Bài giảng Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 6: Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit (tiếp theo)

/ Kiến thức:

 Khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit và axit.

 2/ Kĩ năng:

 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học; kĩ năng làm thí nghiệm hóa học với lượng nhỏ hóa chất.

 3/ Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học; biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm, lớp học.

II/ CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 6: Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 – Tiết 9
 Bài 6
Thực hành
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I/ MỤC TIÊU BÀI THỰC HÀNH:
 1/ Kiến thức:
 Khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit và axit.
 2/ Kĩ năng:
 Tiếp tục rèn luyện kĩ năng về thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học; kĩ năng làm thí nghiệm hóa học với lượng nhỏ hóa chất.
 3/ Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học; biết giữ vệ sinh sạch sẽ phòng thí nghiệm, lớp học.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: 
 - Hóa chất: CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd Na2SO4, dd NaCl, giấy quỳ tím.
 - Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ.
 Lọ thủy tinh miệng rộng, muôi sắt.
 2/ Học sinh: Xem trước nội dung bài thực hành, mẫu bản tường trình.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Thực hành thí nghiệm, thảo luận nhóm.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
ND
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Giới thiệu bài thực hành.
GV: Nêu mục tiêu của tiết thực hành:
+ Khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit & axit.
+ Tiếp tục rèn luyện KN về thực hành hóa học, giải BT thực hành hóa học; KN làm TNHH với lượng nhỏ hóa chất.
GV: Nhắc nhở HS trước khí làm TN:
 - Lượng hóa chất lấy vừa đủ theo nội dung của từng TN.
 - Axit là hóa chất dễ ăn mòn da š phải hết sức cẩn thận.
 - Dùng lượng CaO nhỏ vì pứ của CaO với H2O tỏa nhiệt lớn, nếu dùng nhiều nhiệt tỏa ra lớn làm nước sôi, bắn vào người rất nguy hiểm.Cần chọn những cục vôi trắng, nhẹ.
HS: Theo dõi và lắng nghe.
 Nhớ lại các tính chất hóa học của oxit và axit.
HS: Lắng nghe và lưu ý khi sử dụng hóa chất.
Hoạt động 2: Lựa chọn hóa chất dụng cụ.
GV: Yêu cầu HS lựa chọn dụng cụ hóa chất cho từng thí nghiệm.
GV: Quan sát và hướng dẫn HS lựa chọn đúng dụng cu, hóa chất.
GV: YC HS sắp xếp dụng cụ, hóa chất theo từng TN.
GV: Ktra lại DC, HC trước khi cho HS TH.
HS: Lựa chọn dụng cụ, hóa chất cho từng TN:
 + TN1: -Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
 - Hóa chất: CaO, nước cất, giấy quỳ tím hoặc dd phenolphtalein.
 + TN2: - Dụng cụ: Bình thủy tinh miệng rộng.
Hóa chất: Pđỏ, giấy quỳ tím, nước cất.
 + TN3: - Dụng cụ: ống nghiệm, ống nhỏ giọt.
 - Hóa chất: H2SO4loãng, HCl, Na2SO4.
HS: Quan sát lại dụng cụ và hóa chất đã chọn.
Hoạt động 3: Lắp ráp dụng cụ.
GV: Hướng dẫn HS lắp ráp dụng cụ tương ứng cho từng thí nghiệm.
GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện đúng theo yêu cầu.
HS: Lắp dụng cụ cho từng TN ( dùng kẹp gỗ kẹp ống nghiệm, làm thí nghiệm xong đặt vào giá ống nghiệm).
HS: Làm theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4: Tiến hành thí nghiệm.
 1/ TCHH của bazơ.
 * TN1:
 (SGK/22)
* TN2:
 (SGK/22).
 2/ Nhận biết các dung dịch
 * TN3:
 (SGK/ 23)
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm.
ĩThí nghiệm 1: Cho một mẫu CaO vào ống nghiệm, sau đó thêm dần 1 š 2ml nước. Quan sát hiện tượng.
GV:Thử dd sau pứ bằng giấy qùy tím hoặc dung dịch phenolphtalein, 
 Màu của thuốc thử thay đổi như thế nào? Vì sao?
 GV: Kết luận về tính chất hóa học của CaO và viết phương trình phản ứng minh họa?
ĩThí nghiệm 2: Đốt một ít P đỏ( bằng hạt đậu xanh) trong bình thủy tinh miệng rộng. Sau khi P đỏ cháy hết Š cho 3ml H2O vào bình, đậy nút, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra.
