Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm

Mục tiêu bài học.

 – Giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học ở lớp 8.

 – Rèn luyện các kỹ năng tính toán. Vaø giaûi baøi taäp

II. Phương tiện dạy học.

 GV:Hệ thống câu hỏi, bài tập.

 HS: Ôn tập lại các kiến thức ở lớp 8.

III. Tiến trình hoạt động.

 Đặt vấn đề:

 

doc160 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 - Tiết 1, 2: Ôn tập đầu năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o vệ các đồ vật bằng kim loại.
	Kỹ năng:
	– Biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi sự ăn mòn.
	– Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu các nguyên tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
II. Phương tiện dạy học:
III. Tiến trình hoạt động:
	1. Kiểm tra bài cũ: 
HS1: Thế nào là hợp kim? So sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép.
HS2: Nguyên tắc, nguyên liệu sản xuất gang. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
	2. Dạy bài mới:
	² Họat đông 1: Thế nào là sự ăn mòn kim loại.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
– HS nêu một số đồ dùng bị rỉ và yêu cầu HS nêu: 
– Khái niệm.
– Nguyên nhân của sự ăn mòn.
– Sau đó, cho học sinh đọc SGK.
– Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại, hợp kim.
– Do kim loại tiếp xúc với những chất trong môi trường đất, nước, không khí
	² Hoạt động 2: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
– Gọi học sinh nhận xét hiện tượng đã chuẩn bị.
– Từ các hiện tượng trên yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
– Tiến trình: Ở nhiệt độ cao sự ăn mòn kim lọai diễn ra nhanh hơn.
– Nhận xét:
+ Ở ống nghiệm 1: (đinh sắt trong không khí khô): không bị ăn mòn.
+ Ở ống nghiệm 2: đinh sắt trong nước có hòa tan oxi bị ăn mòn chậm.
+ Ở ống nghiệm 3: đinh sắt trong dung dịch muối ăn: bị ăn mòn nhanh.
+ Ở ống nghiệm 4: đinh sắt trong nước cất không bị ăn mòn.
– Kết luận: Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
	² Hoạt động 3: Bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
– Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: “ Vì sao phải bảo vệ kim loại” và “ Các biện pháp bảo vệ kim loại”.
– Cuối cùng yêu cầu học sinh đọc mục “Em có biết”.
– Học sinh thảo luận nhóm và trình bày:
+ Phải bảo vệ kim loại để các đồ dùng bằng kim loại không bị ăn mòn.
+ Các biện pháp bảo vệ:
– Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường: sơn, mạ, bôi dầu mỡ lên bề mặt kim loại; để đồ vật nơi khô ráo, thường xuyên lao chùi sạch sẽ; rửa sạch sẽ đồ dùng, dụng cụ lao động và tra dầu mỡ.
– Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn như cho thêm vào thép một số kim loại: Crôm, Niken,
3. Củng cố: 
 Bài1:
	– Ăn mòn kim loại là gì?
	– Nguyên nhân của sự ăn mòn kim loại?
	– Các biện pháp bảo vệ kim lọai khỏi bị ăn mòn?
	 Bài2.
	– Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lý hay hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
	– Chọn câu đúng:
	Con dao làm bằng thép không bị rỉ nếu:
	a. Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
	b. Cắt chanh rồi không rửa.
	c. Ngâm trong nước tự nhiên hoặc nước máy lâu ngày.
	d. Ngâm trong nước muối một thời gian.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà:
	Ngày tháng năm 2010 
 Duyệt của TT
 Lê Thành Phúc
Tuần 15	Ngày soạn:11/11/2010 
Tiết 29	Ngày dạy:16/11/2010
	LUYỆN TẬP CHƯƠNG II 
	 KIM LOẠI
I. Mục tiêu bài học:
	– Học sinh được ôn tập, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản. So sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh tính chất chung của kim loại.
