Bài giảng Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

I. Mục tiêu

Giúp học sinh củng cố thêm về:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.

- Cấu tạo bảng tuần hoànmới ở lớp 9

- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì và nhóm

- Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử , tính chất ơ bản của nguyên tố và ngược lại.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngoại khoá môn hoá học lớp 9
Soạn : 17/ 4/2007 dạy:
Tìm hiểu cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
I. Mục tiêu
Giúp học sinh củng cố thêm về:
Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Cấu tạo bảng tuần hoànmới ở lớp 9
Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì và nhóm
Dựa vào vị trí của nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử , tính chất ơ bản của nguyên tố và ngược lại.
Học sinh dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
II. Chuẩn bị:
-Giáo viên: bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, chu kì 2,3 phóng to , nhóm VII phóng to
-Học sinh: Xem lại cấu tạo bảng tuần hoản, quy luật biến đổi trong chu kì, nhóm
III. Hoạt động dạy – học
A. Tổ chức: Giáo viên ổn định trật tự lớp
B. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
C. Bài mới
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- GV: yêu cầu học sinh nhắc lại nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
? So sánh sự sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn trước đây và ngày nay
2. Cấu tạo bảng tuần hoàn. 
GV yêu cầu học sinh nhắc lại sơ lược về cấu tạo bảng tuần hoàn
a. Ô nguyên tố.
? ô nguyên tố cho biết điều gì về nguyên tố ?
Yêu cầu học sinh làm ví dụ đối với ô số 11 và 12.
b. Chu kì.
? Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, các nguyên tố trong cùng một chu kì có đặc điểm gì giống nhau?
yêu cầu học sinh tìm hiểu về chu kì 1, 2 ,3.
Chu kì 1:
? Chu kì 1 gồm mấy nguyên tố là những nguyên tố nào?
? Điện tích hạt nhân biến đổi như thế nào từ H đến He ?
? Số lớp electron của H và He là bao nhiêu?
Học sinh làm tương tự với chu kì 2 và 3.
c. Nhóm
 Yêu cầu học sinh quan sát từ nhóm I đến nhóm VII
? các nguyên tố trong cùng một nhóm có đặc điểm gì giống nhau?
Yêu cầu học sinh tìm hiểu về nhóm I.
? Nêu tính chất hoá học chung của các nguyên tố trong nhóm I ?
? Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng và sự thay đổi điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong nhóm?
H/S : -tính chất hoá học: K, Na là những nguyên tố kim loại hoạt động hoá học mạnh
Có 7 electoron lớp ngoài cùng, điện tích hạt nhân tăng từ 3 đến 87
Yêu cầu học sinh làm tương tự với nhóm 7.
3. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
a. Trong một chu kỳ.
? Trình bày sự biến đổi của các nguyên tố trong một chu kỳ.
HS: Trong một chu kỳ đi từ đầu đến cuối chu kỳ theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: Số electoron lớp ngoài cùng của nguyên tử tăng dần từ 1 đến 8 tính kim loại của các nguyên tố giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần.
Yêu cầu học sinh nêu nhận xét đối với chu kỳ III
b. Trong một nhóm: 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại quy luật biến đổi các nguyên tố trong một nhóm:
HS: Trong một nhóm đI từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân số lớp electoron của nguyên tử tăng dần, tính kim loại tăng dần, tính phi kim các nguyên tố giảm dần.
? So sánh sự biến đổi các nguyên tố trong nhóm và chu kì ?
yêu cầu học sinh phân tích ví dụ đối với nhóm I và nhóm VII 
4. ý nghĩa của bản tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại ý nghĩa của bản tuần hoàn.
HS:
Khi viết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tốđó.
Bài tập 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 11 thuộc chu kỳ 3 nhóm I Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A so với các nguyên tố lân cận.
HS: - Cấu tạo nguyên tố A có điện tích hạt nhân là 11 số electoron trong nguyên tử là 11 electoron, có 3 lớp electoron và có 1 electoron lớp ngoài cùng.
Tính chất: Nguyên tố A là Na ở đầu chu kỳ 3 do đó là kim loại hoạt động hoá họcmạnh, tính kim loại của A mạnh hoan Mg và Li nhưng yếu hơn K 
Bài tập 2: Nguyên tử nguyên tố X có điện tích hạtnhân là 16, có 3 lớp electoron, lớp ngoài cùng có 6 electoron. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
HS: - Vị trí: Nguyên tố X ở ô số 16 thuộc chu kỳ 3 nhóm VII 
Tính chất: Là một nguyên tố Phi kim vì ở cuối chu kì 3 và gần đầu nhóm VI.
D. Củng cố: 
- Giáo viên yêu cầu một vài học sinh nhắc lại:
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn
+ Quy luật biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng
+ ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
E. Hướng dẫn học tập.
- Xem lại cấu tạo, sự biến đổi tính chất và ý nghĩa của bản tuần hoàn

File đính kèm:

  • docNgoai khoa Hoa hoc 9doc.doc
Giáo án liên quan