Bài giảng Tiết 62 - Bài 51: Saccarozơ (tiếp theo)

:Kiến thức :

Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học của saccrozơ.

Biết được trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ.

2:Kỹ năng:

Viết được PTHH các phản ứng của saccarozơ.

3.Thái độ.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng khi ăn kẹo, đường.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 62 - Bài 51: Saccarozơ (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 22/4/2009
Giảng ngày:23/4/2009
Tiết 62. bài 51
Saccarozơ.
Kiến thức đã học có liên quan
Kiến thức mới cần truyền đạt cho học sinh
- Tính chất hóa học của gluco
- Trạng thái tự nhiên của saccarozo
- Tính chất, vật lí, hóa học của saccarozo
- Một số ứng dụng của saccarozo
I: Mục tiêu:
1:Kiến thức :
Nắm được công thức phân tử, tính chất vật lý, tính chất hoá học của saccrozơ.
Biết được trạng thái thiên nhiên và ứng dụng của saccarozơ.
2:Kỹ năng:
Viết được PTHH các phản ứng của saccarozơ.
3.Thái độ.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh răng miệng khi ăn kẹo, đường.
II: Chuẩn bị
1/ Dụng cụ dạy học chủ yếu
Giáo viên:
Dụng cụ - hoá chất:
	 - Đường saccarozơ, dung dịch AgNO3, dung dịchNH3, dung dịch H2SO4
	 - ống nghiệm, đèn cồn.
Học sinh: - Đọc trước bài 51
2. Phương pháp dạy học chủ yếu.
Phương pháp trực quan, vấn đáp.
III: Hoạt động dạy học:
1: ổn định tổ chức:
	9a
	9b
	9c
2:kiểm tra đầu giờ:
Hãy trình bày tính chất vật lý và tính chất hoá học của glucôzơ ?. Viết PTHH minh hoạ?.
3;Bài mới:
Giáo viên giới thiệu bài .
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
Nội dung
Hoạt động 1.
Tìm hiểu trạng thái 
thiên nhiên của saccarozơ
Hãy cho biết trạng thái thiên nhiên của saccarozơ?.
Hoạt động 2
Tìm hiểu tính chất vật lí
GV làm thí nghiệm về tính chất vật lý của saccarozơvà yêu cầu HS quan sát để rút ra nhận xét về tính chất vật lý của saccarozơ.
Hoạt động 3
Tìm hiểu tính chất hóa học
- GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm chứng minh saccarozơ: Không có phản ứng tráng gương.
Gv hướng dẫn HS làm tiếp thí nghiệm nghiên cứu về tính chất hoá học của saccarozơ.
Hoạt động 4.
Tìm hiểu ứng dụng
GV giới thiệu:
Khi đun nóng dung dịch saccarozơ ( có a xit làm xúc tác ), saccarozơ bị phân huỷ tạo ra glucôzơ và fructôzơ.
Gv gọi một HS lên bảng viết PTHH.
GV yêu cầu hS dựa vào kiến thức thực tế để nêu nhận xét về những ứng dụng của saccarozơ.
- Hãy kể tên các nhà máy sản xuất đường saccarozơ ở Việt nam.
Một HS trả lời:
HS quan sát và nêu nhận xét về tính chất vật lý của saccarozơ
Đại diện nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét và bổ sung để xây dựng đáp án
HS các nhóm làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng xảy ra và cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
KL:Không có hiện tượng gì xảy ra , chứng tỏ saccarozơ không có phản ứng tráng gương.
Một HS nêu hiện tượng:
Có kết tủa Ag xuất hiện.
Đã xảy ra phản ứng tráng gương đvậy khi đun nóng dung dịch saccarozơ. Có a xit làm xúc tác, saccarozơ đã bị phân huỷ thành chất có thể tham gia phản ứng tráng gương.
.
Một HS trả lời , các HS khác nhận xét và xây dựng đáp án đúng.
I: Trạng thái thiên nhiên .
KL:
saccarozơ có nhièu trong mía, củ cải đường, thốt nốt
II:Tính chất vật lý.
Saccarozơ là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, đặc biệt ta nhiều trong nước nóng.
III:Tính chất hoá học
PTHH: a xit; to
C12H22O11 + H2O đ C6H12O6 + C6H12O6 
saccarozơ. glucôzơ fructôzơ 
IV:ứng dụng.
Kết luận
Những ứng dụng của saccarozơ.
_Làm thức ăn cho người.
-Làm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
-Làm nguyên liệu pha chế thuốc.
IV: Củng cố- đánh giá
Gv yêu cầu hS làm các bài tập 1,2,3 tại lớp.
V.Dặn dò
HS làm các bài tập còn lại trong SGK
Nghiên cứu bài ting bột và xenlulozơ.
Nhớ lại phản ứng tổng hợp tinh bột từ quá trình quang hợp.
Rút kinh nghiệm bài học

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 62.doc