Bài giảng Tuần 1 : Bài 1: Văn bản tiết 1: Cổng trường mở ra

 I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Giúp hs : Cảm nhận được, hiểu được, những tình cảm thiêng liêng cao quý đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.

Rèn luyện kỹ năng cảm nhận và phân tích thể loại văn bản nhật dụng.

II . CHUẨN BỊ.

GV siêu tầm 1 số tranh và dùng phiếu học tập.

III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .

 

doc113 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1002 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tuần 1 : Bài 1: Văn bản tiết 1: Cổng trường mở ra, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ú, thủ pháp đối và tác dụng của nó.
II. CHUẨN BỊ.
GV sưu tầm một số bài thơ và một số phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Giới thiệu.
KTBC: - Đọc bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến.
 - Nêu nội dung chính của bài.
 - Từ đó dẫn dắt HS vào bài mới.
2. Tổ chức hoạt động.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
* Hoạt động 1.
GV gọi HS đọc phần chú thích.
- Cho biết vài nét về nhà thơ Lí Bạch?
- Bài thơ viết theo thể thơ gì?
- GV gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu về số lượng từ và nghĩa gốc các từ.
* Hoạt động 2.
- Phài chăng 2 câu đầu không có suy tưo cảm xúc của con người?
- Vì sao tác giả lại nghi ngờ là “ Sương mặt đất”.
- Hai đại từ “ Rọi, phủ” ở bản dịch so với nguyên tác có ưu điểm và nhược điểm gì?
- Ở 2 câu cuối tả tình thuần tuý? Vì sao?
- Vậy cảnh và tình trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào?
- Hãy so sánh về mặt từ loại, cấu trúc cú pháp của các chữ tương ứng ở 2 câu cuối?
- Phép đối có tác dụng biểu hiện tình cảm đối với quê hương như thế nào?
- Dựa vào 4 đại từ ( Nghi, cử, đệ, tử) chỉ ra sự thống nhất liền mạch của suy tư, cảm xúc?
HS đọc phần chú thích.
HS dựa vào SGK đê’câu hỏi.
HS đọc văn bản và hiểu nghĩa các từ gốc.
HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời.
HS thảo luận để trả lời.
HS suy nghĩ trả lời.
HS suy nghĩ để trả lời.
HS thảo luận để trả lời.
HS thảo luận nhóm để trả lời.
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
- Tác giả: Lí Bạch ( 1701 – 1762) nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc Đời Đường.
-Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể mỗi câu thường có 5 hay 7 chữ song không bị ràng buộc bởi niêm luật.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Hai Câu Đầu.
- Có cảm xúc, vì tác giả đề cập đến “Sàng, giường” là tác giả nằm không ngủ được thấy trăng sáng.
- Tác giả mơ màng trăng sáng nên tác giả ngỡ “Sương mặt đất”.
- Làm cho cảnh vật sống động hơn. Aùnh trăng chỉ là đối tượng nhận xét của chủ thể.
2. Hai Câu Cuối.
Vừa tả cảnh, vừa bộc lộ tình cảm sâu sắc đối với quê hương “nhớ cố hương”.
- Cảnh và tình giao hoà với nhau ở đây, tình vừa là nhân vừa là quả.
Nhớ quê, thao thức không ngủ => Nhìn trăng.
Nhìn trăng => lại càng nhớ quê.
3. Nghệ Thuật.
- Từ lại giống nhau, cấu trúc cú pháp giống nhau, sử dụng phép đối.
- Chỉ trong một tháng cúi đầu đã nhớ quê, tình cảm đối với quê hương luôn thường trực trong lòng.
- Ngỡ (chưa rõ) ngẩng (nhìn chưa rõ) đệ (cúi) tử (suy nghĩ về quê hương) cảm xúc thống nhất, nhìn trăng động mối tình quê hương.
=> Ghi nhớ.
3. Kết Thúc Hoạt Động.
GV gọi HS củng cố nội dung bài học.
