Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 16: Đại cương về polime

.Kiến thức:

HS biết:

 - Định nghĩa, cấu tạo của polime.

HS hiểu :

- Phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.

2.Kĩ năng:

 - Phân loại, gọi tên polime.

 - So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 770 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 13 - Tiết 26 - Bài 16: Đại cương về polime, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn 13, Tieát 26
NS
ND
Chương IV: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME 
Bài 16:
ĐẠI CƯƠNG VỀ POLIME
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức:
HS biết:
 - Định nghĩa, cấu tạo của polime.
HS hiểu :
Phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
2.Kĩ năng:
 - Phân loại, gọi tên polime.
 - So sánh phản ứng trùng hợp và phản ứng trùng ngưng.
 - Viết được một số phản ứng cơ bản về trùng ngưng và trùng hợp ra một số polime.
3.Tình cảm, thái độ:
 - Lòng tin yêu khoa học, ý nghĩa của hóa học đối với cuộc sống con người.
 - Những loại vật liệu đuợc làm từ polime gần gũi với cuộc sống con người.
ègây hứng thú cho học sinh trong quá trình học.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Phương pháp: ( Tổ chức HS hoạt động nhóm + Diễn giảng + Đàm thoại trao đổi + Kể chuyện + Khám phá + Trực quan, )
2. Phương tiện: (Biểu bảng 4.1 trang 85+ Sơ đồ + SGK + Mẫu vật như các vật liệu làm từ polime, đèn cồn,)
III. NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp&Kiểm tra bài cũ :
2.Nội dung bài dạy:
Nội dung bài
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
I.KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ DANH PHÁP:
 1).Khái niệm: “polime là những hợp chất có phân tử khốí rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ(gọi là mắc xích) liên kết với nhau”
-Vd:Polietilen –(CH2 – CH2)n - do các mắc xích –CH2-CH2- liên kết tạo nên. Trong đó
 n : hệ số polime (độ poli me hóa)
 nCH2=CH2 -à (-CH2-CH2-)n
 monome
 2).Phân loại:có 3 cách phân loại
-Theo nguồn gốc: 
 +polime thiên nhiên
 VD : Caosu, Xenlulozơ
 +polime tổng hợp
 VD : Polietilen 
 +polime bán tổng hợp.
 VD : Xenlulo trinitrat, tơ Visco
-Theo cách tổng hợp:
 +polime trùng hợp
 VD (-CH2-CH2-)n hoặc (-CH2-CHCl-)n 
 +polime trùng ngưng.
 VD -(HN-[CH2]6-NH-CO- CH2]4-CO-)n
-Theo cấu trúc:
 +phân nhánh
 +không nhánh
 +không gian.
3). Danh pháp:
 ”poli +tên monome”
-Vd:Polietilen,polisaccarit,polipropilen, 
 *Neáu teân monome goàm 2 töø trôû leân hoaëc töø 2 monome taïo thaønh th́ teân monome phaûi ñeå trong ngoaëc ñôn
 VD (-CH2-CHCl-)n : poli (vinyl clorua)
- Một số polime có tên riêng.
 VD(-CF2-CF2-)n : Teflon
II.CẤU TRÚC :
1).Các dạng cấu trúc của polime:
- Các kiểu mạch polime:
+Mạch không nhánh
+Mạch phân nhánh
+Mạch mạng lưới không gian
2).Cấu tạo điều hòa và cấu tạo không điều hòa:
 khi các mắc xích nối với nhau theo một trật tự nhất định ta có cấu trúc điều hòa
VD ( SGK/ )
 khi các mắc xích nối với nhau theo trật tự không nhất định ta có cấu trúc không điều hòa
 Vd (SGK/ )
III. TÍNH CHẤT:
1).Tính chất vật lí:
-Các polime hầu hết là chất rắn,không bay hơi,không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi nóng chảy cho chất lỏng nhớt để nguội rắn lại gọi là chất nhiệt dẻo.
-Một số có tính đàn hồi,tính dẻo,một số dai,hầu hêt có tính cách điện và nhiệt.
nHoạt động1:Khái niệm về polime
-Giới thiệu nội dung bài học từ kiến thức đã có của hs về các phản ứng tạo polime& đặt câu hỏi:
 +lấy vd về một polime đã được học, cho biết polime đó được tạo từ phần tử gọi là gì?tham khảo sgk cho biêt khái niệm về polime?những phân tử nhỏ tạo nên mắc xích gọi là gì?
+Phân loại polime thường dựa trên cơ sở nào,có mấy cách phân loại?
-Giới thiệu tên một số polime,yêu cầu hs rút ra cách gọi tên,lưu ý hs cách ghi tên các polime từ 2 monome.
nHoạt động 2:Cấu trúc của polime
+giới thiệu hình vẽ 4.1T85sgk&yêu cầu học sinh đọc sgkcho biết đặc điểm cấu trúc của polỉme?
+Hs hãy tham khảo sgk cho biết thế nào là cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hòa?hướng dẫn vd cho hs rõ.
n Hoạt động 3:Tính chất vật lí& hóa học
+Giới thiệu một số mẫu vật làm từ polime cho hs rút ra một số lí tính chung của polime, yêu cầu hs xem sgk rút thêm một số tcvl khác của polime.
-lắng nghe ,quan sát, lấy vd:
-Tham khảo sgk rút ra các khái niệm về mắc xích, hệ số polime,độ polime hóa, hệ số polime trung bình, monome.
-Hs tham khảo sgk: phân loại theo nguồn gốc &theo cách tổng hợp hoặc cấu trúc
-phát biểu cách gọi tên polime&lưu ý tên của các polime từ 2 monome hoặc có 2 từ trỏ lên.
- tham khảo sgk7rút ra: cấu trúc mạch nhánh,không phân nhánh,mạng lưới không gian.
-Xem sgk rút ra khái niệm về cấu tạo điều hòa và cấu tạo không điều hòa.
-Hs quan sát mẫu vật&tham khảo sgk rút sa các lí tính cơ bản của polime.
3. Củng cố:giáo viên chốt lại nội dung cơ bản của bài học..
Bài tập trắc nghiệm :
Câu 1/ Sự kết hợp các phân tử nhỏ( monome) thành các phan tử lớn (polime) đòng thời loại ra các phân tử nhỏ như H2O , NH3 , HClđược gọi là
	A. sự tổng hợp 	B. sự polime hóa 	C. sự trùng hợp 	D. sự trùng ngưng
Câu 2/ Phân tử polime bao gồm sự lặp đi lặp lại của rất nhiều các
	A. monome	B. đọan mạch	C. nguyên tố	D. mắt xích cấu trúc
Câu 3/ Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polime được gọi là
	A. số monome	B. hệ số polime hóa 	C. bản chất polime	D.hệ số trùng hợp
Câu 4/ Qúa trình polime hóa có kèm theo sự tạo thành các phân tử đơn giản gọi là
	A. đime hóa 	B. đề polime hóa 	 C. trùng ngưng	D. đồng trùng hợp 
Câu 5/ Trùng hợp etilen được polietilen. Nếu đốt cháy toàn bộ lượng polime đó sẽ thu được 8800g CO2 . Hệ số trùng hợp của quá trình là
	A. 100	B. 150	C. 200	D. 300
4. BTVN:BT SGK tr.89 -90 SGK 

File đính kèm:

  • docpolime-1.doc