Bài giảng Tuần 4 - Bài 6: Saccarozơ

1. Kiến thức:

 HS biết cấu trúc phân tử saccarozơ;Hiểu các nhóm chức chứa trong phân tử saccarozơ và mantozơ và các phản ứng hoá học đặc trưng của chúng.

2. Kĩ năng:

 Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy khoa học, từ cấu tạo của các hợp chất hữu cơ phức tạp ( dạng vòng của saccarozơ và mantozơ), dự đoán tính chất hoá học của chúng.Quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm.Thực hành thí nghiệm.Giải các bài tập về saccarozơ và mantozơ

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 4 - Bài 6: Saccarozơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Ngày Soạn: 9/8/2009
Ngày dạy: 
Tiết :10,11
BÀI 6 
SACCAROZƠ (C12H22O11)
I. Mục tiêu bài học.
Kiến thức: 
	HS biết cấu trúc phân tử saccarozơ;Hiểu các nhóm chức chứa trong phân tử saccarozơ và mantozơ và các phản ứng hoá học đặc trưng của chúng.
Kĩ năng: 
	Rèn luyện cho học sinh phương pháp tư duy khoa học, từ cấu tạo của các hợp chất hữu cơ phức tạp ( dạng vòng của saccarozơ và mantozơ), dự đoán tính chất hoá học của chúng.Quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm.Thực hành thí nghiệm.Giải các bài tập về saccarozơ và mantozơ.
II.Chuẩn bị:
Dụng cụ: cốc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, ống nhỏ giọt.
Hoá chất: dd CuSO4, dd NaOH, saccarozơ, khí CO2.
Hình vẽ phóng to cấu tạo dạng vòng saccarozơ, mantozơ.
Sơ đồ sản xuất đường saccarozơ trong công nghiệp.
III. Phương pháp: Đàm thoại – trực quan – diễn giảng
IVTiến Trình Lên Lớp:
Kiểm tra bài cũ: Trình bày những điểm giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất chất hóa học của glucozơ và fructozơ? Viết phương trình phản ứng minh họa?
Dạy bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1.
¨ Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu đường kính trắng.
Hoạt động 2
¨ Giáo viên yêu cầu hoc sinh nghiên cứu SGK và trả lời:
+ CTPT của saccarozơ là gì?
+ Để xác định CTCT của saccarozơ thì phải tiến hành thí nghiệm nào?
+ Từ kết quả phân tích các thí nghiệm rút ra cấu tạo phân tử saccarozơ?
+ Hãy viết CTCT của saccarozơ?
Hoạt động 3.
¨ Thí nghiệm: dd saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
¨ Học sinh viết phương trình hoá học dạng phân tử.
Hoạt động 4
 ¨ Giáo viên nêu vấn đề: Trong thực tế các xí nghiệp tráng gương đã dùng dd saccarozơ với axit sunfuric làm chất khử trong phản ứng tráng bạc. Em có thể giải thích vì sao?
 Hãy viết các phản ứng hoá học xảy ra?
Hoạt động 5.
¨ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và liên hệ với thực tế để cho biết ứng dụng của đường saccarozơ.
¨ Học sinh tóm tắt các giai đoạn chính trong quá trình sản xuất đường.
¨ Saccarozơ có nhiều ứng dụng quan trọng. Quá trình sản xuất gồm nhiều giai đoạn; Các yêu cầu kĩ thuật đặt ra : loại bỏ tạp chất, khử màu, tận dụng được sản phẩm, đạt hiệu suất cao.
Hoạt động 6.
 Hãy cho biết CTCT của mantozơ? Và so sánh cấu tạo phân tử của saccarozơ với mantozơ?
¢ Phân tử mantozơ do 2 gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc thứ nhất ở C1, gốc thứ hai ở C4.
 Từ cấu tạo hãy dự đoán tính chất của mantozơ?
 Giải thích vì sao mantozơ có tính khử như glucozơ?
¢ Phân tử mantozơ có tính chất:
- Tính chất của poliol ( do cũng có nhiều nhóm OH kề nhau).
- Tính khử tương tự như glucozơ ( do trong gốc - glucozơ của mantozơ có thể mở vòng tạo nhóm CHO nên có phản ứng tráng gương).
- Thuỷ phân với xúc tác axit.
A. SACCAROZƠ
I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên.
+ Saccarozơ là chất rắn kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nhiệt độ sôi 1850C.
+ Có nhiều trong mía, củ cải đường
+ Có nhiều dạng sản phẩm: đường phèn, đường cát, đường kính
II. Cấu trúc phân tử.
 gốc a-glucozơ gốc b-fructozơ
III.Tính chất hoá học.
1. Phản ứng với Cu(OH)2.
2C12H22O11 + Cu(OH)2 à (C12H21O11)2Cu + H2O
2.Phản ứng thuỷ phân.
C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6
 (glucozơ) (fructozơ)
Glucozơ có phản ứng tráng gương:
