Bài giảng Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 6 - Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit (tiếp)

Biết được:

+ Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

 Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hoặc axit.

 Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunfat.

- Rốn kĩ năng :

 + Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.

 

doc96 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 5 - Tiết 9 - Bài 6 - Thực hành: Tính chất hoá học của oxit và axit (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2SO4 -> FeSO4 + H2
y y
nH2 =0,25 mol
b.
Gọi số mol của Al và Fe lần lượt là x và y ( x,y>0)
 Theo bài ra ta có hệ:
Giải ra được: x= 0,01, y=0,01
=> mAl = 0,01.27 = 0,27 g
 mFe = 0,01.56 = 0,56 g
IV.Củng cố
 GV nhận xét, đánh giá tiết luyện tập. Chấm điểm học sinh chuẩn bị và có kết quả tốt. Rút kinh nghiệm tiết học.
V.Hướng dẫn về nhà
 - Ôn lại nội dung bài luyện tập, làm các bài tập tương tự trong SBT.
 - Làm các bài tập 1,2,3-SGK
- Chuẩn bị sẵn tường trình bài thực hành nhôm và sắt ra giấy. 
- Đọc trước nội dung và cách tiến hành các thí nghiệm.
- Tiết sau thực hành lấy điểm 15 phút.
Tuần 15
Tiết 29
Ngày soạn: 27 /11/11
Ngày dạy: 01/12/11
Bài 23.Thực hành: Tính chất hoá học của nhôm và sắt
a.mục tiêu
Kiến thức
- Biết được:
 Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:
+ Nhôm tác dụng với oxi.
+ Sắt tác dụng với lưu huỳnh
+ Nhận biết kim loại nhôm và sắt
 Kĩ năng:
+ Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm.
+ Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các PTHH
+ Viết tường trình thí nghiệm.
Thái độ
- Có ý thức làm việc nghiêm túc, khoa học, an toàn.
b.chuẩn bị
- GV: chuẩn bị cho 3 nhóm HS
 +Dụng cụ: đèn cồn,giá sắt,kẹp gỗ,ống nghiệm,gía đựng ống nghiệm,ống hút,muôi sắt
 +Hoá chất: bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, dd NaOH
- HS: chuẩn bị nội dung bài thực hành(mục đích, cách tiến hành, lưu ý) và bản tường trình ra giấy
c.hoạt động dạy học
I.ổn định lớp
II.Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị tường trình ra giấy của HS
III.Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.GV yêu cầu HS báo cáo việc chuẩn bị thực hành ở nhà
+ Mục đích TN
+ Cách tiến hành
+ Những điểm cần chú ý
GV nhận xét, đánh giá và hoàn thiện
2.GV yêu cầu HS các nhóm tiến hành TN như nội dung các bước SGK
GV hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ và điều chỉnh kịp thời hoạt động của các nhóm(nếu cần)
3.GV yêu cầu HS ghi chép kết quả TN
4.GV yêu cầu HS ghi kết quả tường trình theo mẫu
5.GV yêu cầu các nhóm HS vệ sinh
1.Đại diện nhóm HS báo cáo
-Mục tiêu của bài thực hành:HS tiến hành TN về tính chất hoá học của nhôm và sắt, giúp củng cố kiến thức về nhôm tác dụng với oxi, sắt tác dụng với lưu huỳnh,so sánh tính chất của nhôm và sắt
-Cách tiến hành TN như SGK:
1.TN 1:Đốt bột nhôm trong không khí.Chú ý bột nhôm khô,mịn,tránh bột nhôm bay vào mắt
2.TN 2: Đốt hỗn hợp bột sắt và bột lưu huỳnh
Chú ý:bột sắt và lưu huỳnh phải khô và đúng tỉ lệ.Khi đốt nóng có đốm sáng rực xuất hiện thì bỏ đèn cồn
3.TN 3: Nhận biết kim loại nhôm và sắt
Nhóm HS khác nghe, bổ sung và hoàn thiện
2.Nhóm HS thực hiện TN đồng loạt
1.TN1.Tác dụng của nhôm với oxi
2.TN2.Tác dụng của sắt với lưu huỳnh
3.TN 3.Nhận biết 2 kim loại nhôm và sắt được đựng trong 2 lọ không dán nhãn
3.Nhóm HS mô tả ,nhóm trưởng tổng kết ,thư kí ghi chép:
TN1: Nhôm tác dụng với oxi không khí
Alr +O2kk Al2O3r,trắng
TN 2:Sắt tác dụng với lưu huỳnh
Fẻ,bột đen + Sr,bột vàng FeSr,đen
