Bài giảng Tiết 52: Luyện tập : Oxi và lưu huỳnh (tiếp theo)

Mục tiêu, yêu cầu:

 1. Kiến thức

 *Giúp HS nắm được các kiến thức:

 - Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điên, số OXH của nguyên tố với tính chất hoá học cua oxi, lưu huỳnh.

 - Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trang thai số OXH.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 52: Luyện tập : Oxi và lưu huỳnh (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường ĐHSP Hà Nội 2 
Tiết 52: Luyện tập : Oxi và Lưu Huỳnh
Tên giáo sinh: Triệu Thị Hằng	Lớp: K31A - Hoá 
Tên giáo viên hướng dẫn: Thầy Vương Ngọc Yên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 I. Mục tiêu, yêu cầu:
 1. Kiến thức
	*Giúp HS nắm được các kiến thức :
	- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điên, số OXH của nguyên tố với tính chất hoá học cua oxi, lưu huỳnh.
	- Tính chất hoá học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trang thai số OXH.
	- Dẫn ra các phản ứng hoá học để minh hoạ, để chứng minh cho những tính chất của đơn chất oxi, lưu huỳnh.
 2.Kĩ năng :
	- Lập và cân bằng phương trình hoá học liên quan tới đơn chất oxi và lưu huỳnh.
	- Giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến tính chất của oxi, lưu huỳnh.
	- Viết cấu hình electron.
	- Giải bài tập định tính và bài tập định lượng về oxi và lưu huỳnh.
 3.Tình cảm, thái độ.
	- Lòng say mê,hứng thú học tập ; yêu khoa học,
 II. Phương pháp, phương tiện.
 1. Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình...
 2. Phương tiện : 
	- SGK Hoá học lớp 10 cơ bản, SGK lớp 10 Nâng cao, SBT.
	- Bảng phụ bảng T145 SGK.
 III. Tiến trình.
 1. ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số :
 2. Kiểm tra bài cũ :Kiểm tra 15 phút
	Câu 1 : Nêu đặc điểm cấu tạo của nguyên tử lưu huỳnh ? Dùng tính chất hoá học của đơn chất lưu huỳnh để chứng minh cho đăc điểm đó.( 5 điểm).
	Câu 2 : Hoàn thành các phương trình hoá học theo sự thay đổi số OXH sau : 
 	S0 S-2 S0 S+4 S+6 ( 5 điểm)
 3. Tiến trình bài dạy :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiến thức cần nắm vững
 I. Cấu tạo, tính chất của oxi và lưu huỳnh.
 Hoạt động 1
 1. Cấu hình electron nguyên tử.
 GV : Yêu cầu HS viết cấu hình e của O va S.Từ đó nhận xét về số e ở lớp ngoài cùng, số phân lớp, số e của các phân lớp ?
Hoạt động 2
2.Độ âm điện
GV : Yêu cầu HS cho biết XS và xO
Hoạt động 3
3.Tính chất hoá học.
GV : Yêu cầu HS dựa vào cấu hình e và độ âm điên của oxi và lưu huỳnh hãy dự đoán tính chất hoá học cơ bản của chúng ? Cho các VD minh hoạ.
GV : Cho HS quan sát hình 1 trong SGK T 145 và yêu cầu HS tự tổng kết lại kiến thức như trong bảng.
HS :Phải trả lời được
8O : 1s2 2s22p4
16S : 1s2 2s22p6 3s23p4
- xO = 3,44
- XS = 2,58
- Là những nguyên tố phi kim có tính oxi hoá mạnh ,oxi là chất oxi hoá manh hơn.
 t0
 VD:
 2Cu0 + O2 2CuO-2
 t0
 (đỏ ) (đen)
 C + O2 CO2
 t0
 C2H5OH + 3O2 2CO-2 + 3H2O
 t0
 Cu0 + S0 Cu+2S-2 
 t0
 H20 + S0 H2+1S-2
- Lưu huỳnh thể hiện tính khử.
 t0
S0 + O20 S+4O-2; S0 S+4+ 4e
 t0
 S0 + 3F20 S+6F6-1; S0 S+6+ 6e
4. Củng cố
 GV : - Tổng kết lại toàn bộ kiến thức trọng tâm của toàn bài.
 - Yêu cầu HS làm bài tập 1, SGK T 146
 Bài 1 : Cho phương trình hoá học : 
 H2SO4(đặc) + 8 HI 4I2 + H2S + 4H2
	Câu nào sau đây diễn tả không đúng tính chất các chất ?
	 A. H2SO4 là chất oxi hoá, HI là chât khử.
 B. HI bị oxi hoá thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S
 C. H2SO4 oxi hoá HI thanh I2 và nó bị khử thành H2S.
 D. I2oxi hoá H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
 Đáp án : D
5. Dặn dò :
	- Yêu cầu HS làm các bài tập từ 2 đến 8 SGK T 146, 147
	- Dặn giờ sau học tiếp Luyên tập.

File đính kèm:

  • doctiet 52 luyen tap.doc
Giáo án liên quan