CH2OH[CHOH]4CHO + 2 [Ag(NH3)2]OH CH2OH[CHOH]4COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
IV.Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ.
Ứng dụng.
Sản xuất đường trong công nghiệp.
 Cây mía
 (1) Ép
 Nước mía (12-15% đường)
 (2) + vôi sữa, lọc bỏ tạp chất
 Dd đường lẫn hợp chất của canxi
 (3) + CO2, lọc bỏ CaCO3
 Dd đường (có màu)
	 (4) + SO2 tẩy màu
 Dd đường không màu
	 (5) cô đặc, kết tinh, lọc
 đường kính Nước rỉ đường 	 rượu
B. MANTOZƠ
liên kết – C1 – O –C4: liên kết – 1,4 – glicozit
Phân tử mantozơ có tính chất:
- Tính chất của poliol 
- Tính khử tương tự như glucozơ .
- Thuỷ phân với xúc tác axit
V. Củng cố và dặn dò:Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập :
1. Phân biệt các dd hoá chất sau bằng phương pháp hoá học: anđehit axetic, glixerol, mantozơ, saccarozơ?
2. Viết phương trình hoá học xảy ra ( nếu có) giữa saccarozơ với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường và đun nóng, với dd AgNO3/NH3 đun nhẹ và với dd H2SO4 loãng, đun nhẹ?
Làm bài tập SGK và SBT Chuẩn bị bài Tinh Bột
TUẦN 4
Ngày Soạn: 9/8/2009
Ngày dạy: 
Tiết :12
BÀI 7 
 TINH BỘT 
(C6H10O5)n
I-Mục Tiêu:
1.Kiến thức 
-Biết cấu trúc phân tử và tính chất của tinh bột
-Biềt sự chuyển hóa và sự tạo thành tinh bột
2.Kĩ năng 
-Nhận biềt tinh bột
-Giải bài tập về tinh bột
II-Chuẩn Bị: 
-Dụng cụ ,dao , ống nhỏ giọt.
-Hóa chất : tinh bột (bột sắn ,khoai )dung dịch I
-Các hình vẽ phóng to về cấu trúc phân tử của tinh bột và các tranh ảnh có liên quan 
III. Phương pháp: Trực quan – đàm thoại – diễn giảng
IV. Tiến Trình Lên Lớp
Kiểm tra bài cũ: Cho biết điểm giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất hóa học của saccarozơ và mantozơ? Viết phương trình phản ứng hóa học minh họa?
Vào bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung lưu bảng
Hoạt động 1: 
 HS cho biết tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của tinh bột ?
Hoạt động 2:
 Hs nghiên cứu SGK, cấu trúc phân tử của tinh bột?
 Hs cho biết đặc điểm liên kết giữa các mắc xích -glucozơ trong phân tử tinh bột?
¢ Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit: amilozơ, amilopectin.
- amilzơ mạch không phân nhánh
- amilopectin mạch phân nhánh.
Hoạt động 3:
 Khi nhai kĩ cơm có vị ngọt, giải thích hiện tượng?
¢ TB thủy phân nhờ men tạo glucozơ (có vị ngot).
¨ Tương tự trong môi trường axit TB củng thủy phân tạo glucozơ 
¨ TN: Cho dd I2 vào hồ tinh bột, hoặc lát cắt củ khoai .
 HS nhận xét?
Hoạt động 4: 
¨ HS nghiên cứu SGK, cho biết quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người?
Hoạt động 5: 
¨ HS nghiên cứu SGK, cho biết quá trình chuyển hóa tinh bột trong cây xanh?
I.Tính Chất Vật lí, trạng thái tự nhiên
 Chất rắn vô định hình, màu trắng không tan trong nước nguội. Từ 650 C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột).
II. Cấu Trúc Phân Tử: (C6H10O5)n
- Amilozơ: -glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4- glicozit; n=1000-4000.
- Amilopectin: -glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết -1,4- glicozit và -1,6- glicozit tạo mạch phân nhánh n=2000-200000.
III. Tính chất hoá học
1. Phản ứng thuỷ phân
 (C6H10O5)n + n H2O n C6H12O6 
 glucozơ
2. Phản ứng màu với iot ( thuốc thử tinh bột)
 Ü Iot tạo phức màu xanh với tinh bột, mất màu khi đun nóng
IV. Sự chuyển hoá TB trong cơ thể: 
 2 (C6H10O5)n + n H2O 2n C12H22O11
 Tinh bột Mantozơ
 C12H22O11 + H2O 2 C6H12O6 
 Mantozơ Glucozơ
 Máu Máu 
 Glucozơ Mao trạng ruột gan Các mô.
 Tại các mô:
 C6H12O6 + 6 O2 6CO2 + 6H2O 
 cung cấp năng lượng
 Tổng hợp
 Glucozơ dư gluxit (glicogen) được dự trữ trong gan khi cần lại thuỷ phân -> glucozơ
VI. Sự tạo thành TB trong cây xanh
 6n CO2 + 6n H2O (C6H10O5)n + 6n O2
V. Củng cố và dặn dò:
Trình bày phương pháp hóa học nhận biết 3 chất rắn sau: glucozơ , saccarozơ , tinh bột.
Làm bài tập 1,2,3,4 trang 44.làm bài tập SBT phần tinh bột.
Chuẩn bị bài Xenlulozơ.

File đính kèm:

  • doct4.doc
Giáo án liên quan