Bài giảng Tiết 63: Bài 41 : Nhận biết một số chất khí (tiếp theo)

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh biết:

 - Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.

 - Biết cách nhận biết các khí CO2, SO2, H2S, NH3.

 2. Kỹ năng:

 - Làm thí nghiệm thực hành nhận biết một số chất khí.

II. CHUẨN BỊ

 - Dụng cụ thí nghiệm và các bình khí CO2, SO2, H2S, NH3.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 63: Bài 41 : Nhận biết một số chất khí (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .../../.
Ngày giảng: ././. 
Tiết 63: Bài 41 :. NHẬN BIẾT MỘT SỐ CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Học sinh biết:
	- Biết nguyên tắc chung để nhận biết một chất khí.
	- Biết cách nhận biết các khí CO2, SO2, H2S, NH3. 
	2. Kỹ năng:
	- Làm thí nghiệm thực hành nhận biết một số chất khí.
II. CHUẨN BỊ 
 - Dụng cụ thí nghiệm và các bình khí CO2, SO2, H2S, NH3.
III. PHƯƠNG PHÁP 
- Nêu vấn đề - đàm thoại.
- Học sinh thảo luận tổ nhóm.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Em hãy cho biết các phương pháp để nhận biết ra các cation Na+, NH4+, Al3+, Fe3+, Fe2+, Cu2+. Viết phương trình ion rút gọn.
	3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1.
GV: yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK để thấy được nguyên tắc nhận biết các chất khí.
Hoạt động 2.
GV: yêu cầu học sinh nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của khí CO2. 
GV: tiến hành làm thí nghiệm. nhận biết khí CO2. Và yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng.
GV: yêu cầu học sinh rút ra cách nhận biết khí CO2 và viết phương trình ion rút gọn của phản ứng nhận biết.
GV: nêu các vấn đề cần lưu ý.
GV: yêu cầu học sinh nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của khí SO2. 
GV: tiến hành làm thí nghiệm. nhận biết khí SO2. Và yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng.
GV: yêu cầu học sinh rút ra cách nhận biết khí SO2 và viết phương trình ion rút gọn của phản ứng nhận biết.
GV: yêu cầu học sinh nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của khí H2S. 
GV: tiến hành làm thí nghiệm. nhận biết khí H2S. Và yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng.
GV: yêu cầu học sinh rút ra cách nhận biết khí H2S và viết phương trình ion rút gọn của phản ứng nhận biết.
GV: yêu cầu học sinh nêu tính chất vật lý và tính chất hóa học đặc trưng của khí NH3. 
GV: tiến hành làm thí nghiệm. nhận biết khí NH3. Và yêu cầu học sinh nhận xét hiện tượng.
GV: yêu cầu học sinh rút ra cách nhận biết khí NH3.
I.Nguyên tắc chung để nhận biết một số chất khí. 
- Dựa vào tính chất vật lí hoặc tính chất hoá học đặc trưng của các chất khí.
- VD: Khí H2S có mùi trứng thối.
 Khí NH3 có mùi khai.
 II. Nhận biết một số chất khí.
 1. Nhận biết khí CO2
- Khí CO2 không mầu, không mùi, nặng hơn không khí, ít tan trong nước. Khi tạo thành từ các dung dịch nước nó tạo nên sự sủi bọt khá mạnh và đặc trưng.
 CO32- + 2H+ CO2 + H2O
 HCO3- + H+ CO2 + H2O
- Dùng dung dịch Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 dư :
 CO2 + Ba(OH)2 ® BaCO3¯ + H2O
 Màu trắng
Lưu ý: SO2 , SO3 cũng có phản ứng tương tự như CO2 ở trên.
 2. Nhận biết khí SO2
 - Khí SO2 không mầu, nặng hơn không khí, có mùi hắc, gây ngạt và độc. cũng làm vẩn đục nước vôi trong.
- Dùng dung dịch nước brom dư:
 SO2 + Br2 + 2H2O® H2SO4 + 2HBr
 Màu đỏ nâu Không màu 
 3. Nhận biết khí H2S
- Khí H2S không mầu, nặng hơn không khí, có mùi trứng thối và độc.
- Dựa vào tính chất vật lí của H2S:
H2S có mùi trứng thối
- Dùng cation Cu2+ hoặc cation Pb2+ 
Cu2+ + H2S CuS ¯ + 2H+
 Màu đen
Pb2+ + H2S PbS ¯ + 2H+
 Màu đen
 4. Nhận biết khí NH3
- Khí NH3 không mầu, nhẹ hơn không khí, tan nhiều trong nước có mùi khai đặc trưng.
- Dựa vào tính chất vật lí của NH3:
NH3 có mùi khai đặc trưng
- Dùng giấy quỳ ẩm:
NH3 làm giấy quỳ ẩm chuyển thành màu xanh.
4. Củng cố nhắc nhở:
- GV: Yêu cầu HS làm bài tập 2, 3 SGK – 177
 HS: Làm các bài tập theo yêu cầu của 	
 - GV: Hướng dẫn HS làm các BTVN và chuẩn bị bài bài luyện tập.
- HS về nhà chuẩn bị một số bảng tổng kết theo mẫu sau:
 a) Nhận biết một số cation trong dung dịch 
 Thuốc thử
Cation
dung dịch NaOH
dung dịch NH3
dung dịch H2SO4 loãng
Ba2+
Al3+
Fe3+
Fe2+
Cu2+
 b) Nhận biết một số anion trong dung dịch 
 Thuốc thử
Anion
dung dịch NaOH
dung dịch NH3
dung dịch H2SO4 loãng
Cl‒
 c) Nhận biết một số chất khí
Khí
Phương pháp vật lí
Phương pháp hoá học
CO2
SO2
H2S
NH3
..

File đính kèm:

  • docTiet 63 Bai 41.doc