Bài giảng Tuần 23 – Tiết 46 - Bài 37: Etilen (tiếp)

Kiến thức: Giúp HS:

 - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của C2H4.

 - Định nghĩa: Liên kết đôi và đặc điểm của nó.

 - Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđro cacbon có liên kết đôi.

 - Biết một số ứng dụng của etilen.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 857 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 23 – Tiết 46 - Bài 37: Etilen (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 – Tiết 46
 Bài 37
ETILEN
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1/ Kiến thức: Giúp HS:
 - Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa học của C2H4.
 - Định nghĩa: Liên kết đôi và đặc điểm của nó. 
 - Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđro cacbon có liên kết đôi.
 - Biết một số ứng dụng của etilen.
 2/ Kĩ năng:
 Viết được PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch Brom.
II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên:
 Mô hình phân tử metan, hình vẽ phóng to thí nghiệm etilen tác dụng với dung dịch Brom.
 Tranh ứng dụng của etilen.
 2/ Học sinh:
 Kiến thức cũ. Xem trước bài mới.
III/ PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan, vấn đáp.
IV/ TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
NỘI DUNG
HĐ CỦA GIÁO VIÊN
HĐ CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
GV: Kiểm tra lý thuyết HS1:
 Nêu các đặc điểm cấu tạo, tính chất hóa học của metan?
GV: Gọi 1HS làm BT 1/ 116.
GV: Yêu cầu cả lớp theo dỏi.
GV: Gọi 1HS nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh BT – GV nhận xét – chấm điểm HS.
HS1: Trả lời lý thuyết.
HS2: Làm BT 1/116:
 a/ Những khí tác dụng với nhau là:
 * CH4 và Cl2
 CH4 + Cl2 Š CH3Cl + HCl
 * CH4 và O2
 CH4 + 2O2 Š CO2 + 2H2O
 * H2 và Cl2
 H2 + Cl2 Š 2HCl
 * H2 và O2
 2H2 + O2 Š 2H2O
 b/ Hai khí trộn với nhau tạo thành hỗn hợp nổ là: CH4 và O2 ; H2 và O2
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới.
 GV: Etilen là nguyên liệu để điều chế polietilen, dùng trong công nghiệp chất dẻo. Ta hãy tìm hiểu công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng của etilen.
 GV: YC HS cho biết CTPT và PTK của etilen.
 HS: CTPT: C2H4 ; PTK: 28.
Hoạt động 3: I/ Tính chất vật lý.
Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
GV: YC HS đọc nội dung SGK, nêu tính chất vật lý của etilen.
GV: Gọi 1HS chứng minh dC2H4/kk 
(= 28/29).
GV: Tóm tắt ý, ghi bảng.
HS: Đọc thông tin SGK.
HS: Etilen là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
HS: Ghi bài.
Hoạt động 4: II/ Cấu tạo phân tử.
Công thức cấu tạo của etilen:
 H H
 C = C
 H H
 Phân tử có 1 liên kết đôi và 4 liên kết đơn.
GV: YC HS các nhóm lắp mô hình phân tử C2H4. 
GV: Từ mô hình phân tử viết công thức cấu tạo của etilen. 
GV: YC HS nhận xét số liên kết giữa 2 nguyên tử c trong ptử C2H4. 
GV: Những liên kết như vậu gọi là liên kết đôi. 
GV: Giải thích liên kết đôi: Chỉ 1 liên kết đơn bền vững, còn lại 1 liên kết kém bền, dễ bị đứt đôi khi tham gia phản ứng hóa học. 
HS: Các nhóm lắp mô hình phân tử C2H4.
HS: Công thức cấu tạo của etilen:
 H H
 C = C
 H H
HS: Giữa 2 ngtử C có 2 liên kết song song, phân tử có 4 liên kết (C – H) đơn.
Hoạt động 5: III/ Tính chất hóa học.
 1/ Etilen có cháy không?
 Etilen cháy tạo ra cabon đi oxit, hơi nước và tỏa nhiệt.
 C2H4 + 3O2 Š 
 2CO2 + 2H2O
 2/ Etilen có làm mất màu dung dịch brom không?
 Etilen làm mất màu da cam của dung dịch brom.
PT:CH2 = CH2 + Br2 
C2H4Br2
 Trong điều kiện thích hợp, etilen còn tham gia phản ứng cộng với một số chất khác : hiđro, clo, nước,Các ptử có liên kết đôi trong ptử dễ tham gia phản ứng cộng.
