Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò quan trọng của trồng trọt trong nền kinh tế của nước ta.

- Biết được nhiệm vụ của trồng trọt trong giai đoạn hiện nay.

- Xác định được những biện pháp để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt.

2. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng

- Quan sát và nhìn nhận vấn đề.

- Vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

 

doc175 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1800 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1 - Bài 1: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 d, 2 – b
6. Nhận xét- dặn dị: ( 2 phút)
- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dị: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
Tuần 15; tiết 30
Ngày soạn: 23/11/2011
Ngày dạy:
ÔN TẬP
I. Mục tiêu
- Giúp học sinh củng cố và khắc sâu kiến thức đã học.
- Trên cơ sở đó học sinh có khả năng vận dụng vào thực tếsản xuất.
- Rèn cho học sinh tư duy lôgic, khoa học
II. Chuẩn bị
- Kiến thức cơ bản của phần lâm nghiệp.
III.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.
1. Ổn định tổ chức lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 1 và 2 trong sgk?
- giáo viên chốt lại kiến thức
- Học sinh trả lời theo yêu cầu của giáo viên.
I. Vai trò của rừng và nhiệm vụ trồng rừng
Hoạt động 2: kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 3 đến 9 trong sgk?
- giáo viên chốt lại kiến thức
- Học sinh trả lời các câu hỏi:
à Học sinh trả lời
II. kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc cây rừng
- Làm đất gieo ươm cây rừng
- Gieo hạt, chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng
- Trồng cây rừng
- Chăm sóc cây rừng sau khi trồng
Hoạt động 3: Khai thác và bảo vệ rừng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên cho học sinh trả lời câu hỏi 10 đến 15 trong sgk?
- giáo viên chốt lại kiến thức
- Học sinh trả lời các câu hỏi:
à Học sinh trả lời
III. Khai thác và bảo vệ rừng
- Khai thác rừng.
- Bảo vệ rừng.
4. Củng cố: 2 phút)
Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
 Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 30
Duyệt của tổ
Tô Văn Phước
Tuần 16; Tiết 31
Ngày soạn:25/11/2011
Ngày dạy:
PHẦN 3: CHĂN NUÔI
CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT CHĂN NUÔI
BÀI 30: VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu được vai trò của chăn nuôi.
- Biết được nhiệm vụ phát triển của ngành chăn nuôi.
2. Kỹ năng.
Quan sát và thảo luận nhóm
3. Thái độ.
Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.
 II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
- Hình 50 SGK phóng to.
- Sơ đồ 7, phóng to.
2. Học sinh.
Xem trước bài 30.
 III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
 IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.
1. Ổn định tổ chức lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Vai trò của chăn nuôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung
- Giáo viên treo hình 50, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
+ Nhìn vào hình a, b, c cho biết chăn nuôi cung cấp gì?
Vd: Lợn cung cấp sản phẩm gì?
+Trâu, bò cung cấp sản phẩm gì?
+ Hiện nay còn cần sức kéo từ vật nuôi không?
+ Theo hiểu biết của em loài vật nuôi nào cho sức kéo?
+ Làm thế nào để môi trường không bị ô nhiễm vì phân của vật nuôi?
+ Hãy kể những đồ dùng làm từ sản phẩm chăn nuôi mà em biết?
+ Em có biết ngành y và được dùng nguyên liệu từ ngành chăn nuôi để làm gì không?Nêu một vài ví dụ.
- Giáo viên hoàn thiện kiến thức
- Tiểu kết, ghi bảng.
- Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
à Cung cấp :
+ Hình a: cung cấp thực phẩm như: thịt,trứng, sữa.
+ Hình b: cung cấp sức kéo như: trâu, bò..
+ Hình c: cung cấp phân bón.
+ Hình d: cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ.
à Cung cấp thịt và phân bón
à Cung cấp sức kéo và thịt.
à Vẫn còn cần sức kéo từ vật nuôi
à Đó là trâu, bò, ngựa hay lừa.
à Phải ủ phân cho hoai mục
àNhư: giầy, dép, cặp sách, lượt, quần áo..
à Tạo vắc xin, huyết thanh.vd: thỏ và chuột bạch..
- Học sinh ghi bài
I. Vai trò của ngành chăn nuôi.
- Cung cấp thực phẩm.
- Cung cấp sức kéo.
- Cung cấp phân bón.
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành sản xuất khác.
* Hoạt động 2: Nhiệm vụ của ngành chăn nuôi ở nước ta.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên treo tranh sơ đồ 7 yêu cầu học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
 + Chăn nuôi có mấy nhiệm vụ?
+ Em hiểu như thế nào là phát triển chăn nuôi toàn diện?
+ Em hãy cho ví dụ về đa dạng loài vật nuôi?
+ Địa phương em có trang trại không?
+ Phát triển chăn nuôi có lợi ích gì? Em hãy kể ra một vài ví dụ.