Về nhà học bài – chuẩn bị bài mới.
TUẦN 10.
Tiết 38 . VĂN BẢN
 NGẪU NHIỆN VIẾT NHÂN BUỔI MỚI VỀ QUÊ 
 (Hạ Tri Chương)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
- Giúp HS thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng tác dụng của nó.
II.CHUẨN BỊ.
GV sử dụng một số phiếu học tập để HS thảo luận.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Giới Thiệu.
KTBC: - Đọc thuộc lòng bài “ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch”?
 - Nêu nội dung của bài?
 - Từ đó GV giới thiệu bài mới.
 2. Tổ Chức Hoạt Động.
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
* Hoạt động 1.
GV hướng dẫn HS đọc phần chú thích*.
- Cho biết vài nét về tác giả Hạ Tri Chương?
- Cho biết vài nét về tác phẩm? 
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ và tìm hiểu từ khó.
* Hoạt động 2.
- Quan tiêu đề bài thơ có thể thấy biểu hiện tình yêu quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?
- Hãy chỉ ra phép đối trong 2 câu thơ đầu.
- Cho biết tác dụng của việc dùng phép đối.
- GV cho HS kẽ bảng và đánh dấu rồi có thể giải thích thêm.
- Vì sao 2 câu sau tác giả chỉ nói đến “nhi đồng” xuất hiện?
- Khi thấy trẻ em cười hỏi “khách chốn nào lại chơi” thì tâm trạng của tác giả như thế nào?
- Vì sao tác giả lại có tâm trạng ấy?
GV đúc kết và đánh giá.
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ.
HS đọc phần chú thích.
HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi.
HS đọc bài thơ và tìm hiểu những bản dịch.
HS thảo luận để trả lời.
HS dựa vào bài thơ để tìm.
HS thảo luận nhóm để đưa ra câu trả lời.
HS trả lời bằng cách đánh dấu vào các ô.
HS thảo luận nhóm để trả lời.
HS thảo luận để định hướng trả lời.
HS suy nghĩ để trả lời.
HS lắng nghe.
HS đọc bài.
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH.
Hạ Tri Chương (1659 – 1744) quê Trích Giang – Trung Quốc. Làm quan 50 năm ở kinh đô Trường An.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Hai Câu Đầu.
Tác giả vừa mới từ quan về quê nhà nhưng đã bộc lộ được tình yêu quê hương sâu sắc.
Phép đối: Thiếu – Lão; Li Gia – Đại Hồi; Hương Aâm – Mấn Mao.
- Câu 1: Kể khái quát ngắn gọn quảng đời xa quê, thay đổi về vóc người, tuổi tác, bước đầu hé lộ tình cảm quê hương của nhà thơ.
- Câu 2: Là miêu tả dùng hình ảnh nói về thay đổi: mái tóc bạc theo thời gian, không thay đổi: Giọng nói quê hương.
2. Hai Câu Cuối. 
Tác giả đã già, người cùng tuổi với tác giả không còn hoặc ít.
- Tác giả về quê ai cũng thay đổi, tác giả về quê thay đổi nên không ai nhận ra.
- Tác giả đau xót ngậm ngùi khi bị coi là khách ngay trên quê hương.
- Vì không ai còn nhận ra ông. Câu thơ vừa bi vừa hài.
=> Ghi nhớ (SGK)
3. Kết Thúc Hoạt Động.
- GV củng cố lại nội dung bài học.
- Về nhà học bài – làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới.
 kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
TUẦN 10 . 
Tiết 39 . TỪ TRÁI NGHĨA .
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
- Giúp HS củng cố , nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa .
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng cặp từ trái nghĩa .
II . CHUẨN BỊ .
GV chuẩn bị một số bảng phụ và phiếu học tập .
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1 . Giới Thiệu .
KTBC : - Thế nào là từ đồng nghĩa ? cho ví dụ ?
 - Các loại từ đồng nghĩa ?
