Bài giảng Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 17 : Dãy hoạt động hóa học của kim loại (tiết 9)

 1. Kiến thức :

 - Biết được dãy hoạt động hóa học của kim loại.

 - Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại .

 2. Kỹ năng :

 - Biết tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh. Từ đó rút ra cách sắp xếp

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 929 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 17 : Dãy hoạt động hóa học của kim loại (tiết 9), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
Tiết 23
Bài 17 : DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI 
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức : 
 - Biết được dãy hoạt động hóa học của kim loại.
 - Biết được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại .
 2. Kỹ năng : 
 - Biết tiến hành nghiên cứu một số thí nghiệm đối chứng để rút ra kim loại hoạt động mạnh. Từ đó rút ra cách sắp xếp 
 3. Thái độ: tính cẩn thận trong việc làm thí nghiệm
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên : Đinh sắt, dd CuSO4, Cu, dd FeSO4, Na, Ag, dd AgNO3, dd HCl, nước cất, dd phenoltalêin, ống nghiệm, kẹp sắt, ống nhỏ giọt, cốc thủy tinh.
 - Học sinh : Kiến thức
III.Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, gợi mở, qui nạp.
III. Tổ chức dạy và học 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Câub hỏi
Đáp án
Viết các PTPƯ:
Zn + HCl
Al + O2 
fe + S
Fe + AgNO3 
ZnCl2 + H2
Al2O3
FeS
Fe( NO3)2 + Ag
3. Bài mới : 
 Nêu kết luận về tính chất hoá học của kim loại với dung dịch muối?
 Mức độ hoạt động hoá học khác nhau của các kim loại được thể hiện như thế nào? Có thể dự đoán được phản ứng của chất khác hay không? Dãy hoạt động hoá học của kim loại sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi này.
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
 GV yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm.
 Để làm thí nghiệm , ta chuẩn bị những dụng cụ và hoá chất gì?
 GV yêu cầu học sinh lên bảng làm thí nghiệm
 Nêu hiện tượng, giải thích và viết PTHH?
Nhận xét hoạt động hoá học của 2 kim loại
Thí nghiệm 2 cũng tương tự như vậy
Thí nghiệm 3 cũng tương tự như vậy
Thí nghiệm 4 cũng tương tự như vậy
 Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận: ở vị trí nào phản ứng với nước ở nhiệt độ thường ?
 kim loại ở vị trí nào phản úng với dd axit giải phóng khí hiđrô?
 kim loại ở vị trí nào đẩy được kim loại đứng sau nó ra khỏi dung dịch muối ?
Hs đọc thí nghiệm
HS trả lời
 1 HS lên bảng biểu diễn thí nghiệm
(1) Đinh Fe bị bám 1 lớp màu đỏ
( 2) không có h/t gì
Giải thích: Fe đẩy Cu ra khỏi dd CuSO4, lớp màu đỏ là Cu
(1) Cu bị bám 1 lớp trắng bạc, (2) Không có h/ t gì
GT: Cu đẩy được Ag ra khỏi dd AgNO3, Ag không đẩy được Cu ra khỏi dd CuSO4
(1) Không có h/t gì
(2) bề mặt đinh sắt có bọt khí thoát ra.
GT: Cu không đẩy được H ra khỏi dd axit, Fe đẩy được H ra khỏi Axit, bọt khí là H2
Ly 1 mẩu Na chuyển động nhanh trên mặt nước, có khí thoát ra, dd không màu chuyển sang màu hồng, ly 2 không có hiện tượng gì
Gt: Ly 1 có dd kiềm nên làm đổi màu thuốc thử.
HS thảo luận 2 phút và đại diện trả lời
I. Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
1. Thí nghiệm 1 : 
Fe + CuSO4 à FeSO4 + Cu 
(r) (dd) (dd) (r)
Kết luận : Sắt hoạt động mạnh hơn đồng (Fe, Cu)
2. Thí nghiệm 2 : 
Cu + 2AgNO3 à Cu(NO3)2 + 2Ag 
(r) (dd) (dd) (r) 
Kết luân : đồng hoạt động mạnh hơn bạc (Cu, Ag)
3. Thí nghiệm 3 : 
Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 
(r) (dd) (dd) (k)
4. Thí nghiệm 4 :
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 
(r) (l) (dd) (k)
Kết luận : Na hoạt động mạnh hơn sắt (Na, Fe) 
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
II. Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại :
1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra kiềm và khí H 
3. Kim loại đứng trước H phản ứng với 1 số dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng ) giải phóng khí H2 
4. Kim loại đứng trước ( trừ Na, K . ) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối
 4. Cũng cố : 
 - Sửa bài tập 1,2 trang 54 
 - Hướng dẫn sửa bài tập 5 / 54
 5. Dặn dò : 
- Học bài, xem bài nhôm
