Bài giảng Tiết 56 - Bài 41: Nhiên liệu

A. Mục tiêu :

- Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiều nhiệt và phát sáng

- Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng

- Nắm được cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 964 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56 - Bài 41: Nhiên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 56 Bài 41 NHIÊN LIỆU
Tuần 28
- Ngày soạn : 3.3.2010
- Ngày dạy : 8.3.2010
- Dạy lớp : 91,2,4
A. Mục tiêu :
- Nắm được nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy toả nhiều nhiệt và phát sáng 
- Nắm được cách phân loại nhiên liệu, đặc điểm và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng
- Nắm được cách sử dụng nhiên liệu có hiệu quả
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 1’
Nhiên liệu là vấn đề được mọi quốc gia trên thế giới quan tâm. Vậy nhiên liệu là gì? Sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả? Ta cùng tìm hiểu bài 41 
2. Phát triển bài : 38’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
5’
25’
8’
I. Nhiên liệu là gì ?
Nhiên liệu là những chất cháy được. Khi cháy toả nhiều nhiệt và phát sáng 
Ví dụ: Than, dầu, cồn, khí gaz . . .
II. Nhiên liệu được phân loại như thế nào ?
Dựa vào trạng thái nhiên liệu được phân làm 3 loại :
1. Nhiên liệu rắn : Gồm than mỏ ( than gầy, than mỡ, than non, và than bùn ), gỗ 
2. Nhiên liệu lỏng : Gồm các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ ( Xăng, dầu hoả, rượu . . . )
Chủ yếu dùng trong động cơ đốt trong 
3. Nhiên liệu khí: Gồm khí thiên nhiên, khí mỏ dầu, khí lò cao, khí than . . . 
III. sử dụng nhiên liệu như thế nào cho có hiệu quả ?
Cần chú ý các yêu cầu sau:
- Cung cấp đủ oxi và không khí 
- Tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu với oxi hoặc không khí 
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết 
- Như chúng ta dã biết: Than củi, dầu mỏ, khí gaz . . . khi cháy thì toả nhiều nhiệt và phát sáng. Người ta gọi đó là nhiên liệu. Vậy nhiên liệu là gì?
- Sửa chữa - Kết luận 
- Phân biệt nhiên liệu và nguyên liệu?
- Điện có phải là nhiên liệu không?
- Dựa vào đặc điểm nào để phân loại nhiên liệu? Có mấy loại?
- Nhiên liệu rắn gồm những loại nào?
- Bổ sung và giới thiệu hàm lượng cacbon trong các loại than 
- Nhiên liệu lỏng gồm những loại nào? Ứng dụng trong lĩnh vực gì? Năng suất? Tác động đến môi truờng?
- Kết luận 
- Nhiên liệu khí gồm những loại nào? Lĩnh vực ứng dụng? Năng suất? Tác động đến môi trường?
- Trong các loại nhiên liệu trên thì nhiên liệu nào sử dụng có hiệu quả nhất? Ít tác động đến môi trường nhất?
- Sửa chữa - Kết luận 
- Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả ta cần chú ý đến những biện pháp chủ yếu nào?
- Sửa chữa và kết luận 
- Phát biểu khái niệm nhiên liệu 
- Cả lớp cùng trao đổi 
- Dựa vào trạng thái
- Đọc SGK trả lời 
- Cả lớp cùng trao đổi 
- Khí gaz dùng trong đời sống và trong công nghiệp 
- Cả lớp cùng trao đổi 
- Cùng trao đổi, rút ra được những biện pháp chủ yếu 
3. Củng cố : 2’
 Để sử dụng nhiên liệu có hiệu quả thì ta phải làm gì?
4. Kiểm tra, đánh giá : 3’
Yêu cầu học sinh thực hiện bài tập số 3 SGK
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập số 4 SGK
- Đọc bài đọc thêm 

File đính kèm:

  • docTiết 56 Bài 41 NHIÊN LIỆU.doc
Giáo án liên quan