	– Biết vận dụng ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học để xét và viết các phương trình phản ứng hóa học. Vận dụng để làm các bài tập định tính và định lượng.
II. Phương tiện dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	2. Chuẩn bị của học sinh:
	– Ôn tập lại các kiến thức có trong chương.
III. Tiến trình hoạt động:
	² Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
– Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tính chất hóa học của kim loại.
– Viết dãy họat động hóa học của kim loại? Ý nghĩa?
– Yêu cầu học sinh viết phản ứng minh họa:
+ Kim loại tác dụng với phi kim.
– Clo
– Oxi
– Lưu huỳnh.
+ Kim loại tác dụng với nước.
+ Kim loại tác dụng với dung dịch axit.
+ Tác dụng với dung dịch muối.
– Tiếp theo yêu cầu học sinh thảo luận 2 câu hỏi:
+ So sánh được tính chất hóa học của nhôm và sắt.
+ Viết các phương trình phản ứng minh họa.
– Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 1:
Hoàn thành chuỗi phản ứng:
a)
b)
– Học sinh nhắc lại:
+ Tác dụng với phi kim.
+ Tác dụng với dung dịch axit.
+ Tác dụng với dung dịch muối.
– Dãy hoạt động hóa học của kim loại.
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
 Ý nghĩa:
+ Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái qua phải.
+ Kim loại đứng trước Mg phản ứng với nước ở điều kiện thường.
+ Kim loại đứng trước Hydro phản ứng với một số dung dịch axit loãng.
+ Kim loại đứng trước (trừ Na, K) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
– Học sinh viết:
+ Kim loại tác dụng với phi kim.
+ Kim loại tác dụng với nước.
2K + 2H2O " 2KOH + H2
+ Tác dụng với dung dịch axit.
Zn + 2HCl " ZnCl2 + H2
+ Tác dụng với dung dịch muối.
Cu+2AgNO3"Cu(NO3)2+2Ag
– Học sinh thảo luận nhóm và trả lời:
+ So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt.
– Giống: Có những tính chất hóa học chung của kim loại. Al và Fe không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc nguội.
– Khác: Al phản ứng với dung dịch kiềm, còn Fe thì không. Trong các hợp chất Al chỉ có hóa trị III, còn Fe có cả hai hóa trị II và III.
+ Phương trình minh họa.
– Học sinh làm bài tập vào vỡ:
 + Chuỗi a).
+ Chuỗi b).
	² Hoạt động 2:Luyện tập 	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
– Đưa ra bài tập 2: Có các kim loại sau: Fe, Al, Cu kim loại nào tác dụng với:
a. Dung dịch HCl.
b. Dung dịch NaOH.
c. Dung dịch CuSO4.
d. Dung dịch AgNO3.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
– Đưa bài tập 3: Hòa tan 0,54g một kim loại R (hóa trị III) bằng 500ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thu được 0,672 lit khí (đkc).
a. Xác đinh R.
b. Tính CM của dung dịch sau phản ứng.
– Học sinh làm bài tập vào vỡ:
a. Những kim loại tác dụng được với HCl là Fe và Al.
Fe + 2HCl " FeCl2 + H 2
2Al + 6HCl "2AlCl3 + 3H2
b. Những kim loại tác dụng được với KOH là Al.
c. Kim loại tác dụng được với CuSO4 là: Fe, Al.
d. Kim loại tác dụng với dung dịch AgNO3
– Học sinh hòan thành bài tập.
 Dung dịch sau phản ứng gồm AlCl3 và HCl dư.
	² Hướng dẫn học ở nhà: 2 phút
Chuẩn bị bài thực hành.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 69 SGK.
Tuần 15	Ngày soạn:11/11/2010 
Tiết 30	Ngày dạy:17/11/2010
	THỰC HÀNH
	TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
A. Mục tiêu bài học:
	– Khắc sâu kiến thức hóa học của nhôm và sắt.
	– Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, khả năng làm thực hành hóa học.
	– Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiện trì trong học tập và trong thực hành hóa học.
B. Phương pháp dạy học:
	Thực hành theo nhóm.
C. Phương tiện dạy học:
	1. Chuẩn bị của giáo viên:
	– Dụng cụ: đèn cồn, giá sắt, kẹp sắt, ống nghiệm, giá ống nghiệm, nam châm.