 3/ Các ptử etilen có kết hợp được với nhau không?
 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +  Š
 - CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - 
 Đây là phản ứng trùng hợp.
GV: Thành phần phân tử C2H4 giống như CH4, Vậy C2H4 có cháy không? Khi cháy sản phẩm sinh ra là gì?
GV: Gọi HS viết PTHH minh họa.
GV: Đặt vấn đề: Etilen có đặc điểm cấu tạo khác với metan. Vậy phản ứng đặc trứng của chúng có khác nhau không?
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ mô tả thí nghiệm:
 + Dẫn metan qua dung dịch brom, nêu nhận xét.
GV: Vậy etilen có làm mất màu dung dịch brom không?
GV: HD HS quan sát hình vẽ trong SGK (tranh phóng to) mô tả thí nghiệm của etilen với dd brom.
GV: YC HS nhận xét hiện tượng.
GV: Giải thích bản chất của phản ứng hóa học: 
 + Một liện kết kém bền trong liên kết đôi bị đứt ra.
 + Liên kết giữa 2 ngtử brom bị đứt, 2 ngtử brom gắn vào 2 ngtử tự do của 2 ntử C trong ptử C2H4.
GV: Gọi HS viết PTHH.
GV: Trong pưhh này 1 ptử Br2 đã cộng vào 1 ptử C2H4 để tạo ra C2H4Br2.
GV: Trong điều kiện thích hợp, etilen còn tham gia phản ứng cộng với một số chất khác : hiđro, clo, nước,Các ptử có liên kết đôi trong ptử dễ tham gia phản ứng cộng.
GV: Hướng dẫn HS cách viết PTHH.
 + Liên kết kém bền bị đứt.
 + Các ptử etilen liên kết lại với nhau.
GV: Giới thiệu đó là chất dẻo PE
HS: Etilen có phân tử C và H tham gia phản ứng cháy với oxi, khi cháy tạo ra cabon đi oxit và hơi nước.
HS: Viết PTHH lên bảng:
 C2H4 + 3O2 Š 2CO2 + 2H2O
HS: Nhắc lại tính chất đặc trưng của metan ( phản ứng thế).
HS: Quan sát tranh vẽ mô tả thí nghiệm.
HS: Metan không làm mất màu dung dịch brom.
HS: Suy nghĩ vấn đề.
HS: Quan sát tranh vẽ thí nghiệm của etilen với dd brom.
HS: Khi dẫn etilen qua dd brom màu nâu đỏ (da cam) bị mất hoàn toàn.
HS: Lắng nghe.
HS: Viết PTHH:
 CH2 = CH2 + Br2 Š C2H4Br2
HS: Tiếp thu kiến thức và ghi bài.
HS: Viết PTHH:
 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2 +  Š - CH2 – CH2 – CH2 – CH2 - 
Hoạt động 6: IV/ Ứng dụng của etilen.
 - Làm nguyên liệu điều chế PE, PVC.
 - Kích thích quả mau chín.
GV: Treo bảng phụ sơ đồ ứng dụng etilen.
 Rượu etylic PE, PVC Axit axetic
ETILEN
 Kích thích Điclo etan
 quả mau chín 
GV: Gọi HS khác nhận xét – ghi bài.
HS: Quan sát tranh nêu ứng dụng của etilen.
HS: Nhận xét – ghi bài.
Hoạt động 7: Kiểm tra đánh giá– dặn dò.
* Kiểm tra đánh giá
* Dặn dò.
GV: Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
GV: Phát phiếu học tập có ghi BT:
 Trình bày phương pháp hóa học phân biệt đựng 3 chất khí đựng 3 lọ riêng biệt: CH4 , C2H4 và CO2.
GV: Gọi HS nêu cách làm.
GV: Gọi 1 HS nêu cách làm, GV nhận xét hoàn chỉnh nội dung BT.
GV: * Về nhà học bài.
 * Làm BT 1,2,3,4/ SGK/119.
 * Chuẩn bị cho tiết sau bài axetilen:
 + Axetilen có công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
 + Axetilen có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.
HS: Nêu nội dung bài học.
HS: Các nhóm nhận phiếu học tập.
HS: Nêu cách làm BT:
 + Lần lượt dẫn các khí vào dd nước vôi trong. Lọ nào làm nước vôi trong đục là CO2.
PTHH: CO2 + Ca(OH)2 Š CO2 + H2O
 + Tiếp tục dẫn 2 khí qua dung dịch brom, nhận ra C2H4 do mất màu brom.
 C2H4 + Br2 Š C2H4Br2
 + Lọ còn lại là CH4
HS: * Về nhà học bài.
 * Làm BT 1,2,3,4/ SGK/119.
 * Chuẩn bị cho tiết sau bài axetilen:
 + Axetilen có công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng như thế nào?
 + Axetilen có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất.
 * Bổ sung: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Duyệt của tổ trưởng
Trần Văn Đỏ

File đính kèm:

  • docBai 37.doc