Bài giảng Tiết 56 - Bài 31: Crôm

- Biết cấu hình electron và vị trí của crôm trong bảng tuần hoàn.

- Hiểu được tính chất lí, hoá học của đơn chất crôm

- Hiểu được sự hình thành các trạng thái oxi hoá của crôm.

- Hiểu được phương pháp sử dụng để sản xuất crôm.

1. Về kĩ năng:

- Vận dụng đặc điểm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo đơn chất để giải thích những tính chất lí, hoá học đặc biệt của crôm.

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 779 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 56 - Bài 31: Crôm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 56	Ngµy so¹n: 24/2/2009
Bài 31: CRÔM
Mục tiêu bài học:
Về kiên thức:
Biết cấu hình electron và vị trí của crôm trong bảng tuần hoàn.
Hiểu được tính chất lí, hoá học của đơn chất crôm
Hiểu được sự hình thành các trạng thái oxi hoá của crôm.
Hiểu được phương pháp sử dụng để sản xuất crôm.
Về kĩ năng:
Vận dụng đặc điểm cấu tạo nguyên tử và cấu tạo đơn chất để giải thích những tính chất lí, hoá học đặc biệt của crôm.
Rèn luyện kĩ năng học tập theo phương pháp nghiên cưu, tư duy logic.
Chuẩn bị:
Bảng tuần hòan
 Một số vật dụng mạ kim loại crôm
Các hoạt động dạy học.
NỘI DUNG BÀI HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
Vị trí và cấu tạo:
Vị trí của crôm trong BTH:
Crôm là kim loại chuyển tiếp
vị trí: STT: 24
 Chu kì: 4
 Nhóm: VIB
Cấu tạo của crôm:
1s22s22p63s23p63d54s1
Trong hợp chất, crôm có số oxi hoá biến đổi từ +1 đến +6. số oxi hoá phổ biến là +2,+3,+6. ( crôm có e hoá trị nằm ở phân lớp 3d và 4s)
ở nhiệt độ thường: cấu tạo tinh thể lục phương.
Một số tính chất khác:
Eo Cr3+/Cr = - 0,74 V
Tính chất vật lí:
Crôm có màu trắng bạc, rất cứng ( độ cứng thua kim cương)
Khó nóng chảy, là kimloại nặng, d = 7,2 g/cm3.
Tính chất hoá học:
Tác dụng với phi kim:
 4Cr + 3 O2 à 2 Cr2O3
 2Cr + 3Cl2 à 2 CrCl3
ở nhiệt độ thường trong không khí, kim loại crôm tạo ra màng mỏng crôm (III) oxit có cấu tạo mịn, bền vững bảo vệ. ở nhiệt độ cao khử được nhiều phi kim.
Tác dụng với nước:
không tác dụng với nước do có màng oxit bảo vệ.
Tác dụng với axit:
với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng nóng, màng axit bị phá huỷ Cr khử được H+ trong dung dịch axit.
Vd: Cr + 2HCl à CrCl2 + H2
 Cr + H2SO4 à CrSO4 + H2
Pt ion:
2H+ + Cr à Cr2+ + H2
Crôm thụ động trong axit H2SO4 và HNO3 đặc ,nguội.
Ứng dụng và sản xuất:
Ứng dụng: Sgk
Sản xuất
Trong TN, crôm tồn tại ở dạng hợp chất. quặng chủ yếu của crôm là crômit: FeO.Cr2O3.
P2: tách Cr2O3 ra khỏi quặng, dùng phương pháp nhiệt nhôm.
Cr2O3 + 2 Al à 2Cr + Al2O3
 HOẠT ĐỘNG 1
GV: Treo BTH
HS: Tìm số thứ tự của crôm, vị trí của crôm trong bảng tuần hoàn.
Hỏi: Từ số hiệu nguyên tử của crôm trong sgk.
Viết cấu hình electron nguyên tử
Phân bố e vào ô lượng tử
Nhận xét về số lớp e, số e độc thân.
Hỏi: từ số e độc thân hãy dự đoán số oxi hoá có thể có của crôm?
HS: Quan sát sgk và cho biết cấu tạo của crôm đơn chất, Eo, độ âm điện, bán kính nguyên tử, ion, năng lượng ion hoá.
 HOẠT ĐỘNG 2:
Hỏi: Hãy nghiên cứu sgk để tìm hiểu tính chất vật lí đặc biệt của crôm. dựa vào cấu trúc mạng tinh thể, hãy giải thích những tính chất vật lí đó ?
 HOẠT ĐỘNG 3
Gv: Dựa vào bảng 1 số tính chất khác của crôm, hãy dự đoán khả năng hoạt động của crôm? 
Crôm là kim loại chuyển tiếp khó hoật động, ở nhiệt độ cao nó có thể phản ứng mãnh liệt với hầu hết phi kim như: Hal, O2, S...
Hỏi: Vì sao Eo Cr2+/Cr = - 0,86 V < Eo H2O/H2 
Nhưng crôm không tác dụng với nước ?
HS: So sánh Eo H+/H2 với Eo Cr2+/Cr .
Yêu cầu: crôm khử được H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng , giải phóng H2. Hãy viết ptpư xảy ra dạng phân tử và ion thu gọn.
Lưu ý:
 HOẠT ĐỘNG 4
Hs: Nghiên cứu sgk và cho biết các ứng dụng của crôm.
- Crôm được sx như thế nào ? nguyên liệu và phương pháp ?
HOẠT ĐỘNG 5: Củng cố: bài tập 2,3/sgk

File đính kèm:

  • doctiet 56.doc