HS: Quan sát sơ đồ và tìm mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
HS: Thảo luận nhóm trong 3 phút.
HS: Hoàn thành sơ đồ:
Oxit axit
Oxit bazơ
Muối
Axit
Bazơ
HS: Nêu mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
HS: Các nhóm (bàn) thảo luận tìm ra sự biến đổi của từng cặp chất.
HS: Thực hiện các chuyển hóa vào bảng phụ:
 1/ Oxit bazơ + axit Š Muối
 2/ Oxit axit + dd bazơ Š Muối
 3/ Oxit bazơ + nước Š Bazơ
 4/ Phân hủy bazơ ko tan Š Oxit bazơ 
 5/ Oxit axit + nước Š Axit
 6/ Dd bazơ + dd muối Š Muối
 7/ Dd muối + dd bazơ Š Muối
 8/ Dd muối + dd axit Š Muối
 9/ Dd axit + dd muối Š Muối
HS: Báo cáo kết quả.
Hoạt động 3: II/ Những phản ứng hóa học minh họa.
GV: Sự chuyển đổi qua lại giữa các hcvc là phức tạp và đa dạng.
GV: YC HS viết phương trình phản ứng minh họa cho sơ đồ ở phần (I).
GV :Cho mỗi nhóm bàn thảo luận viết một phương trình pứ thể hiện sự chuyển đổi giữa 2 loại chất vô cơ.
GV: Gợi ý thêm để HS viết ptpứ:
 * PT (6) có thể cho bazơ td với oxit axit (CO2 ) hoặc muối (CuSO4 ).
 * PT (9) có thể cho axit td với kim loại, oxit bazơ, với bazơ, muối.
GV: Lưu ý HS cần chú ý đến điều kiện để có phản ứng.
GV: Cho các nhóm trình bày ptpứ lên bảng. 
Các nhóm khác nhận xét chéo nhóm bạn. 
GV: Gọi HS lên điền trạng thái của các chất.
 + Sản phẩm là chất khí bay ra, viết “k”.
 + Sản phẩm là chất ko tan, ghi chữ “r”.
 + Chất tan trong nước, ghi “dd”.
GV: Nhận xét – kết luận. 
HS: Lắng nghe thông tin của GV.
HS: Viết phương trình phản ứng minh họa.
HS: Thảo luận và viết ptpứ.
 1/ CuO + 2HCl Š CuCl2 + H2O
 2/ CO2 + 2NaOH Š Na2CO3 + H2O
 3/ K2O + H2O Š 2KOH
 4/ Cu(OH)2 Š CuO + H2O
 5/ SO2 + H2O Š H2SO3
 6/ Mg(OH)2 + H2SO4 Š MgSO4 + 2H2O
 7/ CuSO4 +2NaOH Š Cu(OH)2 + Na2SO4
 8/ AgNO3 + HCl Š AgCl + HNO3
 9/ H2SO4 + ZnO Š ZnSO4 + H2O
HS: Lưu ý điều kiện của phản ứng.
HS: Các nhóm nhận xét.
HS: Điền trạng thái của các chất vào phương trình phản ứng.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 4: Kiểm tra đánh giá – Dặn dò.
* Kiểm tra – đánh giá
* Dặn dò.
GV: Treo bảng phụ BT 1/SGK/41 – YC HS chọn câu đúng, giải thích – viết ptpứ.
GV: YC HS làm BT 2/ SGK/41.
 a/ Ghi dấu (x) nếu có pứ, dấu (o) nếu không có pứ.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
x
o
o
HCl
x
o
o
Ba(OH)2
o
x
x
GV: Nhận xét.
b/ Viết các pthh (nếu có).
GV: YC HS về nhà viết ptpứ.
GV: YC HS làm BT 3a/ SGK/ 41.
 (Mỗi nhóm bàn viết 1 ptpứ).
GV: Gọi HS lên bảng báo cáo kết quả. Các nhóm còn lại nhận xét.
GV: YC HS về nhà làm Bt 3b/SGK/41.
GV: Hướng dẫn HS làm BT 4/SGK/41.
Dãy chuyển đổi các chất đã cho có thể là 
 Na Š Na2O Š NaOH Š Na2CO3 Š Na2SO4 Š NaCl.
GV: Hướng dẫn HS tìm chất tham gia phản ứng trên sơ đồ.
GV: YC HS về nhà sắp xếp các chất trên thành những dãy chuyển đổi khác và viết ptpứ cho dãy chuyển đổi đã lập.
GV: - Làm BT 2b, 3b, 4 /SGK/41.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập chương I.
 - Viết trước nd kthức cần nhớ vào tập.
 - Làm trước bài tập 1/SGK/43.
HS: Làm BT 1/SGK/41: Chọn th/thử :dd HCl
 Vì Na2CO3 td với HCl tạo ra bọt khí CO2.
HS: Làm BT 2/ SGK/41.
 a/ Ghi dấu (x) nếu có pứ, dấu (o) nếu không có pứ.
NaOH
HCl
H2SO4
CuSO4
x
o
o
HCl
x
o
o
Ba(OH)2
o
x
x
 b/ Phương trình hóa học:
 CuSO4 + 2NaOH Š Cu(OH)2 + Na2SO4
 HCl + NaOH Š NaCl + H2O 
 Ba(OH)2 + 2HCl Š BaCl2 + 2H2O
 Ba(OH)2 + H2SO4 Š BaSO4 + 2H2O
HS: Làm BT 3a/SGK/41.
 1/ Fe2(SO4)3 + BaCl2 Š BaSO4 + FeCl3
 2/ FeCl3 + 3NaOH Š Fe(OH)3 + 3NaCl
3/Fe2(SO4)3+ 6NaOHŠ 2Fe(OH)3+ 3Na2SO4
4/ 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Š Fe2(SO4)3 + 3H2O 
5/ 2Fe(OH)3 Š Fe2O3 + 3H2O
 6/ Fe2O3 + 3H2SO4 Š Fe2(SO4)3 + 3H2O
HS: Theo dỏi hướng dẫn của GV và quan sát sơ đồ chuyển đổi các chất.
HS: Chọn chất tham gia phù hợp với sơ đồ.
HS: Về nhà sắp xếp các chất trên thành một dãy chuyển đổi hóa học.
HS: Làm tiếp các bài tập 2b, 3b, 4 /SGK/41.
 - Xem trước bài: Luyện tập chương I.
 - Viết nội dung kiến thức cần nhớ vào tập.
 - Chon chất thích hợp để viết pthh cho mỗi loại hợp chất.

File đính kèm:

  • docBai 12.doc
Giáo án liên quan