Bài giảng Tiết 9: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit (tiếp)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức: Thông qua các T. nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit.

2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải các bài tập thực hành hóa học.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học.

II. Chuẩn bị:

 - GV:

+ Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thủy tinh, lọ thủy tinh , đèn cồn, muỗng sắt, kẹp gỗ, đế sứ, nút nhám, ống hút.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 9: Thực hành: Tính chất hóa học của oxit và axit (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 23/9/2011- Lớp 9A1, 9A2, 9A5
I. Mục tiêu
	1. Kiến thức: Thông qua các T. nghiệm thực hành để khắc sâu kiến thức về tính chất hóa học của oxit, axit.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải các bài tập thực hành hóa học.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hóa học.
II. Chuẩn bị:
	- GV:
+ Dụng cụ: Khay nhựa, giá ống nghiệm, ống nghiệm, cốc thủy tinh, lọ thủy tinh , đèn cồn, muỗng sắt, kẹp gỗ, đế sứ, nút nhám, ống hút.
+ Hóa chất: CaO, H2O, Photpho đỏ, các dung dịch: HCl, H2SO4, Na2SO4, BaCl2, phenolphtalein, quỳ tím.
- HS: kẻ bản tường trình vào vở.
Thí nghiệm
Mục đích thí nghiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết luận, viết PTHH
III. Ho¹t ®éng d¹y häc
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: (Chấm bản tường trình của một vài HS cuối buổi thực hành.)
Dự kiến tên HS: .
....
3. Nội dung bài thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Néi dung ghi bảng
Hoạt động 1: Tiến hành các thí nghiệm
a. Thí nghiệm 1: 
* GV hướng dẫn HS các nhóm làm thí nghiệm1:
- Cho mẫu CaO bằng hạt ngô vào cốc, sau đó thêm dần 1 → 2ml nước, lắc đều → Quan sát hiện tượng.
- Cho quỳ tím vào dung dịch thu được → nhận xét sự thay đổi màu của quỳ tím? Vì sao?
- Kết luận về tính chất hóa học của CaO và viết PTPƯ?
b. Thí nghiệm 2: 
* GV hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm 2:
- Đốt một ít P đỏ bằng hạt đậu xanh, sau đó cho vào bình thủy tinh miệng rộng, sau khi P cháy hết cho vào bình 1-2 ml nước, lắc nhẹ → quan sát hiện tượng?
- Cho quỳ tím vào dung dịch thu được → Nhận xét sự thay đổi màu của quỳ?
- Kết luận về tính chất hóa học của P2O5 và viết PTPƯ?
Thí nghiệm 3: 
* Hướng dẫn các nhóm HS làm thí nghiệm 3:
- Nêu cách làm và tiến hành thí nghiệm để nhận biết 3 dung dịch HCl, H2SO4, Na2SO4
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và viết PTHH.
- Làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng: 
+ CaO nhão ra phản ứng tỏa nhiều nhiệt.
+ Quỳ tím → xanh (dd thu được là bazơ)
- CaO có tính chất hóa học của oxit bazơ: CaO + H2O → Ca(OH)2
- Làm thí nghiệm và nhận xét hiện tượng: 
- P cháy tạo thành những hạt nhỏ màu trắng, tan trong nước tạo thành dung dịch trong suốt.
- Quỳ tím → đỏ (dd thu được là axit)
- P2O5 có tính chất hóa học của một oxit axit.
4P + 5 O2 2P2O5
P2O5 + 3 H2O → 2H3PO4
- HS: nêu cách làm:
+ Lấy mỗi lọ 1 giọt dung dịch nhỏ lên mẩu giấy quì tím ® nhận biết được Na2SO4 vì không làm quì đổi màu, HCl và H2SO4 làm quì hoá đỏ.
+ Lấy mỗi axit 1 ml cho vào ống nghiệm, nhỏ tiếp vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dung dịch BaCl2 ® có kết tủa trắng là H2SO4, HCl không có hiện tượng gì. 
BaCl2(dd) + H2SO4(dd) → 
	2HCl(dd) + BaSO4(r)
- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và viết PTHH.
1. Tính chất hóa học của oxit:
a. Thí nghiệm 1: CaO tác dụng với nước:
PTHH:
CaO(r) + H2O(l) → Ca(OH)2(r)
b.Thí nghiệm 2: P2O5 tác dụng với H2O.
PTHH:
- 4P(r) + 5O2(k) 	2P2O5(r)
- P2O5(r) + 3H2O(l) → 2H3PO4(dd)
2. Nhận biết các dung dịch: 
Thí nghiệm 3: Nhận biết các dung dịch: H2SO4, HCl, Na2SO4 bằng phương pháp hoá học.
PTHH: BaCl2(dd) + H2SO4(dd) → 	 2HCl(dd)+ BaSO4(r)
Hoạt động 2: Viết bản tường trình
- Yêu cầu các nhóm hoàn thành bản tường trình theo mẫu ® chấm một vài bài.
- Nhận xét ý thức thái độ các nhóm trong giờ thực hành, kết quả thực hành của các nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm thu dọn vệ sinh, rửa trả dụng cụ.
- HS hoµn thiÖn b¶ng t­êng tr×nh.
- HS các nhóm thu dọn vệ sinh, rửa trả dụng cụ
II. Viết bản tường trình
4.Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập: Tính chất hoá học của oxit và axit; CaO, SO2, HCl, H2SO4.
- Xem các bài tập sách giáo khoa từ trang 6 đến trang 21.
- Xem lại nội dung bài luyện tập và các dạng bài tập.
+ Phân biệt oxit.
+ Hoàn thành chuỗi phản ứng: Kloại – Oxit bazơ ® Bazơ ® Muối.
+ Kim loại phản ứng với axit.

File đính kèm:

  • docTiet_9.doc
Giáo án liên quan