TN 3:Nhận biết kim loại nhôm ,sắt
-ống nghiệm có sủi bọt khí là chứa nhôm vì nhôm phản ứng với dd NaOH
-ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa sắt,vì sắt không tác dụng với dd NaOH
4.Mỗi HS tự hoàn thành tường trình vào giấy thực hành đã xhuẩn bị sẵn theo nội dung: TN,hiện tượng,giải thích và viết PTHH
5.Nhóm HS phân công:
-Khử hoá chất dư sau TN
-Rửa dụng cụ,cất dụng cụ vào đúng vị trí
-Vệ sinh phòng thực hành
IV.Củng cố
 -GV nhận xét về thái độ chuẩn bị tường trình của HS..ý thức làm thực hành và kết quả làm TN của các nhóm
-GV yêu cầu HS tiếp tục hoàn thành nội dung còn lại của bài tường trình
-GV thu bài tường trình của HS chấm lấy điểm 15 phút.
Biểu điểm:
- Chuẩn bị nội dung thực hành ở nhà ra giấy: 1 điểm
- Thực hành TN an toàn, thành công: 4 điểm
- Tường trình TN đúng: 4 điểm
- Vệ sinh sau TNsạch sẽ: 1 điểm
V.Hướng dẫn về nhà
 -Ôn tập về tính chất của các hợp chất đã học có liên quan đến phi kim
 -Chuẩn bị trước bài tính chất hoá học của phi kim
Tuần 15
Tiết 30
Ngày soạn: 3 /12/11
Ngày dạy: 7 /12/11
Bài 25.Tính chất của phi kim
a.mục tiêu
Kiến thức
 Biết được:
 +Tính chất vật lí của phi kim
 +Tính chất hoá học của phi kim : Tác dụng với kim loại, với hidro và với oxi .
 +Sơ lược về mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của 1 số phi kim.
Kĩ năng:
 + Quan sát TN, hình ảnh TN và rút ra nhận xét về tính chất hoá học của phi kim.
+ Viết 1 số PTHH theo sơ đồ chuyển hoá của phi kim.
+ Tính lượng phi kim và hợp chất của phi kim trong phản ứng hoá học.
Thái độ
- GD ý thức yêu thích bộ môn
b.chuẩn bị
- GV: 
 +Dụng cụ:lọ thuỷ tinh có nhánh,lọ thuỷ tinh miệng rộng,bình Kíp, máy chiếu.
 +Hoá chất:HCl(l),HCl(đặc),Zn,MnO2,quỳ tím, S, P.
- HS: xem lại kiến thức về tính chất hoá học của kim loại.
c.hoạt động dạy học
I.ổn định lớp
II.Kiểm tra bài cũ
GV giới thiệu nội dung chính của chương III
III.Baì mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc SGK + chiếu lên màn hình mẫu 1 số phi kim:
? Trình bày tính chất vật lí của phi kim
- HS đọc SGK + quan sát hình chiếu,trả lời câu hỏi và tự rút ra KL
GV bổ sung.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm viết tất cả các PTHH đã học có chất tham gia là phi kim
-HS dựa vào kiến thức đã học viết các PTHH ra giấy nháp
-Đại diện HS của 2 nhóm lên bảng trình bày,nhóm khác nhận xét,bổ sung
-GV yêu cầu HS phân loại các PTHH đó theo tính chất của phi kim
-GV chiếu lên màn hình TN H2 tác dụng với Cl2 cho HS quan sát
-HS quan sát và nêu nhận xét hiện tượng TN,bổ sung
- GV biểu diễn TN đốt S và P trong không khí.
- HS quan sát hiện tượng, viết PTHH và nhận xét
- GV bổ sung.
- GV yêu cầu HS thông qua 1 số phản ứng GV đưa ra, nhận xét mức độ hoạt động của 1 số phi kim.
- Hs nhận xét và kết luận.
- GV bổ sung.
I.Phi kim có những tính chất vật lí nào?
SGK-Tr 74
II.Phi kim có những tính chất hoá học nào?
1.Tác dụng với kim loại
2Nar + Cl2k 2NaClr
Fer + Sr FeSr
*Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit
2O2k + CurCuOr
2.Tác dụng với hiđro
-Oxi tác dụng với hiđro
O2k + 2H2k 2H2Oh
-Clo tác dụng với hiđro
Cl2k + H2k 2HClk(hiđro clorua)
*Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành hợp chất khí
3.Tác dụng với oxi
Sr + O2k SO2k
4Pr + O2k2P2O5r
*Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
4.Mức độ hoạt động háo học của phi kim
- Phi kim hoạt động mạnh: Flo, oxi, clo.
- S,C,P,Si là những phi kim hoạt động yếu hơn. 
IV.Củng cố
Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau
7
 H2S
1
S
6
 SO2SO3H2SO4K2SO4BaSO4
FeS
PTHH:
1.Sr + H2k H2Sk 2.Sr + O2kSO2k