	– Hóa chất: bột nhôm, bột sắt, bột lưu huỳnh, dung dịch NaOH.
	2. Chuẩn bị của học sinh.
	– Xem trước nội dung thực hành.
	– Kẻ tường trình thí nghiệm.
D. Tiến trình họat động:
	² Họat động 1: Thí nghiệm1 – Tác dụng của nhôm với oxi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
– Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách tiến hành thí nghiệm 1.
– Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
– Học sinh nêu: Rắc nhẹ bột nhôm trên ngọn lửa đèn cồn.
 – Các nhóm làm thí nghiệm và nhận xét:
 Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn màu trắng.
4Al + 3O2 " 2Al2O3
 Giải thích: Nhôm cháy trong oxi tạo ra nhôm oxit. Trong phản ứng Al đóng vai trò là các chất oxi hóa.
	² Hoạt động 2: Thí nghiệm2 – Tác dụng của sắt với lưu huỳnh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
– Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm:
+ Cho hổn hợp bột Fe và S (theo tỉ lệ 7:4 về khối lượng) vào ống nghiệm.
+ Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. 
 Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng. Cho biết màu sắc, trạng thái của Fe và S và của chất tạo thành sau phản ứng.
 Dùng nam châm hút hổn hợp trước và sau phản ứng. Nhận xét?
– Làm thí nghiệm theo nhóm và ghi nhận xét:
+ Hiện tượng:
– Trước thí nghiệm: Bột sắt có màu trắng xám, bị nam châm hút, bột lưu huỳnh có màu vàng nhạt.
– Khi đun hổn hợp trên ngọn lửa đèn cồn hổn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
– Sản phẩm tạo thành khi để nguội có chất rắn màu đen, không bị nam châm hút.
	² Hoạt động 3: Nhận biết kim loại nhôm, sắt
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
– Nêu vấn đề: Có hai lọ không dán nhãn đựng 2 kim loại riêng biệt: Al, Fe. Hãy nêu cách nhận biết?
– Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm.
– Học sinh nêu cách làm:
 Lấy một ít bột trong 2 lọ cho vào 2 ống nghiệm 1 và 2.
 Nhỏ một vài giọt NaOH vào từng ống nghiệm.
– Các nhóm làm thí nghiệm và nhận xét:
– Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí là ống nghiệm đó chứa kim loại Al còn lại là Fe.
	² Hoạt động 4: Tường trình thí nghiệm: 13 phút
TT
Tên thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng quan sát
Giải thích và viết phương trình phản ứng
1
Al tác dụng với O2
– Rắc một ít bột Al trên ngọn lửa đèn cồn.
– Nhôm cháy sáng tạo thành chất rắn có màu trắng.
– Chất rắn màu trắng là nhôm oxit.
4Al + 3O2 " 2Al2O3
2
Fe tác dụng với S
– Cho hổn hợp bột S (trộn theo tỉ lệ 7:4 về khối lượng) vào ống nghiệm.
– Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn:
– Đưa nam châm lại gần sản phẩm.
– Hổn hợp nóng đỏ, sau khi phản ứng xong để nguội có màu đen không bị nam châm hút.
– Sản phẩm không bị nam châm hút do tạo thành chât mới có tính chất khác so với tính chất ban đầu.
(r) (r) (màu đen)
3
Nhận biết Al và Fe.
– Lấy một ít bột trong 2 lọ cho vào 2 ống nghiệm.
– Cho vài giọt dung dịch NaOH vào.
– Một ống nghiệm có hiện tượng sủi bọt khí.
– Một ống nghiệm không có hiện tượng gì.
– Ống nghiệm có hiện tượng sủi bọt khí là ống nghiệm đựng Al.
– Ống nghiệm không có hiện tượng gì là đựng Fe
	² Hoạt động 5: Hướng dẫn học ở nhà 
	– Xem trước bài “ Tính chất của phi kim”.
	Ngày tháng năm 2010 
 Duyệt của TT
 Lê Thành Phúc
Tuần 15 	 Ngày soạn:
	 Ngày dạy: 
Tiết 30 	TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM
I. Mục tiêu bài học:
	Học sinh biết:
	– Tính chất vật lý, hóa học của phi kim.
	– Các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.
	– Biết sử dụng các kiến thức đã biết để rút ra tính chất vật lý và tính chất hóa học của phi kim.
	– Vi

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 9(29).doc