Bài giảng Tuần: 3 - Tiết 5 - Bài 3: Phenol

-Nắm khái niệm, phân loại phenol.

-Nắm được các tính chất vật lí của phênol: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan.

-Hiểu được các tính chất hoá học của phênol.

-Hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của phênol.

-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 885 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 3 - Tiết 5 - Bài 3: Phenol, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3	Ngày soạn: 09/09/07
Tiết 5 Bài 3. PHENOL 
I)Mục tiêu cần đạt:
-Nắm khái niệm, phân loại phenol.
-Nắm được các tính chất vật lí của phênol: Trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính tan.
-Hiểu được các tính chất hoá học của phênol.
-Hiểu được phương pháp điều chế và ứng dụng của phênol.
-Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử.
II.Phương Pháp –Phương tiện :
-Phương Pháp : đàm thoại – Vấn đáp.
-Phương tiện: 
III.Các bước lên lớp:
 1.Ổn định lớp :
 2.Kiểm tra bài cũ :
Câu 1: Hãy viết CTCT và gọi tên rượu có CTPT C6H14O
Câu 2. hãy trình bày tính chất hóa học của rượu etylic
 3.Vào bài :
Nội Dung giảng dạy
Hoạt động thầy và trò
I.Công thức cấu tạo:
Phênol p-Crezol rượu benzylic
 Rượu thơm
*Phenol là những hợp chất hữu cơ mà phân tử của chúng có nhóm hydroxyl liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen.
I.Tính chất vật lí :
-Chất rắn không màu có mùi đặc trưng, nóng chảy ở 430C.
-Dễ bị oxy hoá thành chất có màu hồng khi đẻ ngoài không khí.
-Ít tan trong nước lạnh, dễ tan trong cac dung môi hữu cơ. Rất độc gây bỏng nặng khi tiếp xũc da.
III.Tính chất hoá học :
1. Tác dụng với kim loại kiềm :
2C6H5OH + 2Na 2C6H5ONa + H2
2. Tác dụng với bazơ kiềm :
C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2O
 Natri phênolat(dễ tan)
C6H5ONa + CO2 + H2O à C6H5OH + NaHCO3
2. Tác dụng với nước Brom :
 2,4,6-Tribrom phenol
Do nhóm –OH là nhóm đẩy e nên Br thế vào các vị trí o, p. 
kết luận: Trong phân tử phenol có sự ảnh hưởng qua lại giữ các nhóm nguyên tử trong phân tử
IV.Điều chế :
- Từ than cốc.
- Từ bezen 
V.Ứng dụng : 
- Công nghiệp chất dẻo: Phenol fomaldehit.
- Công nghiệp tơ.
- Nông dược :2,4 – D
- Phẩm nhuộm, thuốc nổ.
- Làm chất sát trùng tẩy uế.
GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm rượu
-HS: Nhắc lại khái niệm
V:Hãy nêu những đặc điểm giống và khác 
-GV: từ khái niệm rượu GV hướng dẫn HS đi đến khái niệm phenol và phân biệt rượu thơm và phenol
GV: Cho biết một số tính chất vật lí của phênol ?
HS: Dựa vào SGK để trả lời.
-GV: yêu cầu HS viết PTPU giữa phenol và natri
GV: C6H5OH + NaOH Viết sản phẩm ?
HS: C6H5ONa + H2O
-GV: phenol tác dụng được với NaOH è phenol là một axit nhưng tính axit của phenol yếu hơn axit cacbonic và phenol không làm quỳ tím đổi màu. Tính axit của phenol là do ảnh hưởng của gốc phenyl lên nhóm -OH
GV: Nhắc lại qui luật thế vào vòng benzen khi có nhóm thế gắn vào vòng bezen ?
HS: Sử dụng kiến thức lớp 11 để trả lời.
GV: Vậy Brom sẽ thế vào những vị trí nào viết phương trình phản ứng ?
HS: thế vào vị trí 2,4,6.
-GV: Do ảnh hưởng của nhóm –OH lên gốc phenyl làm cho phenol dễ tham gia phản ứng thế hơn benzen.
GV:Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
C6H6 C6H5Cl C6H5OH
HS :
Cho HS đọc một số ứng dụng của phenol.
4. Cũng cố : 
- Viết tất cả các đông phân của rượu có 4C và gọi tên theo danh pháp quôc tế ?
- Viết ptpu tách nước của 2-metyl butanol-2 và xác định sản phẩm chính ?
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài Phenol.
	 Xem lại các vị trí thế của vòng benzen.

File đính kèm:

  • doctiet 5.doc