Bài giảng Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5: Thực hành quan sát tế bào và mô

Mục tiêu

1.Kiến thức:học sinh

-Nêu phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân

-Quan sát tiêu bản để phân biệt 3 loại mô

-Vẽ được 1 tế bào điển hình dựa trên tiêu bản

2.Kĩ năng

-Làm tiêu bản để nghiên cứu

-Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 3 - Tiết 5 - Bài 5: Thực hành quan sát tế bào và mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn;06/09/2009
Ngày dạy:..
Tuần 3
Tiết 5.Bài 5:Thực hành
Quan sát tế bào và mô
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:học sinh
-nêu phương pháp làm tiêu bản mô cơ vân
-quan sát tiêu bản để phân biệt 3 loại mô
-vẽ được 1 tế bào điển hình dựa trên tiêu bản
2.Kĩ năng
-Làm tiêu bản để nghiên cứu
-Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi
3.Thái độ
-Giáo dục ý thức nghiêm túc,bảo vệ kính hiển vi,vệ sinh lớp học
II. Đồ dùng dạy học
-Học sinh :mỗi tổ 1 con ếch,kẻ phiếu thu hoạch
-Giáo viên :Kính hiển vi,lam kính,la men,bộ đồ mổ,khăn lau,giấy thấm
III. Tiến trình lên lớp
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
-Kiểm tra sự chuẩn bị của Học sinh 
-Kể tên các loại mô đã học?Làm thế nào dể phân biệt được các loại mô đó?
 3. Thực hành
Hoạt động 1:Nêu yêu cầu bài thực hành
-Giáo viên cho 1 Học sinh đọc mục tiêu bài thực hành trong SGK
-Giáo viên nhấn mạnh các việc cần làm
Hoạt động 2:Làm tiêu bản và tiến hành quan sát mô cơ vân
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Giáo viên yêu cầu Học sinh đọc thứ tự về các bước làm tiêu bản
-gọi 1 Học sinh làm mẫu
Giáo viên hướng dẫn
Hướng dẫn đặt lamen khi Học sinh lấy được tế bào mô cơ vân:
+Nhỏ một giọt NaCl 0.65% lên tế bào cơ,đậy lamen,quan sát dưới kính hiển vi
+Để thấy nhân,nhỏ 1 giọt dd axit axetic 1% vào 1 cạnh,1 cạnh đặt một mẩu giấy thấm hút bớt dd sinh lí axit thấm vào dưới lamen
-Giáo viên giúp đỡ nhóm yếu
-Yêu cầu Học sinh quan sát trung thực,vẽ lại những gì thấy,so sánh đối chiếu với bài 4
Học sinh ghi nhớ kiến thức
-Tiến hành đậy lamen,yêu cầu không có bọt khí
-Các nhóm điều khiển kính,lấy ánh sáng
-Trao đổi thống nhất quan điểm
Yêu cầu thấy được:màng,tế bào chất,nhân,vân ngang
1.Làm tiêu bản mô cơ vân
2.Quan sát tiêu bản
Hoạt động 3:Quan sát tiêu bản các loại mô khác
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
-Giáo viên yêu cầu quan sát các loại mô mà Giáo viên chuẩn bị,vẽ hình
-Giáo viên yêu cầu vẽ được cấu tạo,hình dạngtế bào ở mỗi loại mô
-Giải đáp những thắc mắc của Học sinh 
-Học sinh điều chỉnh kính hiển vi để thấy rõ tiêu bản,vẽ hình
-Học sinh trả lời được một số câu hỏi:
+Tại sao không làm tiêu bản ở các mô khác?
+Tại sao tế bào ở mô cơ vân lại dễ tách còn các tế bào khác thì không?
