Bài giảng Tuần 20 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 2)

– Axitcacbonic là axit yếu, không bền.

– Muối cacbonat có những tính chất của muối như: tác dụng với dd muối, với dung dịch kiềm. Ngoài ra muối cacbonat dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao giải phóng khí cacbonic.

– Muối cacbonat có nhiều ứng dụng trong sản xuất, đời sống.

2. Kĩ năng: HS biết quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra kết luận về tính chất dễ bị nhiệt phân hủy của muối cacbonat, biết tiến hành thí nghiệm để chứng minh tính chất hoá học của muối cacbonat.

 

doc30 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 887 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 20 - Tiết 37 - Bài 29: Axit cacbonic và muối cacbonat (tiết 2), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A (kali) mạnh hơn nguyên tố đứng trên (số hiệu nguyên tử 11, là natri) và nguyên tố đứng sau (là canxi), yếu hơn nguyên tố đứng dưới (số hiệu nguyên tử 37, là rubiđi).
Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố , ta có thể suy đoán được vị trí và tính chất của nguyên tố đó. 
HS vận dụng làm bài tập 2 trang 101:
Nguyên tử của nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron suy ra: X ở ô 11, chu kì 3, nhóm I, là một kim loại hoạt động hóa học mạnh.
Củng cố - Đánh giá: 
HS nhắc lại nội dung chính của bài. 
HS làm bài tập: Hãy hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng sau:
Kí hiệu
Vị trí trong bảng 
tuần hoàn
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất hóa học cơ bản
Thứ tự
Chu kì
Nhóm
Điện tích hạt nhân
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài
Na
Br
Mg
O
Li
F
8
3
3
4
2
II
VI
VII
12+
9+
11
35
3
2
2
1
7
1
HS hoàn thành bảng. GV nhận xét, chấm điểm.
Dặn dò 
Học bài. Giải lại bài tập 2 trang 101. Làm BT 1, 3, 4, 6 trang 101.
Xem bài 32: Luyện tập chương 3. Ôn lại: Từ bài 25 đến 29.
- - - ²²² - - - 
Tuần 22 - Tiết 41 Ngày soạn: 24 - 1 - 2009 	Ngày dạy: 2 - 2 - 2009 
Bài 32. LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3:
PHI KIM - SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN 
CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Mục tiêu: 
Kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức đã học về:
 Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon, axit cacbonic và tính chất của muối cacbonat.
Cấu tạo bảng tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
Kĩ năng: 
HS biết chọn chất thích hợp lập sơ đồ dãy chuyển đổi giữa các chất, viết phương trình hóa học cụ thể, biết xây dựng sự chuyển đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành dãy chuyển đổi và ngược lại, biết vận dụng bảng tuần hoàn để cụ thể hóa ý nghĩa của ô nguyên tố, chu kì, nhóm, vận dụng quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Chuẩn bị: 
GV: phóng to sơ đồ 1, 2, 3 SGK
HS: Xem bài 32: Luyện tập chương 3. Ôn lại: Từ bài 25 đến 29
Hoạt động dạy học:
Mở bài: Nhằm củng cố kiến thức về tính chất phi kim, cấu tạo và ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Phát triển bài: 
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò - Nội dung bài
Cho HS làm bài tập: Có các chất sau đây: SO2 , S , FeS, H2S. Hãy lập sơ đồ dãy chuyển đổi gồm các chất trên thể hiện để thể hiện tính chất hoá học của phi kim lưu huỳnh. Viết các PTHH. 
