Bài giảng Tuần 23 - Tiết 46: Etilen

Kiến thức:

- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của Etilen.

- Hiểu được : Khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.

- Biết một số ứng dụng quan trọng của etilen

2. Kĩ năng:

- Biết cách viết phương trình hoá học của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp. Phân biệt etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brom.

II.CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1122 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 23 - Tiết 46: Etilen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 01/02/10
TUẦN 23 
TIẾT 46 ETILEN (C2H4 = 28) 
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hoá học của Etilen.
- Hiểu được : Khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó. Phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.
- Biết một số ứng dụng quan trọng của etilen
2. Kĩ năng:
- Biết cách viết phương trình hoá học của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp. Phân biệt etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brom. 
II.CHUẨN BỊ:
 Mô hình phân tử etilen
Bộ TN điều chế etilen, các ống nghiệm, cốc TT,dd nước brôm
HS kiến thức cũ bài metan..
III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu công thức cấu tạo phân tử metan và tính chất hoá học của metan ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
Nội dung ghi
 HOẠT ĐỘNG 1 : Tính chất vật lý
GV cho HS quan sát ống nghiệm đựng khí etilen và nêu nhận xét. 
- HS quan sát,trả lời: 
Qua tìm hiểu, các em hãy nêu tính chất vật lý của etilen. etilen nặng hay nhẹ hơn không khí ? Hãy chứng minh ?
HOẠT ĐỘNG 2 : Cấu tạo phân tử
GV Biết công thức phân tử của etilen là C2H4 .Dùng bộ mô hình hãy lắp ráp mô hình phân tử etilen.
- Viết công thức cấu tạo.
- GV thông báo về liên kết đôi và đặc điểm của liên kết đôi là kém bền. Trong phản ứng hoá học có 1 liên kết bị đứt ra để phân tử chỉ còn liên kết đơn.
HOẠT ĐỘNG 3 : Tính chất hoá học
1/ Tương tự như metan, khí etilen cháy được. Hãy cho biết sản phẩm của phản ứng cháy là gì ? 
- HS trả lời câu hỏi và viết phương trình hoá học 
GV thông báo khi cháy phản ứng toả nhiều nhiệt
GV thực hiện TN.
 Cho HS viết PTHH .
* Có kết luận gì về sự cháy của khí etilen.
2/ 
Cho HS quan sát khi dẫn etilen qua dd brôm
Em nào nêu nhận xét hiện tượng.
Như vậy etilen đã phản ứng với dung dịch brom.
- GV hướng dẫn HS cách viết phương trình hoá học và cho HS viết phương trình hoá học của phản ứng (cả viết gọn)
Lưu ý HS sản phẩm không còn liên kết đôi mà chỉ còn liên kết đơn
 + Phản ứng trên gọi là phản ứng cộng. 
GV thông báo ngoài Brom, etilen còn có phản ứng cộng với một số chất khác như Hiđro, Clo,.. 
HOẠT ĐỘNG 4: Phản ứng trùng hợp.
-GV cho HS tham khảo thông tin ở SGK và giải thích cho HS hiểu về phản ứng trùng hợp. Đây là phản ứng quan trọng của etilen.
- GV hướng dẫn HS viết PTHH và cho HS nhận xét về thành phần và đặc điểm cấu tạo của etilen và sản phẩm ® thông báo về PE như sgk.
HOẠT ĐỘNG 5 : 
- Cho HS nghiên cứu sơ đồ và phát biểu ứng dụng của etilen. 
- HS trả lời dựa theo sơ đồ ở sgk.
I/ TÍNH CHẤT VẬT LÝ :
* Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, hơi nhẹ hơn không khí.
II/ CẤU TẠO PHÂN TỬ :
H H
 C = C Viết gọn CH2 = CH2
H H
- Giữa 2 nguyên tử C có 2 liên kết gọi là liên kết đôi
 Trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền. Liên kết này dễ bị đứt ra trong các phản ứng hoá học .
III/ TÍNH CHẤT HOÁ HỌC :
1/ Tác dụng với oxi :
 C2H4(k) + 3O2 (k) ® 2CO2 (k) + 2H2O (h)
* Etilen cháy cũng tạo thành khí cacbonic và hơi nước
2/ Etilen có làm mất màu dung dịch brom không ?
a/ Thí nghiệm : (như SGK)
b/ Hiện tượng: Etilen làm mất màu dung dịch brom.
c/ PTHH : H H
H H
 C = C +Br -Br ® H - C - C - H 
H H
 Br Br
Viết gọn CH2=CH2 + Br2 (dd)® 
 Br-CH2-CH2-Br
 Etilen Brom Đibrometan 
Và nhìn chung Các chất có liên kết đôi dễ tham gia phản ứng cộng.
3/ Các phân tử etilen có kết hợp được với nhau không ?
... +CH2=CH2 +CH2=CH2 +CH2=CH2 +... 
...-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2-CH2- ...
 Polietilen (PE)
IV/ ỨNG DỤNG :sgk
4. Củng cố: 
Cho HS làm bài tập 1,2,3 tại lớp
HS làm BT 1,2,3 cá nhân, gọi HS trả lời, các em còn lại nhận xét, bổ sung.
5. Dặn dò:
Về nhà học bài, làm bài tập 4.
Xem mục em có biết và xem trước bài Axetilen

File đính kèm:

  • docHOA946.doc