 - Từ đó GV đọc một câu thơ có sử dụng từ trái nghĩa, dẫn vào bài .
2 . Tổ Chức Các Hoạt Động .
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
* Hoạt Động 1 .
GV gọi HS đọc lại hai bài thơ và tìm từ trái nghĩa .
- Từ ví dụ trên cho biết thế nào là từ trái nghĩa ?
Cho VD minh hoạ .
GV có thể lấy một vài ví dụ khác cho HS tìm hiểu cơ sở của các từ trái nghĩa .
- Tìm từ trái nghĩa với từ già trong rau già, cau già ?
- GV gọi HS lấy một vài ví dụ khác về từ trái nghĩa .
* Hoạt Động 2 .
- Trong hai bài thơ trên sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
- Hãy tìm một số thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa, nêu tác dụng của nó?
GV nhận xét, đánh giá .
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ .
* Hoạt Động 3 .
GV hướng dẫn HS làm bài tập .
BT 1 : Tìm các tứ trái nghĩa trong ca dao , tục ngữ ?
BT 2:Tìm các từ trái nghĩa với những từ in đậm .
GV nhận xét-đánh giá .
HS đọc hai bài thơ và tìm từ trái nghĩa .
HS trả lời câu hỏi và lấy ví dụ .
HS tìm hiểu và lấy ví dụ .
HS lấy ví dụ khác về từ trái nghĩa .
HS thảo luận trả lời .
HS tìm một số thành ngữ .
HS chú ý lắng nghe 
HS đọc phần ghi nhớ.
HS đọc bài tập .
HS lên bảng làm 
HS khác nhận xet .
HS lên bảng làm 
HS khác nhận xet .
I . THẾ NÀO LÀ TỪ TRÁI NGHĨA .
Xét ví dụ : 
- Ngẩng đầu - cúi đầu .
- Trẻ - già .
- Đi - Về .
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau .
VD : Cao-Thấp; Đẹp-Xấu.
- Từ trái nghĩa phải dựa trên một cơ sở, một tiêu chuẩn nhất định .
+ Rau già-Rau non .
+ Cau già-Cau non .
VD: Chín :
+Qủa chín khác xanh
+ Cơm chín khác cơm sống
Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau .
II . SỬ DỤNG TỪ TRÁI NGHĨA .
- Trong hai bài thơ trên sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng tạo thể đối .
- Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hiện tượng tương phản gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói sinh động .
VD: Lên cao xuống thấp .
 Đầu voi đuôi chuột .
III . LUYỆN TẬP .
BT 1 .
- Lá lành đùm lá rách .
- Ngày ngắn đêm dài .
- Đêm tháng năm ..sáng.
Ngày tháng mườitối .
BT 2 : - Cá tươi-Cá ươn.
 - Hoa tươi-Hoa heo.
 - Ăn yếu - ăn khoẻ
3. Kết Thúc Hoạt Động .
- GV củng cố lại nội dung bài học .
- Về nhà học bài-làm bài tập .
- Chuẩn bị bài mới .
 kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk
TUẦN 10.
Tiết 40 : LUYỆN NÓI VĂN BIỂU CẢMVỀ SỰ VẬT – CON NGƯỜI .
I . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT .
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng nói theo chủ đề biểu cảm .
- Rèn luyện kĩ năng tìm ý, lập dàn ý .
II . CHUẨN BỊ .
GV chọn hai đề , định hướng đáp án .
III . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP .
1 . Giới Thiệu .
KTBC : - Thế nào là văn biểu cảm .
 - Bố cục bài văn biểu cảm gồm mấy phần ?
 - Từ đó dẫn dắt bài mới .
2 . Tổ Chức Hoạt Động .
Hoạt Động Của Thầy
Hoạt Động Của Trò
Nội Dung
* Hoạt Động 1 .
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
- Chuẩn bị truớc dàn bài ở nhà theo 4 đề bài đã cho sẵn .
* Hoạt Động 2 .
GV chia tổ, nhóm để HS thảo luận .
- Mỗi tổ phát biểu qua dàn bài đã chuẩn bị ở nhà .
- GV quan sát HS làm, hướng dẫn HS những vấn đề mà HS còn khúc mắc .
- GV gọi HS lên bảng nói về bài làm của tổ mình .
- Sau khi HS bổ sung GV đúc kết lại, tổng kết .
- GV hướng da

File đính kèm:

  • docGIAO AN.doc
Giáo án liên quan