GV hướng cho HS viết được:
H2S ¬S ®SO2
FeS
 ¯
Yêu cầu HS: chỉ rõ loại chất từ các chất có trong sơ đồ trên, viết thành sơ đồ biểu diễn tính chất hóa học của phi kim.
 GV treo sơ đồ 1 cho HS so sánh với kết quả của các nhóm.
Cho HS làm bài tập: Có các chất sau đây: clo, natri hipoclorit, natri clorua, khí hiđro clorua. Hãy lập sơ đồ dãy chuyển đổi thể hiện để thể hiện tính chất hoá học của clo. Viết các PTHH. 
GV hướng cho HS viết được:
FeCl
HCl ¬ Cl2 ®NaClO
3
 ¯
GV treo sơ đồ (không ghi tên các chất vào ô), yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn chỉnh sơ đồ. Từ sơ đồ, GV cho HS viết các PTHH minh họa. 
GV cho HS nhắc lại ý nghĩa bảng tuần hoàn.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 5
?Từ số liệu 22,4 suy ra điều gì?
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng giữa CO2 với dung dịch nước vôi trong, lập luận tìm được số mol CO2, suy ra số mol CaCO3 và khối lượng CaCO3.
I.Kiến thức cần nhớ 
1.Tính chất hoá học của phi kim
Các nhóm thảo luận có thể đưa ra các dãy chuyển đổi khác nhau
HS xác định: Các chất trên thuộc loại chất gì, từ đó đưa về sơ đồ biểu diễn TCHH của phi kim.
(2)
Muối
Hợp chất khí oxit axit
2.Tính chất hoá học của một số PK cụ thể
 a.Tính chất hoá học của clo
 HS thảo luận: viết thành dãy chuyển đổi
Sau đó thay tên loại chất vào chỗ các chất cụ thể (như sơ đồ 2-SGK). 
b.Tính chất hoá học của cacbon và hợp chất của cacbon 
HS thực hiện theo yêu cầu. Đại diện nhóm lên ghi kết quả. HS khác nhận xét.
HS đối chiếu kết quả với bảng đáp án đúng của GV.
3.Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
HS nhắc lại cấu tạo bảng tuần hoàn, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
II.Bài tập
HS:
 Vận dụng kiến thức làm bài tập 4 trang 103
Viết PTHH giữa oxit sắt với CO, với công thức chung của oxit sắt là FexOy
Tìm số mol Fe: 22,4 : 56 = 0,4 mol
Xác định số mol Fe, suy ra số mol FexOy là 
 Lập phương trình bậc nhất hai ẩn số: 
 56x + 16y = 160 , tìm được số mol FexOy là 0,2. Từ đó suy ra x = 2, y = 3.
Dặn dò 
 Học bài và giải lại bài tập. 
 Xem bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. Ôn lại tính chất hóa học của cacbon (phản ứng khử CuO), NaHCO3 , tính tan của các muối natri và canxi.
- - - ²²² - - -
Tuần 21 - Tiết 42 Ngày soạn: 30 - 1 - 2009 	Ngày dạy: 6 - 2 - 2009 
 Bài 33. THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC 
 CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG 
Mục tiêu:
Kiến thức: Khắc sâu kiến thức vềtính chất phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonat, muối clorua cho học sinh.
Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện cho học sinh về kĩ năng thực hành hoá học, giải bài tập thực nghiệm hóa học.
Thái độ: Rèn ý thức nghiêm túc, cẩn thận trong học tập, thực hành hoá học.
Chuẩn bị: 
GV: Dụng cụ: ống nghiệm, giá ống nghiệm, nút cao su có lỗ, đèn cồn, quẹt, ống nhỏ giọt, ống thủy tinh dạng L.
 Hoá chất: CuO, dd Ca(OH)2 , NaHCO3 , Na2CO3 , CaCO3 , NaCl , dd HCl , H2O, bột C.
HS: Xem bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng. Ôn lại tính chất hóa học của cacbon (phản ứng khử CuO), NaHCO3 , tính tan của các muối natri và canxi.
Hoạt động dạy học:
Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số, kiểm tra sự chuẩn bị dụng cụ của HS. HS nhắc lại nội quy thực hành. GV phân phát dụng cụ hóa chất cho từng nhóm.
