Bài giảng Tiết: 66: Protein

mục tiêu:

a. kiến thức: hs nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được trong cơ thể sống của con người.

 nắm được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên

 nắm được 2 tính chất quan trọng của protein đó là phản ứng thủy phân và sự đông tụ.

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1097 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 66: Protein, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 
Tiết:66
PROTEIN
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức: HS nắm được protein là chất cơ bản không thể thiếu được trong cơ thể sống của con người.
Ÿ Nắm được protein có khối lượng phân tử rất lớn và có cấu tạo phân tử rất phức tạp do nhiều amino axit tạo nên
Ÿ Nắm được 2 tính chất quan trọng của protein đó là phản ứng thủy phân và sự đông tụ.
b. Kĩ năng: Viết PTHH tốt.
c. Thái độ: Chịu kho,ù tự lực trong học tập.
2.CHUẨN BỊ:
a. GV: SGK, giáo án.
- Mẫu vật hoặc ảnh vật chứa protein, tóc, sừng.
- Dụng cụ: Panh, kẹp gỗ, đèn cồn, ống nghiệm ,ống nhỏ giọt, diêm, lòng trắng trứng, dung dịch rượu etylic.
b. HS: Học bài và làm các BT về nhà, soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: 
 Diễn giảng, trực quan, vấn đáp, hợp tác nhóm, luyện tập.
4. TIẾN TRÌNH DAY HỌC:
4.1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện 
4.2. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ.
 BT3,4:
Đáp án
1. Phân tử của tinh bột và xenlulozơ được tạo thành do nhiều nhóm (-C6H1005-) liên kết với nhau.
- Viết gọn là: (-C6H1005-)n
- Nhóm -C6H1005- được gọi là mắt xích của phân tử.
- Số mắt xích trong phân tử tinh bột ít hơn số mắt xích trong phân tử xenlulozơ.
BT3,4:
 BT3a. 
 TN1: Hòa tan vào nước: chất tan là saccarozơ.
 TN2: Cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch Iốt, chất nào chuyển màu xanh là tinh bột, chất còn lại là xenlulozơ.
b. TN1: Hòa tan vào nước, chất không tan là tinh bột.
 TN2: Cho 2 chất còn lại tác dụng với AgN03 trong dung dịch NH3 dư chất nào có phản ứng tráng bạc thì đó là glucozơ, chất còn lại là saccarozơ.
 BT4: 
PTHH: (-C6H1005-)n + nH20 nC6H1206 
 162n tấn 180n tấn.
- Vì hiệu suất chỉ đạt 80% nên lượng glucozơ thu được là: 
- PT phản ứng tạo ra rượu etylic:
 C6H1206 2C2H60 + 2C02.
 180 tấn 92 tấn. 
- Vì hiệu suất đạt 75% nên khối lượng rượu tạo ra là:
 hay » 0,341 (tấn rượu etylic).
4.3. Giảng bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trạng thái tự nhiên.
- GV Cho cả lớp quan sát tranh về các mẫu vật có chứa protein, sau đó gọi HS nêu trạng thái tự nhiên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về thành phần và cấu tạo phân tử.
X GV giới thiệu: Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là Cacbon, Hiđro, 0xi, nitơ và 1 lượng nhỏ lưu huỳnh, Photpho, kim loại HS ghi bài.
- Protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
- Thí nghiệm cho ta thấy: protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit là 1 “ mắt xích ” trong phân tử protein.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất của protein.
X GV giới thiệu: Khi đun nóng protein trong dung dịch axit (hoặc bazơ), thì protein sẽ bị thủy phân sinh ra các mono axit. Gọi HS viết PTHH.
X GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Đốt cháy 1 ít tóc (hay sừng, lông gà, lông vịt). 
Ÿ Hãy nhận xét hiện tượng như thế nào ?
X GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm: Cho 1 ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm:
Ÿ Ống 1: thêm 1 ít nước, lắc nhẹ rồi đun nóng.