+óc lợn mềmthấy được tế bào
1.Mô biểu bì
2.Mô cơ
3.Mô thần kinh
IV. Củng cố
-Giáo viên nhận xét đánh giá:
+Khen 1 số nhóm nghiêm túc,có kết quả tốt,phê bình nhóm chưa chăm,kết quả chưa cao
+Cho điểm các nhóm
V. Hướng dẫn-dặn dò
-Làm vệ sinh,thu dọn phòng thực hành
-Viết bản thu hoạch theo mẫu SGK
-Ôn lại kiến thức mô thần kinh
Ngày soạn:06/09/2009
Ngày dạy: . / 09/2009
Tiết 6.Bài 6:phản xạ
I.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Học sinh phải nắm được cấu tạo và chức năng của nơron
-Chỉ rõ được cấu tạo 5 thành phần của 1 cung phản xạ +đường dẫn truyền xung thần kinh trong cung phản xạ
2.Kĩ năng
-Rèn kĩ năng quan sát kênh hình,nắm bắt kiến thức SGK
-Kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ
-Học sinh nhận thức đúng đắn các hệ cơ quan,bộ phận cơ thể trong các phản xạ
II. Đồ dùng dạy học
--Giáo viên:tranh SGK,bảng phụ ghi nội dung:
Tên nơron
Cấu tạo(vị trí thân,trung ương thần kinh)
Chức năng
Hướng tâm(cảm giác)
Trung gian
Li tâm(vận động)
-Học sinh:Đọc,tìm hiểu trước bài,xem lại phần mô thần kinh
III. Tiến trình bài giảng
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
-Nêu thành phần cấu tạo nên mô thần kinh?TB nào trong mô thần kinh đảm nhận chức năng chính trong hệ thần kinh?
3.Bài mới
VB:khi ta chạm vào 1 vật nóng thì có hiện tượng gì? Học sinh trả lời
 Khi nói “chanh”nx bh của mình?
 Vì sao ta nhận biết được điều đódo phản xạ phản xạ thực hiện được nhờ cơ chế nào,cơ sở vật chất là gì?
Hoạt động 1:Tìm hiểu cấu tạo-chức năng một nơron
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
-Mô tả cấu tạo 1 nơron điển hình?
Giải thích:bao mielintạo những eo chứ không phải nối liền
-Nơron có chức năng gì?
-Nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung thần kinh ở nơron cảm giác+nơron vận động
-Giáo viên treo bảng phụ đáp án phiếu học tập:
-Học sinh quan sát H6.1 và thông tin trong SGK
Học sinh nêu được 2 chức năng:cảm ứng và dẫn truyền xung TK
-Dẫn truyền ngược nhau
I.Cấu tạo-chức năng nơron
1.Thân:chứa nhân
2.Chức năng: cảm ứng và dẫn truyền xung TK
3.Các loại nơron
Tên nơron
Cấu tạo(vị trí thân,trung ương thần kinh)
Chức năng
Hướng tâm(cảm giác)
-Ngoài tạo thành hạch thần kinh
-Truyền xung TK từ cơ quan TwTK
Trung gian
-Trong TwTK
-Liên hệ giữa các nơron
Li tâm(vận động)
-Nằm trong TwTK,sợi trụchướng racơ quan cảm ứng
- Truyền xung TK ra cơ quan phản ứng
Hoạt động 2:Phản xạ,cung phản xạ,vòng phản xạ
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
Giáo viên nêu một số hiện tượng:
-Nghe tiếng động thì quay 
đầu lại c
-Trạm tay vào cây trinh 
nữcụp lại c
-Trời nóng quá dẫn đến toát mồ hôi c
-Nghe trống,Học sinh vào 
lớp c
-Chiếu chùm ánh sáng,amíp 
co lại c
Hãy đánh dấu vào câu mà em cho là phản xạ?
