Bài giảng Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại (tiếp theo)

1. Kiến thức:

 – Học sinh biết tính chất hóa học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, với dung dịch muối.

 2. Kỹ năng:

 Rèn luyện các kỹ năng:

 + Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.

 + Khái quát hóa.

 + Viết phương trình hóa học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 12 - Tiết 23 - Bài 16: Tính chất hóa học của kim loại (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2009-2010
----------------
 - Đơn vị: TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN MỸ THỌ
 - Họ & Tên GV: NGUYỄN DUY TÂN
 - Bộ môn: HÓA HỌC
 - Ngaøy soaïn: 02/11/2009. Ngaøy daïy: 10/11/2009
 - Tuần: 12. Tieát PPCT: 23.Tiết 4. Lớp: 9A1 Trường THCS Mỹ Hội 
 - Baøi 16: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI
A. Mục tiêu bài học:
	1. Kiến thức:
	– Học sinh biết tính chất hóa học của kim loại nói chung: Tác dụng với phi kim, dung dịch axit, với dung dịch muối.
	 2. Kỹ năng:
	Rèn luyện các kỹ năng:
	+ Tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét.
	+ Khái quát hóa.
	+ Viết phương trình hóa học.
 	3. Thái độ:
	- Giáo dục lòng yêu thích môn học,tính cẩn thận, ý thức bảo vệ môi trường.
B. Phương pháp dạy học:
	Tröïc quan, ñaøm thoaïi, gôïi môû, neâu vaán ñeà, hoạt động nhóm.
C. Phương tiện dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	– Dụng cụ: Máy vi tính, máy chiếu; lọ thủy tinh miệng rộng (có nút nhám), giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, pipet, đèn cồn, muối sắt.
	– Hóa chất: lọ oxi, lọ Cl2, Na, dây thép, dung dịch H2SO4(l); dung dịch CuSO4, dung dịch AgNO3, Fe, Zn, Cu, dung dịch AlCl3.
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	– Xem bài trước.
D. Tiến trình hoạt động:
Ổn định lớp :( 1 phút )
Kiểm tra bài cũ:( 5 phút )
	– Chọn những từ (cụm từ) thích hợp điền vào chổ trống trong các câu sau:
a. Kim loại vonfam đựợc dùng làm dây tóc bóng đèn điện là do có (4)cao.
b. Bạc, vàng được dùng làm (6)vì có ánh kim đẹp.
c. Nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo vỏ máy bay là do (3) và(2)
d. Đồng và nhôm được dùng làm (5) là do dẫn điện tốt.
e. (1) được dùng làm dụng cụ nấu bếp là do bên trong không khí và dẫn nhiệt tốt.
	(1): Nhôm	(2): bền (3): nhẹ	 
 (4): nhiệt nóng chảy	 (5): dây điện (6): đồ trang sức.
Hình ảnh minh họa:
Vào bài mới: 
- Mở bài: ( 2 phút) Trò chơi giải ô chữ:
M
U
O
I
T
I
X
A
M
I
K
I
H
P
² Hoạt động 1: Phản ứng của kim loại với phi kim.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
14
phút
- GV: chiếu video thí nghiệm đốt sắt trong oxi.Yêu cầu học sinh quan sát. nêu hiện tượng. và viết PTHH (có điền trạng thái của các chất). 
- Yêu cầu đại diện học sinh phát biểu và viết PTHH. Gọi học sinh khác nhận xét bổ sung.
- GV: nhận xét, bổ sung--->kết luận.
- GV: giới thiệu nhiều kim loại khác như Al, Zn, Cu...phản ứng với oxi tạo thành các oxit Al2O3, ZnO, CuO...
- Yêu cầu học sinh viết PTHH của phản ứng của Al với khí oxi.
- Yêu cầu hs lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
- Qua 2 phương trình hóa học trên em có nhận xét gì về phản ứng của kim loại với oxi?.
- GV: nhận xét, kết luận 
– Giáo viên: giới thiệu dung cụ hóa chất và yêu cầu 1hs nêu cách tiến hành thí nghiệm.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm quan sát cách tiến hành thí nghiệm để nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng. 