Kiểm bài cũ: HS nhắc lại nội dung lý thuyết có liên quan: Tính chất hóa học của cacbon (phản ứng khử CuO), NaHCO3. 
Tiến trình thực hành: 
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
GV hướng dẫn HS trộn hỗn hợp (một phần CuO và 2-3 phần bột than), lấy hóa chất: một thìa nhỏ hỗn hợp đồng (II) oxit và bột than cho vào ống nghiệm A.
GV hướng dẫn các nhóm lắp đặt dụng cụ. 
GV hướng dẫn HS vừa đun vừa quan sát sự đổi màu của hỗn hợp và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch Ca(OH)2. Sau chừng 4 - 5 phút, lấy ống nghiệm B ra khỏi ống dẫn. Quan sát kĩ hỗn hợp trong ống nghiệm A .
GV gọi đại diện nhóm nêu hiện tượng thí nghiệm, viết PTHH và giải thích.
GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm. 
GV hướng dẫn HS quan sát hiện tượng
Chú ý quan sát bọt khí sục vào dung dịch Ca(OH)2 (đây là dấu hiệu chính để nhận biết có phản ứng xảy ra).
Yêu cầu HS viết PTHH và giải thích. 
GV hướng dẫn HS tìm sự khác nhau về tính chất của 3 chất trên về: tính tan trong nước, phản ứng với dung dịch HCl.
GV yêu cầu các nhóm trình bày cách phân biệt 3 lọ hoá chất đựng 3 chất rắn ở dạng bột là CaCO3 , Na2CO3 , NaCl.
Yêu cầu HS viết bảng tường trình thí nghiệm.
1.Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao.
Các nhóm thực hiện như hướng dẫn.
Sau đó đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh, đầu còn lại của ống đưa vào ồng nghiệm B chứa dung dịch nước vôi trong, đặt ống nghiệm A lên giá sắt, dùng đèn cồn hơ nóng ống nghiệm, sau đó tập trung đun vào đáy ống nghiệm chứa hỗn hợp CuO và C.
HS ghi lại hiện tượng quan sát.
HS nhận xét hiện tượng: Hỗn hợp chất rắn trong ống nghiệm A chuyển dần từ đen sang đỏ.
2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
HS: tiến hành theo các bước sau:
 Lấy 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn thủy tinh, tiếp tục lắp dụng cụ như thí nghiệm 1.
Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm , sau đó tập trung vào đáy ống nghiệm .
HS viết PTHH và giải thích.
3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua. 
HS trình bày cách tiến hành: 
-Đánh số thứ tự tương ứng giữa các lọ hoá chất và ống nghiệm.
-Cho nước vào các ống nghiệm, lắc đều: 
 Nếu chất bột tan là NaCl, Na2CO3 và chất bột không tan là CaCO3. 
 -Nhỏ dd HCl vào 2 dd vừa thu được: 
 . Nếu có sủi bọt là Na2CO3 vì:
 Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 
 . Nếu không sủi bọt là NaCl.
HS báo cáo kết quả và viết bảng tường trình thí nghiệm.
Nhận xét - Đánh giá:
GV nhận xét sự chuẩn bị về kiến thức của HS, thao tác thực hành, tinh thần thái độ của HS khi thực hành, yêu cầu HS thu dọn vệ sinh nơi thực hành.
Dặn dò: Xem bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ.
²²²
CHƯƠNG 4: HIĐRO CACBON - NHIÊN LIỆU
 Tuần 23 - Tiết 43 Ngày soạn: 2 - 2 - 2009 Ngày dạy: 9 - 2 - 2009 
Bài 34. KHÁI NIỆM HỢP CHẤT HỮU CƠ
VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ
Mục tiêu:
Kiến thức: 
Học sinh hiểu được thế nào là hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ. 
Nắm được cách phân loại các hợp chất hữu cơ.
Kĩ năng: 
Phân biệt được các hợp chất hữu thông thường với các chất vô cơ. 
Chuẩn bị: 
GV : Tranh ảnh và một số đồ dùng chứa các hợp chất hữu cơ khác nhau.
 Dụng cụ: ống nghiệ

File đính kèm:

  • doc090605_GA_hoa9_29-38_TMH.doc