Giáo viên giải thích hiện tượng cây trinh nữ
-So sánh phản xạ với hiện tượng cảm ứng ở thực vật?
-Phản xạ là gì?
(lưu ý hệ TK)
-Giáo viên treo H6.2,hướng dẫn Học sinh :
+ mũi tên mầu đỏ:đường truyền xung
+Xác định nơron tham gia bằng cách quan sát vị trí thân,hướng trục
+Xác định các loại nơron tham gia một cung phản xạ?
+Các thành phần của một cung phản xạ?
+Cung phản xạ là gì?
Yêu cầu 1 Học sinh chỉ trên tranh câm tên các thành phần của 1 cung phản xạ?
+Lấy 1 VD,phân tích đường dẫn xung thần kinh trong phản xạ đóHái quả (l1,2,3)
 Kim châm vào tay
+Tìm sự giống và khác nhau giữa cung và vòng phản xạ?
+Cơ thể có biết khi nào chưa chạm đến vật không?Cơ quan nào làm nhiệm vụ bảo vệ TwTK? Theo nơron?
+ý nghĩa của sự thông báo ngược?
+Nếu lần 1 đã đủ được yêu cầu thì xung thần kinh có truyền theo vòng phản xạ không?
-Giáo viên treo sơ đồ H6.3 gọi Học sinh phân tích?
+Phản xạ có ý nghĩa ntn đối với đời sống con người?
Học sinh nghiên cứu hiện tượng,thảo luận,yêu cầu nêu được:
Hiện tượng cây trinh nữ cụp lại không phải là phản xạ mà là cảm ứng
-Yêu cầu nêu được:
+1 số hiện tượng phản xạ trong tự nhiên
+Thực vật không có HTK mà do 1 thành phần đặc biệt bên trong thực hiện(do cử động trương nước)
Học sinh:3 loại nơron(hướng tâm,trung gian,li tâm)
Học sinh:1 cung phản xạ có 5 thành phần:cơ quan thụ cảm,nơron hướng tâm,nơron trung gian,nơron li tâm,cơ quan phản ứng
-Học sinh lấy được VD và phân tích
-Cơ thể phản ứng chính xác thì tiết kiệm năng lượng cho cơ thể
-Vẫn có thông tin ngược báo về(đã phản ứng được)vẫn truyền theo vòng phản xạ
II.Cung phản xạ
1.Phản xạ
-Khái niệm:phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ
-VD:chạm tay vào vật nóng thì rụt lại
2.Cung phản xạ
-Khái niệm:là con đường mà xung TK truyền từ cơ quan thụ cảm(da) qua TWTK đến cơ quan phản ứng(cơ,tuyến)
3.Vòng phản xạ
-Khái niệm:trong phản xạ luôn có luồng thông tin ngược báo về TWTK để TW điều chỉnh phản ứng cho thích hợp.Luồng TK bao gồm cung phản xạ và đường phản hồi tạo nên vòng phản xạ
-ý nghĩa:nhờ có vòng phản xạ mà cơ thể phản ứng chính xác với kích thích,tiết kiệm năng lượng
IV. Củng cố
-Nêu 1 phản xạ?nghe tiếng gọi thì quay đầu lại phân tích cung phản xạ đó?
-Cho VD để phân biệt phản xạ và cảm ứng?
V. Hướng dẫn
-Làm bài tập trong SGK
-Đọc mục “Em có biết”
-Mỗi tổ chuẩn bị một mẫu xương động vật(chó,bò,lợn)đã tách cơ và phơi khô
Ký duyệt của
Ban giám hiệu
Tổ trưởng tổ KHTN
Hóy tớnh cụng của cơ khi kộo một gầu nước nặng 5 kg từ mặt nước lờn thành giếng cú độ cao là 10 m?
Đổi 5kg=5. 10=50N
Từ cụng thức: A=F.s
Thay vào ta cú: A= 50. 10= 500(J)
Như vậy: khi kộo một gầu nước nặng 5 kg từ mặt nước lờn thành giếng cú độ cao 10 m thỡ tay ta đó sản ra một cụng là 500J

File đính kèm:

  • docgian an sinh hoc 8.doc