+ Tiến hành thí nghiệm : Đưa một muôi sắt đựng Na nóng chảy vào bình đựng khí Clo. 
- Giáo viên yêu cầu đại diện 2nhóm báo cáo kết quả quan sát thí nhiệm , các nhóm khác bổ sung nhận xét. GV nhận xét kết luận hiện tượng và PTHH của TN.
– Giáo viên giới thiệu:
+ Ở nhiệt độ cao, đồng, magie, sắt...phản ứng với lưu huỳnh cho sản phẩm là các muối sunfua CuS, MgS, FeS...
+ Yêu cầu 1 hs lên bảng viết 2PTHH của Fe, Mg với S.
GV: nhận xét, bổ sung.
? Qua 2 phương trình hóa học trên em có nhận xét gì về phản ứng của kim loại với phi kim khác?.
- GV: nhận xét, kết luận
+ Ở nhiệt độ cao, kim loại phản ứng với nhiều phi kim khác " muối.
– Học sinh quan sát và nêu hiện tượng, viết PTHH.
+ Hiện tượng: Sắt cháy trong oxi với ngọn lửa sáng chói tạo ra nhiều hạt nhỏ màu nâu đen (Fe3O4).
+ PTHH: 
3Fe ( r ) + 2O2 ( k ) Fe3O4( r ) 
tO
(trắng xám) (không màu) (nâu đen) 
- 1 học sinh lên bảng viết, học lớp nhận xét, bổ sung.
tO
4Al ( r ) + 3O2 ( k ) 2Al2O3( r ) 
- HS trả lời: phản ứng giữa kim loại với phi kim tạo thành oxit( thường là oxit kim loại).
- HS nghe và ghi bài.
- 1HS nêu cách tiến hành thí nghiệm
- Học sinh quan sát và hoạt động nhóm thảo luận về hiện tượng và viết PTHH. 
+ Hiện tượng: Natri nóng chảy cháy trong khí clo tạo thành khói trắng.
+ Phương trình phản ứng.
2Na(r) + Cl2 (k) 2NaCl(k)
 (vàng lục) (trắng)
- Đại diện 2nhóm báo cáo, các nhóm nhận xét bổ sung cho nhau.
– Học sinh chú ý và ghi bài.
- 1hs lên bảng viết, hs khác nhận xét, bổ sung 
- HS trả lời: ở nhiệt độ cao kim loại phản ứng với phi kim khác tạo thành muối.
– Học sinh chú ý và ghi bài
I/ Phản ứng của kim loại với phi kim: 
 1. Tác dụng với oxi: 
3Fe ( r ) + 2O2 ( k ) Fe3O4( r ) 
tO
(trắng xám) (không màu) (nâu đen) 
Kết luận: Hầu hết các kim loại (trừ Ag, Au, Pt) phản ứng với oxi ở nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thường tạo thành oxit.
2. Tác dụng với phi kim khác:
2Na (r) + Cl2(k) 2NaCl ( r ) 
 tO
- Ở nhiÖt ®é cao kim lo¹i ph¶n øng víi nhiÒu phi kim kh¸c t¹o thµnh muối.
	² Hoạt động 2: Phản ứng của kim loại với dung dịch axit.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
 7
phút
– GV: giới thiệu dung cụ hóa chất và tiến hành thí nghiệm thả viên Zn vào dd H2SO4. Yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng. - Gọi 1học sinh nêu hiện tượng và lên bảng viết PTHH. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu hs viết phương trình phản ứng minh họa của Mg với dd HCl.
? Qua 2 PTHH trên em có nhận xét gì về phản ứng của kim loại với dd axit.
– Giáo viên: nhận xét, kết luận.
- giới thiệu: Mét sè kim lo¹i t¸c dông víi H2SO4 (đặc nóng) kh«ng gi¶i phãng khÝ H2 mµ t¹o ra khÝ kh¸c .
- Liên hệ thực tế: do sự ô nhiễm môi trường không khí ( của khí CO2 SO2), nên đã làm cho các đồ dùng của chúng ta bị gỉ sét và ăn mòn do nước mưa( có hàm lượng axit).
? Vậy các em cần phải làm gì để hạn chế các đồ dung của mình như xe đạp,.. ít bị gỉ sét?
- HS quan sát nêu hiện tượng và viết PTHH.
+ HT: xuất hiện sủi bọt khí và viên kẽm tan dần.
+ PTHH:
- HS viết PTHH minh họa
– HS trả lời: Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hydro.
– Học sinh chú ý và ghi bài.
- Học sinh chú ý. 
- Học sinh chú ý nghe. 
- HS suy nghĩ tìm biện pháp như: rửa xe sạch, lau chùi dầu mở
