Bài giảng Tuần 11 - Tiết 21 - Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại (tiếp theo)

MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức: Biết được:

 Tính chất vật lí chung của kim loại.

2. Kĩ năng:

 Quan sát mô tả thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận

 Liên hệ thực tế

3. Thái độ:

 Nghiêm túc học tập bộ môn,yêu thích bộ môn

II. CHUẨN BỊ:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 869 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 11 - Tiết 21 - Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn: 27/10/2010
Tiết 21 Ngày dạy: 29/10/2010
CHƯƠNG II
Bài 15: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được:
 Tính chất vật lí chung của kim loại.
2. Kĩ năng: 
 Quan sát mô tả thí nghiệm, nhận xét và rút ra kết luận
 Liên hệ thực tế
3. Thái độ: 
 Nghiêm túc học tập bộ môn,yêu thích bộ môn 
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. GV: 
 Một đoạn dây thép dài khoảng 20 cm 
 Đèn cồn, bật lửa,đèn bàn
 Giấy thiếc,dây bạc,dây cu, nhẫn vàng
 Một đoạn dây nhôm, 1 mẫu than, một đoạn dây đồng
b. HS: 
 Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
2. Phương pháp:
 Thí nghiệm nghiên cứu – Hỏi đáp – Làm việc với SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp(1’): Giới thiệu giáo viên đến dự giờ
 2. Bài mới: Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu xong Chương I : Các loại hợp chất vô cơ là Ôxít, axit,bazơ,muối.Hôm nay chúng ta sẽ học bài đầu tiên của Chương II: Kim loại
Chúng ta sẽ tìm hiẻu xem kim loại có những tính chất vật lí nào ? Và những ứng dụng của nó trong cuộc sống.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. Tìm hiểu tính dẻo của kim loại(10’).
Gv : Trình lên bàn 1 mẩu than và 1 mẩu Nhôm
Gv : Yêu cầu lớp cho biết nguyên tố hóa học chính tạo nên 2 mẫu vật
Gv : Cho một HS lên bảng bẻ 2 mẫu vật này
Gv: Như vậy ta đã thấy rằng Al là một kim loại có tính dẻo. 
Em có biết thêm kim loại nào nữa ?
Gv : Bổ sung
Gv ? Vậy những kim loại này nó có tính dẻo hay không ? 
Gv : Bằng nhiều thí nghiệm với những kim loại khác người ta đã đưa ra được kết luận
Gv : Thông báo thêm :
 Người ta có thể tạo nên sắt vuông,sắt tròn,sắt lá,dao,kéo sợi tạo dây đồng,nhôm và tạo được đồ trang sức tinh xảo bằng vàng,bạc.
à Riêng vàng có thể dát mỏng đến mức mắt thường không nhìn thấy
Gv : Ngoài tính dẻo, người ta còn phát hiện kim loại có tính dẫn điện.Một phát hiện mang lại nhiều lợi ích cho thế giới
HS: Quan sát
HS: Than (C ) Nhôm (Al)
HS: Quan sát và rút ra nhận xét : Than vỡ vụn còn nhôm dẻo
HS: ghi bảng : Cu,Fe,Na,Zn..
Ag, Au
HS: Có
HS: Lắng nghe và ghi nhớ
HS: Lắng nghe
Tính dẻo
1. Kết luận:
Kim loại có tính dẻo
Các kim loại khác nhau có tính dẻo khác nhau
2. Ưng dụng:
Dựa vào tính dẻo của kim loại người ta có thể rèn,kéo sợi,dát mỏng tạo nên các đồ vật khác nhau
