Bài giảng Tiết: 69 : Ôn tập (phần II -– hóa hữu cơ)

mục tiêu:

a. kiến thức: củng cố lại những kiến thức đã học về các hợp chất hữu cơ. hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất

b. kĩ năng: củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế.

c. thái độ: giáo dục tính cẩn thận, chữ viết rõ ràng.

2.chuẩn bị:

a. gv: sgk, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.

b. hs: học bài và làm các bt về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 996 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 69 : Ôn tập (phần II -– hóa hữu cơ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết:69
Ngày dạy: 
ÔN TẬP
(PHẦN II -– HÓA HỮU CƠ)
1. Mục tiêu:
a. Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức đã học về các hợp chất hữu cơ. Hình thành mối liên hệ cơ bản giữa các chất
b. Kĩ năng: Củng cố các kĩ năng giải bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tế.
c. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chữ viết rõ ràng.
2.Chuẩn bị:
a. GV: SGK, giáo án, bảng phụ, phiếu học tập.
b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.
3. Phương pháp dạy học: Diển giảng, vấn đáp, hợp tác nhóm, luyện tập.
4. Tiến trình day học:
4.1. Ổn định tổ chức: 
Kiểm diện
4.2. Kiểm tra bài cũ:
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ.
- Cho HS thảo luận nhóm về các nội dung sau:
- Công thức cấu tạo của metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic.
- Đặc điểm cấu tạo của các hợp chất trên.
- Phản ứng đặc trưng của các hợp chất trên.và ứng dụng của chúng.
- HS nhắc lại từng nội dung, HS khác nhận xét, GV sửa chữa.
Hoạt động 2: Luyện tập
Dùng bảng phụ để HS thảo luận nhóm nhỏ, trình bày.
 BT1 : Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt a. Các chất khí sau: CH4, C2H4, C02.
b. Các chất lỏng sau: C2H50H, CH3C00H, và C6H6.
 BT2 : Đốt cháy hoàn toàn mg 1 hiđrocacbon A rồi dẫn sản phẩm lần lượt qua bình (1) đựng H2S04 , bình (2) đựng dung dịch nước vôi trong dư, sau thí nghiệm thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4g, bình (2) có 30g chất kết tủa.
Hãy xác định CTPT của A (biết tỉ khối của A so với H2 là 21).
Tính m.
Nhóm nhỏ cùng thảo luận và giải, báo cáo kết quả. GV nhận xét sửa sai.
GV ôn 1 số dạng BT trắc nghiệm hay tự luận khác cho HS theo trọng tâm kiến thức.
I. Kiến thức cần nhớ:
(HS nêu từng phần).
II. Luyện tập:
 BT1a : 
- Lần lượt dẫn các khí đó vào dung dịch nước vôi trong:
- Nếu thấy dung dịch nước vôi trong bị vẫn đục thí đó là khí C02.
Ca(0H)2 + C02 CaC03 + H20.
- Nếu không có hiện tượng gì thì đó là CH4 và C2H4.
- Dẫn 2 khí còn lại vào dung dịch nước Brom, nếu dung dịch nước Brom bị mất màu là C2H4.
C2H4 + Br2 C2H4Br2 
- Còn dung dịch Brom không bị mất màu là CH4.
 BT1b : 
- Đánh thứ tự các lọ và lấy mẫu thử.
- Lần lượt cho các chất đó tác dụng với Na2C03.
- Nếu thấy sủi bọt thí đó là CH3C00H.
2CH3C00H + Na2C032CH3C00Na +H20+ C02.
2 chất còn lại cho tác dụng với Na, nếu có hiện tượng sủi bọt là C2H50H, nếu không có hiện tượng gì thì đó là C6H6.
2C2H50H + 2Na 2C2H50Na + H2.
 BT2 : 
PTHH:
CxHy + (x + )02 xC02 + H20. (1)
C02 + Ca(0H)2 CaC03 + H20. (2)
- Dẫn sản phẩm cháy qua bình (1) đựng H2S04 đặc thì toàn bộ hơi nước bị hấp thu, vậy khối lượng bình tăng 5,4g là khối lượng của H20 tạo thành ở phản ứng đốt cháy A.
 mH20 = 0,3(mol).
- Ở bình (2) có 30g chất kết tủa
 mCaC03 = 30g
 nCaC03 = 0,3(mol).
- Theo (PT2) thì: nC02 = nCaC03 = 0,3(mol).
 nC02 (PT1) = nC02 (PT2) ta có:
 MA = dA/H2 x 2 = 21 x 2 = 42(g).
- Gọi x là số mol của CxHy , theo PT1 thì:
 nC02 = ax ð ax = 0,3
 nH20 = 0,3 ð ay = 0,6
- Mặt khác: 
 12x + y = 42 x = 3
 12x + 2x = 42 y = 6
- Vậy CTPT của A là: C3H6
b. vì ax = 0,3 ð x = 3 ð a = 0,1
ð mC3H6 = 0,1 X 42 = 4,2(g).
4.4 Củng cố, luyện tập: 
 BT3 : Có 3 chất khí không màu đựng trong 3 lọ mất nhãn riêng biệt: metan, etilen, cacbon đioxit Hãy chọn 1 phương án để nhận biết chúng:
Cho tác dụng với khí Clo.
Cho tác dụng với nước Brom.
Cho tác dụng với nước vôi trong.
Cho tác dụng với nước vôi trong và nước Brom.
 BT4 : Phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học:
Benzen, rượu etylic, axit axetic, và dầu nành.
Axit Clohiđric, axit axetic, etylaxetat, và dầu hỏa.
Dung dịch lòng trắng trứng, dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, và dung dịch hồ tinh bột.
HS thảo luận đôi và nêu kết quả, GV nhận xét.
 Sau đó, GV nhận xét chung tiết học.
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Ôn toàn bộ các kiến thức và các dạng BT đã học
CB:” Thi kiểm tra học kì II”
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 
* Hạn chế: 

File đính kèm:

  • docH9-69.doc
Giáo án liên quan