Bài giảng Tuần: 24 - Tiết: 47 - Bài 3: Kim loại phân nhóm chính nhóm II

- Học sinh nắm được vị trí, biết dựa vào cấu tạo nguyên tử để tính chất vật lý và hoá học của kim loại phân nhóm chính nhóm II.

 - Ứng dụng và điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm II.

II. CHUẨN BỊ

 GV : Giáo án, SGK.

 HS : Xem bài trước.

 PP : Đàm thoại, gợi mở, diễn giảng.

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần: 24 - Tiết: 47 - Bài 3: Kim loại phân nhóm chính nhóm II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24 Ngày soạn: 
Tiết: 47 BÀI 3 KIM LOẠI PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM II
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
	- Học sinh nắm được vị trí, biết dựa vào cấu tạo nguyên tử để à tính chất vật lý và hoá học của kim loại phân nhóm chính nhóm II.
	- Ứng dụng và điều chế kim loại phân nhóm chính nhóm II.
II. CHUẨN BỊ
	GV : Giáo án, SGK.
	HS : Xem bài trước.
	PP : Đàm thoại, gợi mở, diễn giảng.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1. Ổn định lớp : Điểm danh.
	2. Kiểm tra bài cũ : Hoàn thành chuỗi phản ứng. (ĐK).
	NaCl àNa àNaOHàNaCO3 àNaHCO3àNaCO3àNaOHàNa.
	3. Giải bài mới : Kim loại Phân nhóm chính nhóm II.
Nội dung giảng dạy
Hoạt động thầy và trò
I. VỊ TRÍ CỦA KIM LOẠI PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM II TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
Gồm các nguyên tố Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra. Ở mỗi chu kỳ, KLPNCII đứng sau kim loại kiềm.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ KIM LOẠI PHÂN NHÓM CHÍNH NHÓM II
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp (-Be).
- Độ cứng cao hơn kim loại kiềm nhưng mềm hơn Al.
- D nhỏ, nhẹ hơn Al (-Be).
III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC
PNC II đều có 2e- hoá trị : R tương đối lớn à kim loại phân nhóm chính nhóm II là chất khử mạnh thể hiện ở số oxy hoá +2.
	1. Với phi kim
- Với O2 : 
Nhiệt độ thường : Be, Mg bị oxy hoá chậm tạo màng oxit bảo vệ, Ca à tác dụng mãnh liệt nhiệt độ cao : PNC II đều cháy trong không khí à oxyt.
2M + O2 2MO.
2Ca + O2 à 2CaO
	2. Với axit 
- H+ (HCl, H2SO4l) :M + H+ àM2+ + H2­
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
- N+5 (HNO3l) khử N+5 àN-3
M +HNO3 à M(NO3)2 + NH4NO3 + H2O
	3. Với H2O : Nhiệt độ thường : Be không phản ứng chậm Ca à Ra : phản ứng mãnh liệt à Ca àRa kim loại kiềm.
M + H2O à M(OH)2 + H2 ­ 
Ba + 2H2O à Ba(OH)2 + H2
IV. ỨNG DỤNG : 
- Be chế tạo hợp kim cứng đàn hồi, không bị ăn mòn, chế tạo máy bay, vỏ tàu.
- Mg tạo hợp kim nhẹ, bền àmáy bay.
- Ca : Làm chất khử tách kim loại khỏi nhiều chất.
V. ĐIỀU CHẾ : 
Điện phân muối Halogen nóng chảy : 
MX2 nc M + X2 (X : halogen).
CaCl2 (nc) à Ca + Cl2
- GV dùng phương pháp đàm thoại, đặt câu hỏi, dẫn dắt học sinh tự tìm hiểu bài học. Yêu cầu HS dựa trên kiên thức bài kim loại kiềm.
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu trong sách giáo khoa.
-GV: dẫn dắt HS tìm hiểu tính chất hóa học đặt trưng của nhóm IIA dựa trên tính chất của nhóm IA.
-GV: gọi HS viết phương trình chung nhất khi cho KLK thổ tác dụng với oxi và các ví dụ khi cho KLK thổ tác dụng với các phi kim
-HS: Lên bảng viết phương trình.
-GV: Viết phương trình chung khi cho KLK thổ tác dụng với axit thường ở 2 dạng phân tử và ion rút gọn.
-HS: Lên bảng viết phương trình
-GV: Thông báo cho HS về khả năng tác dụng với nước của kim lọai nhóm IIA. Rồi viết phương trình minh họa.
-GV: Cho HS đọc SGK tham khảo ứng dụng của KLK thổ.
-GV: Hướng dẫn cho HS viết phương trình điều chế KLK thổ.
4. Củng cố: củng cố toàn bài
 5. Dặn dò : Về nhà làm bài tập SGK.
	 Chuẩn bị bài mới : chuẩn bị bài 4 chương 8.

File đính kèm:

  • docbai 3c8.doc
Giáo án liên quan