GV: Thử dd thu được bằng quỳ tím, các em hãy nhận xét sự đổi màu của quỳ tím?
GV: Kết luận về tính chất hóa học của P2O5 . viết ptpứ.
ĩThí nghiệm3: 
GV: Treo bảng phụ đề bài (SGK/23).
GV: Hướng dẫn HS cách làm:
 + Để phân biệt được các dd trên, ta phải biết sự khác nhau về tính chất của các dd đó.
GV: Dựa vào tính chất khác nhau của các loại hợp chất đó để phân biệt chúng, đó là những tính chất nào?
GV: Gọi 1 HS nêu cách nhận biết các chất
GV: YC HS nêu cách làm của bước 2, và báo cáo theo mẫu:
 + Lọ 1 đựng dung dịch : 
 + Lọ 2 đựng dung dịch : 
 + Lọ 3 đựng dung dịch : 
GV: YC các nhóm tiến hành thí nghiệm 3 (sau khi đã nêu cách làm).
GV: YC HS báo cáo kết quả thí nghiệm theo mẫu.
HS: Làm thí nghiệm theo nhóm.
HS: Tiến hành thí nghiệm1: Phản ứng của Canxi oxit với nước.
HS: Nhận xét hiện tượng:
 - Mẫu CaO nhão ra, pứ tỏa t.
 - Giấy qtím đổi sang màu xanh.
Vì dd thu được có tính bazơ.
HS: Kết luận : CaO có tính chất hóa học của oxit bazơ.
 PT: CaO + H2O š Ca(OH)2.
HS: Tiến hành thí nghiệm2: Phản ứng của đi photpho pentaoxit với nước.
HS: Nhận xét hiện tượng:
 P đỏ trong bình tạo thành những hạt nhỏ màu trắng, tan được trong nước š tạo thành dung dịch trong suốt.
HS: Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào dd đó, quỳ tím hóa đỏ, chứng tỏ dd thu được có tính axit.
HS: Điphotpho pentaoxit (P2O5) có tính chất của oxit axit.
 PT: 4P + 5O2 Š 2P2O5
 P2O5 + 3H2O Š 2H3PO4
HS: Quan sát sơ đồ nhận biết SGK/23.
HS: Phân loại và gọi tên:
 - HCl: Axit clohiđric (axit).
 - H2SO4 : Axit sunfuric (axit).
 - Na2SO4 : Natri sunfat ( muối).
HS: Tính chất khác nhau giúp nhận biết:
 - DD axit làm quỳ tím hóa đỏ.
 - Nếu nhỏ dd BaCl2 vào 2 dd HCl và H2SO4 thì chỉ có dd H2SO4 xuất hiện kết tủa trắng.
HS: Nêu cách nhận biết:
 + Ghi số thứ tự 1,2,3 cho mỗi lọ .
B1: Lấy ở mỗi lọ 1 giọt nhỏ vào giấy quỳ tím.
 - Nếu qtím không đổi màu thì lọ số .
đựng dd Na2SO4.
 - Nếu qtím hóa đỏ, lọ số và lọ số  đựng dd axit.
 B2: Lấy ở mỗi lọ chứa dd axit 1ml dd cho vào ống no, nhỏ 1 giọt dd BaCl2 vào mỗi ống n0.
 - Nếu trong ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa trắng thì lọ ban đầu có số  là dd H2SO4.
 - Nếu không có kết tủa thì lọ ban đầu có số  là dd HCl.
 PT: BaCl2 + H2SO4 Š 2HCl + BaSO4. 
HS: tiến hành TN3 và báo cáo theo mẫu.
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hành.
Hoạt động 5: Viết báo cáo kết quả thực hành.
GV: Theo dõi và hướng dẫn HS viết kết quả TN.
GV: Gọi 1 HS nêu kết luận về tính chất hóa học của axit và axit.
HS: Ghi chép và giải thích các hiện tượng xảy ra trong quá trình làm TN. Viết báo cáo kết quả thực hành.
HS: Nêu kết luận về tính chất hóa học của oxit và axit.
Hoạt động 6: Thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm.
GV: HD HS thu hồi hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm, thu dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm, vệ sinh cá nhân.
GV: Theo dõi, hướng dẫn HS thực hiện.
HS: Thu hồi hóa chất sắp xếp vào nơi quy định, rửa dụng cụ, kê lại bàn ghế, vệ sinh phòng thí nghiệm, vệ sinh cá nhân.
Hoạt động 7: Nhận xét, đánh giá tiết thực hành.
GV: Nhận xét đánh giá tiết thực hành:
 - Thao tác thí nghiệm.
 - Ý thức thái độ khi thực hành.
 - Nhận xét các nhóm làm tốt, chưa tốt.
 - Nộp bản tường trình.
GV: Dặn dò cho tiết học sau: 
Kiểm tra viết một tiết.
 + Học bài từ bài 1 đến bài 5 / SGK từ trang 4 đến trang 21.
 + Các dạng bài tập đã làm.
HS: Lắng nghe, theo dõi GV nhận xét.
HS: Các nhóm rút KN cho giờ thực hành sau
HS: Các nhóm nộp bản tường trình theo mẫu.
HS: Ghi nội dung chuần bị cho tiết học sau:
 Kiểm tra viết một tiết.
 + Ôn lại tính chất hóa học của oxit và axit.
 + Tính chất một số oxit và axit quan trọng.
 + Các dạng bài tập đã làm như:
 - Viết phương trình phản ứng.
 - Nhận biết các chất.
 - BT tính theo phương trình hóa học.

File đính kèm:

  • docBai 6.doc
Giáo án liên quan