Hoạt động 2. Tìm hiểu tính dẫn điện(8’).
Gv : Em nào có thể chứng minh kim loại có tính dẫn điện ?
Gv: Thí nghiệm với nhiều kim loại khác người ta thấy rằng các kim loại đều dẫn điện.Nhưng khả năng dẫn điện của chúng khác nhau 
GV ? Tại sao không dùng dây Ag ?
GV ? Dây điện cao thế tại sao không phải là dây đồng ?
GV ? Thế nào là dây trần ?
Gv : Nếu trong nhà mà sử dụng dây trần hay dây đã bị hỏng lớp vỏ bọc là cực kì nguy hiểm. Vì nó có thể gây dật cho người và gia súc,gây cháy 
GV : Nhiều vụ cháy nhà,chợ do chập điện ( Chợ Vinh )
Lưu ý : Một số gia đình bỗng dưng mất điện là do mũi nối bị o xi hóa. Nguyên nhân : Mũi nối ngoài trời giữa 2 kim loại khác nhau.
HS: Biểu diễn thí nghiệm 
Cắm phích cắm có nối bóng đèn vào ổ cắm
Hs: Ag ( Hiếm à đắt )
Hs : Đắt - Nặng - Dễ bị đứt do dễ bị oxi hóa
Hs: Dây dẫn điện không có vỏ bọc
Tính dẫn điện: 
1.Kết luận :
- Lim loại có tính dẫn điện
- Các kim loại khác nhau khả năng dẫn điện khác nhau
VD: Ag>Cu>Al>Fe.
2. Ứng dụng :
Làm dây dẫn điện
Chú ý: Dây ngoài trời không nên có múi nỗi giữa 2 kim loại khác nhau
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính dẫn nhiệt(10’).
Gv: Yêu cầu 1HS lên làm thí nghiệm đốt 1 đoạn dây Al trên ngọn lửa đèn cồn
Gv ? Tại sao lại nóng
Gv : Dây nhôm dẫn nhiệt
Gv : Thí nghiệm đốt với nhiều loại dây kim loại khác người ta đưa ra kết luận
Gv : Có 3 nồi Al,Cu,Fe đun như nhau với cùng một lượng nước.Nồi nào nước sẽ sôi trước ?
Gv : Hiện nay do nhu cầu cao của con người nên nồi hợp kim đã dần thay thế nồi thông thường
à Chúng ta cùng tìm hiểu về ánh kim của kim loại
Hs: Nóng vì dây Al đã dẫn nhiệt
HS : Nồi Cu>Al>Fe
Tính dẫn nhiệt: 
Kết luận :
Kim loại có tính dẫn nhiệt
Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau
VD: Mức độ dẫn nhiệt theo thứ tự : Ag>Cu>Al>Fe.
 2. Ứng dụng :
Dùng làm vật dụng nấu ăn
Hoạt động 4. Tìm hiểu tính ánh kim(7’).
Gv ? Theo em ánh kim là gì ?
Gv : Cho Hs ghi
Gv : Đưa một số mẫu kim loại
 Nhẫn, vòng bạc, que nhôm, lá đồng 
Gv : Ngoài những tính chất trên kim loại còn có một số tính chất vật lí khác.
Hs : Trả lời
Hs : Quan sát
Anh kim: 
1. Khái niệm: Ánh kim là vẻ sáng đặc trưng của mỗi kim loại
2. Kết luận :
Kim loại có ánh kim.Các kim loại khác nhau có ánh kim khác nhau
3. Ứng dụng :
Nhờ tính chất này 1 số kim loại được dùng làm đồ trang sức và các vật dụng trang trí 
3. Củng cố - Dặn dò(9’): 
 a. Củng cố:
 Gv : Yêu cầu 1HS đọc: “Em có biết?”
Đáp án : Câu 3 : Đồng và Bạc
 Câu 4: DAl = 2,7g Hiểu là : 2,7 g Al chiếm thể tích 1cm3
 Vậy 1mol (27g) Al chiếm thể tích là x ?
 cm3
 Câu 5: a, Cu, Al, Fe
 b, Cu, Al, Ni
b. Nhận xét, dặn dò: GV: Đánh giá tiết học.
 Yêu cầu HS về nhà làm bài tập: 1,2,5 SGK/48.
 Xem trước bài “Tính chất hoá học của kim loại”.

File đính kèm:

  • docTiet 21 Tinh chat vat li cua kim loai Hay.doc
Giáo án liên quan