Bài giảng Tiết 65 - Bài 54: Polime ( tiết 3)

Kiến thức :.

- Nêu được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung củ polime.

- Trình bày được các khí niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.

 2:Kỹ năng:

 - Từ công thức cấu tạo viết được công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức cấu tạo của mono me và ngược lại.

 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quan sát.

 3. Thái độ

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 65 - Bài 54: Polime ( tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 3/5/2009
Giảng ngày:6/5/2009
Tiết 65 bài 54 
Polime ( tiết 2)
Kiến thức đã học có liên quan
Kiến thức mới trong bài cần hình thành cho HS
- khái niệm về polime, công thức cấu tạo của polime, một số tính chất của polime, ứng dụng của polime
I: Mục tiêu bài học
 1:Kiến thức :.
Nêu được định nghĩa, cấu tạo, cách phân loại, tính chất chung củ polime.
- Trình bày được các khí niệm chất dẻo, tơ, cao su và những ứng dụng chủ yếu của các loại vật liệu này trong thực tế.
 2:Kỹ năng:
 - Từ công thức cấu tạo viết được công thức tổng quát, từ đó suy ra công thức cấu tạo của mono me và ngược lại.
 - Rèn kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng quan sát.
 3. Thái độ
 - Có ý thức bảo vệ môi trường bỏ rác thải polime gon gàng để đốt, khi sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ các polime
II: Chuẩn bị
 1.Dụng cụ dạy học chủ yếu.
 a) Giáo viên: 
 Một số mẫu vật có nguồn gốc polime, hoặc ảnh các sản phẩm chế tạo từ polime.
 b) Học sinh : Đọc trước bài 54.
 2. Phương pháp day học chủ yếu.
 Phương pháp thực trực quan+ Vấn đáp+ thảo luận nhóm.
III: Hoạt động dạy học:
 1: ổn định tổ chức:
	9a
	9b
	9c
 2: Kiểm tra bài cũ.
 Trình bày tính chất của protein? Viết sơ đồ phản ứng minh họa?
 3. Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của thầy
Nội dung
Hoạt động 1
Tìm hiểu ứng dụng của Polime.
 - GV đưa ra khái niệm chất dẻo. 
- GV yêu cầu HS lấy các vi dụ về chất dẻo .
- GV chốt lại khái niệm và cho HS quan sát các chất dẻo với các ứng dụng khác nhau.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ trang 163 phân loại tơ,
+ Nêu tính chất của các loại tơ ? Ưu điểm nổi bật của các loại tơ ?
- GV chốt lại kiến thức.
GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 164 . 
- Cao su trồng ở đâu ? được ứng dụng làm gì ?
HS ghi khái niêm và dẫn ra những ví dụ về chất dẻo.
- Đại diện HS phát biểu đ HS khác bổ sung.
- HS quan sát các chất dẻo và ứng dụng trong bảng mẫu vật.
- HS dựa vào sơ đồ chú ý.
Tơ gồm hai dạng: Tơ thiên nhiên, tơ tổng hợp
- HS đọc thông tin về cao su, trả lời câu hỏi:
II. ứng dụng của Polime
Chất dẻo là gì?
 Chất dẻo là vật liệu có khả năng biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp suất và vẫn giữ được biến dạng đó khi thôi tác dụng.
Trong chất dẻo có thể có:
+ Chất hóa dẻo làm tăng tính dẻo.
+ Chất độn làm tăng độ bên cơ học
+ Chất phụ gia tạo màu, mùi, tăng độ bên.
2. Tơ là gì?
Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi. 
Ví dụ: Sợi bông đay, tơ tằm, tơ nilon
Tơ thiên nhiên: Có sẵn trong thiên nhiên như bông, tơ tằm.
Tơ hóa học: Có nhiều ưu điểm bền, đẹp, giặt dễ sạch, phơi mau khô.
3. Cao su là gì?
Cao su là Polime có tính chất đàn hồi.
Cao su thiên nhiên: 
Cao su tổng hợp;
IV. Củng cố – đánh giá.
GV yêu cầu HS làm bài tập 1, 2. Trang 165
V Dặn dò
 - HS làm các bài tập 3 SGK trang 165.
Rút kinh nghiệm bài giảng.

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 66.doc