II/ Phản ứng của kim loại với dd axit:
Một số kim loại phản ứng với dung dịch axit(H2SO4loãng, HCl...) tạo thành muối và giải phóng khí H2.
 ² Hoạt động 3:
Phản ứng của kim loại với 
dung dịch muối.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10
phút
- Phân công nhiệm vụ các nhóm.
- Yêu cầu hs nêu cách tiến hành 3 thí nghiệm.
- Gọi đại diện lần lượt các nhóm lên nhận dung cụ hóa chất.
- Yêu cầu hs tiến hành thí nghiệm theo nhóm quan sát hiện tượng, viết PTHH và nhận xét (nếu có). Theo dõi quan sát nhóm hs làm TN.
- Thí nghiệm 1: Cho dây đồng vào dung dịch AgNO3.
- Thí nghiệm 2:cho dây kẽm vào ống nghiệm đựng dd CuSO4 
- Thí nghiệm 3: Cho dây Cu vào dung dịch AlCl3.
- Yêu cầu 2 nhóm đại diện lên bảng dán bảng phụ ghi kết quả nghiên cứu thí nghiệm của nhóm mình, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV: chiếu kết quả về hiện tượng, PTHH, nhận xét của từng thí nghiệm, nhận xét và bổ sung cho các nhóm.
- Qua 3 thí nghiệm về phản ứng của kim loại với dd muối em có nhận xét gì?
- GV: nhận xét, bổ sung 
--> kết luận
– Giáo viên lưu ý học sinh ngoại trừ các kim loại Na, Ba, Ca, K.
- HS nhóm nhận nhiệm vụ.
- HS nêu cách tiến hành từng TN.
- Đại diện lần lượt các nhóm nhận dung cụ hóa chất.
- HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm: quan sát hiện tượng, viết PTHH và nhận xét 
+ Thí nghiệm 1: Có kim loại màu trắng xám bám vào dây đồng. Đồng tan dần. Dung dịch không màu chuyển dần thành màu xanh.
Nhận xét: Đồng đã đẩy bạc ra khỏi muối " Cu hoạt động hóa học mạnh hơn Ag.
+ Thí nghiệm 2: Có kim loại màu đỏ bám ngoài dây kẽm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần. Zn tan dần.
Nhận xét: Kẽm đã đẩy đồng ra khỏi hợp chất " Zn hoạt động hóa học mạnh hơn.
+ Thí nghiệm 3: Không có hiện tượng gì xảy ra.
Nhận xét: Đồng không đẩy đựợc nhôm ra khỏi hợp chất " Cu hoạt động hóa học yếu hơn Al.
- Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, chú ý.
– HS phát biểu: chỉ có kim loại hoạt động hóa học mạnh hơn mới đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
– Học sinh chú ý.
III/ Phản ứng của kim loại với dd muối:
1. Phản ứng của Cu với dd AgNO3
2. Phản ứng của Zn với dd CuSO4
Kim loại hoạt động mạnh hơn (trừ Na, K, Ca, ) có thể dẩy kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ra khỏi dung dịch muối " muối mới và kim loại mới .
	3. Củng cố: (1 phút)
	- Yêu cầu 1 học sinh đọc khung ghi nhớ cuối bài
	4. Kiểm tra đánh giá: (4 phút)
- Cho học sinh chơi trò chơi “ Thi tiếp sức”
Thể lệ trò chơi: 
Lớp chia thành 4 đội, mỗi đội cử một bạn làm BGK. 
Mỗi đội có thời gian 90giây để thảo luận hoàn thành 3 phương trình hóa học theo quy định. 
Khi hết giờ mỗi đội cử lần lượt từng bạn khác nhau lên bảng ghi kết quả của từng phương trình hóa học của đội mình( thời gian lên bảng là 90 giây).
Mỗi bạn khi lên bảng điền thì chỉ được điền 1 lần, nếu chữa phần sai của bạn thì mình mất lượt. 
Đáp án:
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Bài tập: làm các bài 3,4,5,6,7 trang 51 SGK vào vở bài tập.
- Xem bài mới: “ Bài 17 Dãy hoạt động hóa học của kim loại” tìm hiểu:
+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại được xây dựng như thế nào?
+ Dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý như thế nào trong hóa học?

File đính kèm:

  • docTIET 23BAI 16 TCHH KIM LOAIGVG HUYEN.doc