- Làm bài tập .
Tiết 24
Bài 18 : NHÔM (Al = 27 )
I. Mục tiêu: 
 - Tính chất vật lý của nhôm : nhẹ, dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
 - Tính chất hóa học của nhôm : Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại nói chung, phương pháp sản xuất nhôm bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy
 - Biết dự đoán tính chất hóa học của nhôm từ tính chất của kim loại nói chung , làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán 
 - Quan sát sơ đồ hình ảnh để rút ra nhận xét về PP sản xuất nhôm
II. Chuẩn bị:
 GV: - Bột nhôm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, diêm, ống nghiệm đựng dd HCl, dd CuSO4 
Tranh : Sơ đồ điện phân nhôm oxit nóng chảy.
HS: Kiến thức
III.Phương pháp : Trực quan, đàm thoại, gợi mở, qui nạp.
III. Tổ chức dạy và học 
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ : 
Câub hỏi
Đáp án
Viết và nêu ý ngiã của dãy hoạt động hoá học
Dãy hoạt động hóa học của một số kim loại K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
 Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại :
1. Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
2. Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở nhiệt độ thường tạo ra kiềm và khí H 
3. Kim loại đứng trước H phản ứng với 1 số dung dịch axit ( HCl, H2SO4 loãng ) giải phóng khí H2 
4. Kim loại đứng trước ( trừ Na, K . ) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dd muối
3. Bài mới : 
Hoạt động của Giáo Viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
 GV : cho HS quan sát mẫu nhôm và yêu cầu HS trả lời về những tính chất vật lý mà HS biết.
GV : nêu vấn đề : Nhôm có đầy đủ tính chất hóa học của kim loại nói chung hay không ?
 GV : Muốn kiểm tra dự đoán về tính chất hóa học của nhôm có đúng hay không ta làm thế nào ?
 GV: thực hiện thí nghiệm biểu diển đốt bột nhôm trong không khí (hoặc cho từng nhóm làm)
 GV : Nhôm có phản ứng với phi kim khác không ?
 GV : hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 theo nhóm và rút ra nhận xét
GV : hướng dẫn HS làm thí nghiệm 3 theo nhóm và rút ra nhận xét
 Kết luận : Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại.
 Gv giới thiệu tính chất hoá học khác của nhôm
 GV treo tranh và yêu cầu học sinh nêu các bước và quy trình sản xuất nhôm
Dự đoán kiểm tra và kết luận nhôm có những tính chất của kim loại
dự đoán tính chất hóa học của của nhôm căn cứa vào tính chất hóa học chung của kim loại và trị trí của nhôm trong dãy hoạt động hóa học.
HS theo dõi quan sát hiện tượng : nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
 giải thích và rút ra nhận xét, viết TPHH.
HS làm thí nghiệm rút ra nhận xét và viết PT.
HS làm thí nghiệm rút ra nhận xét và viết PT.
* Nhôm phản ứng được với nhiều dd muối và những kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo thành muối nhôm và kim loại mới.
HS nghe giảng
Hs quan sát tranh và nêu các bước và quy trình sản xuất nhôm
I. Tính chất vật lý :
- Nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ, (khối lượng riêng là 2,7 g/cm2 ), độ dẫn điện bằng 2/3 độ dẫn điện đồng.
Nhôm có tính dẻo nên dể cán mỏng hoặc kéo thành sợi.
II. Tính chất hóa học 
1. Nhôm có những tính chất hóa học của kim loại không?
 a. P/Ư của nhôm với phi kim.
-phản ứng với oxi .
4Al(r) + 3O2 (k)à 2Al2O3(r)
Trắng trắng 
- Phản ứng của nhôm với phi kim khác. (S, Cl2, .)
 2Al + 3Cl2 à 2Al2Cl3
(Trắng) (vàng lục) (trắng) 
* Nhôm phản ứng với oxi tạo thành oxit và phản ứng với nhiều phi kim khác như S, Cl2 tạo thành muối.
b. Phản ứng của nhôm với dd axit 
- Nhôm có thể tác dụng với HCl, H2SO4 loãng .. và giải phóng H2.
2Al + 6HCl à 2 AlCl3 + 3H2
(r) (dd) (dd) (k) 
Chú ý : Nhôm không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội .
c. P/ư của nhôm với dd muối.
2Al + 3CuSO4 à Al2(SO4)3 +3 Cu 
(trắng)(xanh lam (Kg màu)
2. Nhôm có TCHH nào khác ?
- Hiện tượng có khí không màu (H2) thoát ra, nhôm tan dần.
- Nhận xét : Nhôm có phản ứng với dd kiềm.
III. Sản xuất nhôm : 
(SGK/57)
 4. . Cũng cố : - Bài tập 1, 2, 3 trang 58
 5. Dặn dò :Bài tập về nhà 4, 5, 6 trang 58 chuẩn bị bài sắt
 Kí duyệt, ngày tháng năm
 PHT

File đính kèm:

  • docTUAN 12 HOA 9.doc