Bài giảng Tuần 10 - Tiết 20 : Kiểm tra một tiết

 câu 1: tính chất nào dưới đây không phải của bazơ?

a/ tác dụng với axit. b/làm quỳ tím hoá đỏ

c/ bị nhiệt phân huỷ d/tác dụng với ôxit axit

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tuần 10 - Tiết 20 : Kiểm tra một tiết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4/11/09 TUẦN 10 Tiết 20 : KIỂM TRA MỘT TIẾT 
MỤC TIÊU : 
-Kiểm tra laiï một số kiến thức và kĩ năng đã học trong phần bazơ và muôí.
B>CHUẨN BỊ : Đề kiểm tra 
Nội dung
 Trắc 
Biết
nghiệm
hiểu
Vận dụng
Tự
Biết 
Luận
Hiểu 
Vận dụng
điểm
Tính chất hh của bazơ
1
0,5 đ
1
0,5 đ
1
2đ
3
3đ
NaOH
1
0,5 đ
1
0,5 đ
2
1đ
Tính chất hh của muối
2
1đ
1
0,5 đ
1
0,5 đ
1
3đ
5
5đ
Phân bón hh
1
0,5 d
1
0,5 đ
2
1đ
 C> LÊN LỚP: 1/Oån định : 2/Kiểm tra : Đề 
 A>PHẦN TRẮC NGHIỆM : (5đ)
 Khoanh tròn ý trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
 Câu 1: Tính chất nào dưới đây không phải của bazơ?
A/ Tác dụng với axit. B/Làm quỳ tím hoá đỏ 
C/ Bị nhiệt phân huỷ D/Tác dụng với ôxit axit 
 Câu 2: Cu(OH)2 bị nhiệt phân huỷ thành :
A/ Cu và H2O B/ CuO và H2 C/ CuO và H2O D/ Cả A,B,C đều sai 
 Câu 3: Các muối kết tủa là :
A/BaSO4,CaCO3, AgCl. B/ BaCO3,MgSO4, Cu(NO3)2. C/ Na2SO4,CaCl2, Ca3(PO4)2
 Câu 4: Cặp chất nào có thể tồn tại trong cùng một dung dịch ?
A/. CaCl2 và K2CO3 . B/ NaNO3 và HCl . C/FeCl2 và KOH. D/ NaHCO3 và HCl
 Câu 5: NaOH tác dụng được với các chất nào?
A/ H2O,HCl,CO2 B/ HNO3,P2O5, CuCl2 . C/ H2SO4, MgO,FeCl3 D/ H2S, SO2, K2CO3.
 Câu 6: Dung dịch axít có pH bằng :
A/ 1,3,5,7, B/ 2,4,6,8. C/ 1,2,3,4. D/ 10,11,12,13.
 Câu 7: Tính chất hoá học nào không phải của muối ?
A/ Tác dụng với kim loại B/ Tác dụng với nước 
C/ Tác dụng với dung dịch axit D/ Tác dụng với dung dịch muối .
 Câu 8: Muối CuSO4 tác dụng được với các chất nào ?
A/ Fe,NaOH,BaCl2 B/ Mg,Al(OH)3,Ba(NO3)2, 
 C/ Zn,KOH,FeCl3. D/ Ag,Ca(OH)2,Pb(NO3)2
 Câu 9: Phân bón vi lượng bổ sung những nguyên tố nào sau đây?
A/ B,Cu,Zn,Fe,Mg. B/ B,Al,Zn,Fe,Mn C/ K,Cu,Al,Fe,Zn. D/ B,Cu,Zn,Fe,Mn.
 Câu 10 : Phân bón đơn là :
A/ NH4Cl, Ca3(PO4)2 ,KNO3 B/ NH4NO3, KCl, (NH4)2HPO4 
C/ (NH2)2CO,K2SO4, CaHPO4 . D/ (NH4)2SO4, KNO3, Ca(H2PO4)2 
 B> PHẦN TỰ LUẬN : (5đ)
 Câu 1: Cho các chất sau: Zn, ZnCl2, Zn(OH)2, ZnSO4, Zn(NO3)2.
 a/ Xếp các chất trên thành dãy chuyển đổi hoá học 
 b/ Viết phương trình hoá học thực hiện dãy chuyển đổi trên . (2đ)
 Câu 2: Cho 200ml dung dịch MgCl2 2M tác dụng với 300ml dung dịch KOH 3M
 Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa
 đến khi khối lượng không đổi . 
Viết các phương trình phản ứng xảy ra .
Tính khối lượng chất rắn sau khi nung ?
Tính nồng độ mol của các chất tan có trong nước lọc (giả sử thể tích dd thay đổi không đáng kể) (3đ)
 3/ ĐÁP ÁN: 
Phần trắcnghiệm :(5đ)
Câu 1: B Câu 2: C Câu 3: A Câu 4: B Câu 5: B
Câu 6: C Câu 7: B Câu 8: A Câu 9:D Câu 10: C
B.Phần tự luận (5đ)
 Câu 1: a. Xếp thành dãy chuyển đổi :
 Zn àZnSO4 àZn(OH)2 àZnCl2 à Zn(NO3)2 
 ( Hoặc đáp án khác nhưng đúng )
 b. Viết phương trình :
 Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2
 ZnSO4 + 2NaOH à Zn(OH)2 + Na2SO4 
 Zn(OH)2 + 2HCl à ZnCl2 + 2H2O
 ZnCl2 + AgNO3 à Zn(NO3)2 + AgCl 
 Câu 2: a. Viết phương trình 
 MgCl2 + 2KOH Mg(OH)2 + 2KCl
 1mol à 2mol à 1mol à 2mol
 0,4mol à 0,8mol à 0,4mol à 0,8mol
 Mg(OH)2 to MgO + H2O
 1mol à 1mol 
 0,4mol à 0,4mol
 nMgCl2 = CM .V = 0,2 . 2 = 0,4 (mol)
 nKOH = CM . V = 0,3 . 3 = 0,9 (mol)
 Theo tỉ lệ phương trình thì KOH dư nên bài toán tính theo MgCl2
 b. m MgO = n.M = 0,4 . 40 = 16 (g)
 c. n 0,8
 CM KCl = 1,6 (M)
 V 0,2 + 0,3
 n 0,9 – 0,8
 CM KOH dư 0,2 (M)
 V 0,2 + 0,3
 3 Về nhà: Soan : Kim loại có những tính chất vật lý nào ?
 Thúc Đào

File đính kèm:

  • doct20.doc
Giáo án liên quan