Ÿ Ống 2: cho thêm 1 ít rượu vào và lắc đều.
- HS quan sát, nêu hiện tượng và rút ra nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng của protein.
Ÿ Em hãy nêu ứng dụng của protein ? HS nêu.
I. Trạng thái tự nhiên:
- Protein có trong cơ thể người, động vật và thực vật như: trứng, thịt, máu, sữa, tóc, móng, rễ, 
II. Thành phần và cấu tạo phân tử:
1. Thành phần nguyên tố:
- Thành phần nguyên tố chủ yếu của protein là Cacbon, Hiđro, 0xi, nitơ và 1 lượng nhỏ lưu huỳnh, Photpho, kim loại 
2. Cấu tạo phân tử :
- Protein có phân tử khối rất lớn và có cấu tạo rất phức tạp.
- Protein được tạo ra từ các amino axit, mỗi phân tử amino axit là 1 “ mắt xích ” trong phân tử protein.
III. Tính chất: 
1. Phản ứng thủy phân:
Potein + nước hỗn hợp
 amino axit.
2. Sự phân hủy bởi nhiệt:
X Hiện tượng : Khi đốt cháy 1 ít tóc (hay sừng, lông gà, lông vịt) có mùi khét.
X Nhận xét: Khi đun nóng mạnh và không có nước, thì protein sẽ bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
3. Sự đông tụ:
X Hiện tượng: Sẽ xuất hiện chất kết tủa trắng ở cả 2 ống nghiệm.
X Nhận xét: Khi đun nóng hoặc cho thêm rượu etylic, lòng trắng trứng bị kết tủa.
- Một số protein tan được trong nước, tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào các dung dịch này thường xảy ra kết tủa, hiện tượng này gọi là sự đông tụ.
IV. Ứng dụng:
- Protein dùng làm thức ăn, ngoài ra còn dùng trong công nghiệp dệt (len, tơ tằm), da, mĩ nghệ (sừng ngà), 
4.4 Củng cố, luyện tập:
 BT1: Em hãy nêu hiện tượng xảy ra khi vắt chanh vào sữa bò (hoặc sữa đậu nành).
HS thảo luận đôi và nêu: Khi vắt chanh vào sữa bò (hoặc sữa đậu nành), có xuất hiện kết tủa (do các chất protein bị đông tụ).
 BT2: Đốt cháy hoàn toàn mg 1 chất thấy trong sản phẩm tạo ra có khí Nitơ, chất đó là chất nào trong các chất sau:
Tinh bột.
Saccarozơ.
Nhựa P.E.
Protein.
( đáp án đúng: câu d).
BT3: Chọn thí nghiệm nào sau đây để nhận ra protein:
Làm dung dịch Iốt đổi thành màu xanh.
Có phản ứng đông tụ khi đun nóng.
Có mùi khét khi bị đun nóng mạnh trong điều kiện không có nước.
Cả câu b và c.
(Phương án d).
 BT4: Chọn thí nghiệm nào sau đây để phân biệt sợi bông và sợi tơ tằm.
Khi đốt cháy có mùi khét.
Vò mạnh dể bị nhàu.
Nhẹ, mặc thoáng mát.
Cả a và b.
(Phương án d).
BT5: Trò chơi giải ô chữ: Cho HS kẻ ô chữ (ngang 15 ô,dọc 8 ô).
Hàng ngang:
Hàng 1: Phản ứng đặc trưng của metan.
Hàng 2: Chất có trong rượu, bia.
Hàng 3: Chất có trong giấm.
Hàng 4: Loại hợp chất hữu cơ phổ biến chỉ có 2 nguyên tố trong phân tử.
Hàng 5: Chất có nhiều trong bông, gỗ.
Hàng 6: Loại polime có tính đàn hồi được chế tạo từ nguồn nguyên liệu là rượu etylic.
Hàng 7: Đường, mía, củ cải đường.
Hàng 8: Đường nho.
Hàng dọc: Một ngành quan trọng của hóa học.
T
H H H
Ế
R
Ư
Ợ
U
E
T
Y
L
I
C
A
X
I
T
A
X
E
T
I
C
H
I
Đ
R
O
C
A
C
B
O
N
X
E
N
L
U
L
O
Z
Ơ
C
A
O
S
U
B
U
N
A
S
A
C
C
A
R
O
Z
Ơ
G
L
U
C
O
Z
Ơ
4.5 Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
Học bài và làm các BTVN: 1,2,3,4 trang 160 SGK.
Hướng dẫn BT4:
Ÿ Về thành phần nguyên tố: 
Giống nhau: đều chứa Cacbon, Hiđro, 0xi.
Khác nhau: Trong phân tử aminoaxetic ngoài 3 nguyên tố trên còn có nguyên tố Nitơ.
Ÿ Về cấu tạo phân tử:
Giống nhau: đều có nhóm COOH.
Khác nhau: axit aminoaxetic còn có nhóm - NH2.
b. PTHH giữa 2 amino axit.
H2N - CH2 - C- 0H + H2N - CH2 - C-0H H2N - CH2 -C - NH - CH2 - C- 0H 
 +H20 
CB:” Polime ” (soạn và xem trước các kiến thức trong bài mới).
5. RÚT KINH NGHIỆM:
* Ưu điểm: 
* Hạn chế: 

File đính kèm:

  • docH9-64.doc