3.2SO2k + O2k 2SO3k 4.SO3k + H2O l’ H2SO4dd
5.H2SO4dd + KOHdd’ K2SO4dd + H2O l 6.K2SO4dd + Ba(OH)2dd ’ BaSO4r + 2KOHdd
7.Sr +FerFeSr 8.FeSr + H2SO4(l)’ FeSO4dd + H2Sk
V.Hướng dẫn về nhà
-Học bài
-Làm bài tập 2,3,4,5,6-SGK
-Hướng dẫn bài 6
+Viết PTHH
+Tính toán theo tỉ lệ tìm được sắt dư và làm
-Đọc trước bài 26.Clo
Tuần 16
Tiết 31
Ngày soạn: 4/12/11
Ngày dạy: 8/12/11
Bài 26. Clo
a.mục tiêu
Kiến thức
HS biết được:
 +Tính chất vật lí của clo
 +Tính chất háo học của clo :Clo có tính chất hoá học của phi kim và clo phản ứng được với nứơc
Kĩ năng
 -Rèn kĩ năng dự đoán tính chất hoá học của clo và kiểm tra dự đoán bằng TN.
 Kĩ năng viết PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học của clo
Thái độ
- GD ý thức an toàn, tiết kiệm khi làm TN và học tập
b. chuẩn bị
- GV: 
+Dụng cụ: bình thuỷ tinh có nút,đèn cồn, đũa thuỷ tinh, giá sắt,ống dẫn khí,cốc thuỷ tinh
+Hoá chất: MnO2,dd HCl đặc, bình khí clo thu sẵn, dd NaOH, H2O
-HS: chuẩn bị bài
c.hoạt động dạy học
I.ổn định lớp
II.kiểm tra bài cũ
-Trình bày tính chất hoá học của phi kim và viết PTHH minh hoạ?
III.Bài mới
Hoạt động của thày và trò
Nội dung
-GV yêu cầu HS quan sát lọ đựng khí clo đã thu sẵn
?Nêu nhận xét về mầu sắc,trạng thái của clo
?Tính tỉ khối của clo so với không khí
-HS quan sát, trả lời câu hỏi
?Nêu kết luận về tính chất vật lí của clo
-HS trả lời, bổ sung và tự rút ra kết luận
-GV nêu vấn đề: Clo có tính chất hoá học của phi kim không?
-HS suy nghĩ và đưa ra dự đoán
-GV thông báo clo có tính chất hoá học của phi kim, yêu cầu HS thảo luận và viét PTHH minh hoạ
-HS lên bảng viết PTHH minh hoạ cho tính chất của clo
-HS lớp nhận xét ,bổ sung
-GV đặt vấn đề: Liệu clo có tính chất hoá học nào khác?
GV biểu diễn TN:
+Dẫn khí clo vào cốc đựng nước
+Nhúng 1 mẩu giấy quỳ tím vào dd thu được
-HS quan sát GV làm TN và nêu hiện tựợng quan sát được
-HS nêu hiện tượng:quỳ tím chuyển mầu đỏ ,sau đó mất mầu
-GV giải thích hiện tượng và hướng dẫn HS viết PTHH
?Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hoá học
-HS thảo luận và trả lời câu hỏi
-GV đưa ra câu trả lời đúng
-GV đặt vấn đề:Clo có phản ứng với chất nào nữa không?
-GV biểu diễn TN dẫn khí clo vào dd NaOH ,nhúng quỳ tím vào dd
?Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích
-HS quan sát Gv làm TN và trả lời câu hỏi
-GV hướng dẫn HS viết PTHH và bổ sung một số thông tin
I.Tính chất vật lí
-Clo là chất khí,mầu vàng lục,mùi hắc,nặng gấp 2,5 lần không khí
-Tan được trong nước
-Là khí độc
II.Tính chất hoá học
1.Clo có những tính chất hoá học của phi kim không?
a.Tác dụng với kim loại
2Fer + 3Cl2k 2FeCl3r
Cur +Cl2kCuCl2r
b.Tác dụng với hiđro
Cl2k + H2k2HClk (hiđro clorua)
2.Clo có tính chất hoá học nào khác?
a.Tác dụng với nước
-Khí clo tan trong nước vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng háo học
-PTHH: Cl2k + H2OlDHCldd + HClOdd
-Nước clo có tính tẩy mầu là do dd axit HClO có tính oxi hoá mạnh
b.Tác dụng với dd NaOH
-PTHH:
Cl2k +2NaOHdd’ NaCldd +NaClOdd+H2Ol
-DD gồm hỗn hợp 2 muối NaCl và NaClO là nước Giaven có tính tẩy mầu mạnh
IV.Củng cố
Viết PTHH ghi đk đầy đủ khi cho clo tác dụng với các chất sau:
a.Al ; b.Cu ; c.H2 ; d.H2O ; e.dd NaOH
Đáp án
PTHH
a.2Alr + 3Cl2k 2AlCl3r d. Cl2k + H2OlDHCldd + HClOdd
b. Cur +Cl2kCuCl2r e. Cl2k +2NaOHdd’ NaCldd +NaClOdd+H2Ol
V.Hướng dẫn về nhà
-Học baì và chuẩn bị tiếp phản ứng dụng và điều chế clo
-Làm bài tập 3,4,5,6,10-SGK
Hướng dẫn bài 10
a.PTHH 2M + 3Cl2 ’2MCl3 
 10,8 53,4
b.Theo bài ra ta cú tỉ lệ 
Tuần 16
Tiết 32
Ngày 

File đính kèm:

  • doctiet 10-50.doc
Giáo án liên quan