+ Em hãy cho một số ví dụ về đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý là như thế nào?
+ Từ đó cho biết mục tiêu của ngành chăn nuôi ở nước ta là gì?
+ Em hiểu như thế nào là sản phẩm chăn nuôi sạch
+ Em hãy mô tả nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta trong thời gian tới?
+ Giáo viên ghi bảng.
- Học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi:
à Có 3 nhiệm vụ:
+ Phát triển chăn nuôi toàn diện.
+ Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất
+ Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý 
à Phát triển chăn nuôi toàn diện là phải:
 + Đa dạng về loài vật nuôi
+ Đa dạng về quy mô chăn nuôi: Nhà nước, nông hộ, trang trại.
à Vd: Trâu, bò, lợn, gà, vịt, ngỗng
à Học sinh trả lời
à Học sinh trả lời
à Ví dụ: Tạo giống mới năng suất cao, tạo ra thức ăn hỗn hợp,..
à Như:
+ Cho vay vốn, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển.
 + Đào tạo những cán bộ chuyên trách để quản lý chăn nuôi: bác sĩ thú y
à Tăng nhanh về khối lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi (sạch, nhiều nạc) cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
à Là sản phẩm chăn nuôi không chứa các chất độc hại.
à Học sinh mô tả
II. Nhiệm vụ phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta
- Phát triển chăn nuôi toàn diện.
- Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
- Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và quản lý.
4. Củng cố: 2 phút)
- Chăn nuôi có những vai trò gì? 
- Cho biết nhiệm vụ phát triển chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
5. Nhận xét _ dặn dò: (1 phút)
- Nhận xét về thái độ học tập của học sinh.
- Dặn dò: Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài và xem trước bài 31
Tuần 16; Tiết 32
Ngày soạn:29/11/2011
Ngày dạy:
BÀI 31: 
GIỐNG VẬT NUÔI
 I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức.
- Hiểu được thế nào là khái niệm của giống vật nuôi.
- Biết được vai trò của giống vật nuôi trong chăn nuôi.
2. Kỹ năng.
Quan sát và thảo luận nhóm
3. Thái độ.
Có ý thức học tốt về kỹ thuật chăn nuôi và có thể vận dụng vào công việc chăn nuôi của gia đình.
 II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên.
Hình 51,52,53 và bảng 3 SGK phóng to.
2. Học sinh.
Xem trước bài 31
 III. PHƯƠNG PHÁP:
Quan sát, trực quan, thảo luận nhóm, đàm thoại.
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.
1. Ổn định tổ chức lớp(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ(3 phút)
- Chăn nuôi có vai trò gì trong nền kinh tế của nước ta
- Nhiệm vụ phát triển chăn nuôi của nước ta trong thời gian tới
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: Khái niệm về giống vật nuôi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Giáo viên treo tranh 51, 52, 53 và yêu cầu học sinh quan sát
-Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.1 và trả lời các câu hỏi bằng cách điền vào chổ trống .
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh thảo luận:
+ Đặc điểm ngoại hình, thể chất và tính năng sản xuất của những con vật khác giống thế nào?
+ Em lấy vài ví dụ về giống vật nuôi và những ngoại hình của chúng theo mẫu
+ Vậy thế nào là giống vật nuôi
+ Nếu không đảm bảo tính di truyền ổn định thì có được coi là giống vật nuôi hay không? Tại sao?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung ghi bảng
- Yêu cầu học sinh đọc phần thông tin mục I.2 và trả lời câu hỏi:
+ Có mấy cách phân loại giống vật nuôi? Kể ra?
 + Phân loại giống vật nuôi theo địa lí như thế nào? Cho ví dụ?
+ Thế nào là phân loại theo hình thái, ngoại hình? Cho ví dụ?
+ Thế nào là phân loại theo mức độ hoàn thiện của giống ? Cho ví dụ?
+ Giống nguyên thủy là giống như thế nào? Cho ví dụ?
 + Thế nào là phân loại theo hướng sản xuất? Cho vd?
- Học sinh quan sát
- Học sinh đọc và điền
 Học sinh thảo luận và trả lời
 + Ngoại hình
 + Năng suất
 + Chất lượng
à Khác nhau
à Học sinh cho ví dụ
à Giống vật nuôi là sản phẩm do con người tạo ra. Mỗi giống vật nuôi đều có đặc điểm ngoại hình giống nhau, có năng suất và chất lượng như nhau, có tính chất di truyền ổn định, có số lượng cá thể nhất định
à Không
- Học sinh ghi bà
- Học sinh đọc và trả lời:
à Có 4 cách phân loại:
- Theo địa lí
- Theo hình thái, ngoại hình
- Theo mức độ hoàn thiện của giống Theo hướng sản xuất
 à Nhiều địa phương có giống vật nuôi tốt nên vật đó đã gắn liền với tên địa phương. Vd: vịt Bắc Kinh, lợn Móng Cái
à Dưạ vào màu sắc lông, da để phân loại. Vd: Bò lang trắng đen, bò vàng
à Các giống vật nuôi được phân ra làm giống nguyên thuỷ, giống quá độ, giống gây thành.
à Các giống địa phương nước ta thường thuộc giống nguyên thuỷ.Vd: Gà tre, gà ri, gà ác..
 Dựa vào hướng sản xuất chính của vật nuôi mà chia ra các giống vậ

File đính kèm:

  • docGiao an CN.doc