Bài giảng Tiết 51 - Bài 34: Crom và hợp chất của crom

1) Kiến thức :

HV biết : - Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của crom.

- Tính chất của các hợp chất của crom.

2) Kĩ năng :

 - Viết PTHH của các phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của crom và hợp chất của crom.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 850 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 51 - Bài 34: Crom và hợp chất của crom, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 24/03/2010
Lớp
Tiết
Ngày giảng
sĩ số
phép
12A
12B
12C
Tiết 51, Bài 34 
Crom và hợp chất của crom
A – mục tiêu
1) Kiến thức :
HV biết : - Vị trí, cấu tạo nguyên tử, tính chất của crom.
Tính chất của các hợp chất của crom.
2) Kĩ năng :
	 - Viết PTHH của các phản ứng biểu diễn tính chất hoá học của crom và hợp chất của crom.
B – chuẩn bị
*GV: SGK, tài liệu tham khảo.
*HV: Chuẩn bị bài theo nội dung SGK.
C – tiến trình dạy – học
Hoạt động 1
Tổ chức ổn định lớp
Hoạt động 2
I – vị trí, cấu hình electron nguyên tủ
Ii – tính chất vật lí
Hoạt động của GV
Hoạt động của HV
*GV: Yêu cầu HV dùng bảng tuần hoàn, xác định vị trí của crom ?
*GV: Gọi một HV lên bảng viết cấu hình electron nguyên tủ Cr ?
*GV: Hướng dẫn HV tìm hiểu tính chất vật lí của Cr trong SGK.
*HV: Cr nằm ở ô thứ 24, nhóm VIB, chu kỳ 4
*HV: Viết cấu hình electron:
 1s22s22p63s23p63d54s1 
Hay [Ar]3d54s1
*HV: Thảo luận.
Hoạt động 3 
Iii – tính chất hoá học
*GV: Yêu cầu HV so sánh về tính khử của Fe với Cr?
*GV: yêu cầu HV viết PTHH của Cr phản ứng với F2,Cl2,O2,S?
*GV: Yêu cầu HV nhận xét về khả năng phản ứng của Cr với nước?
*GV: Yêu cầu HV viết PTHH của
 Cr với các dung dịch axit?
*GV: Cr có phản ứng với dd H2SO4 đặc nguội và dd HNO3 đặc nguội không?
*HV: Cr co tính khử mạnh hơn Fe.
Cr có SOXH từ +1 đến +6.
*HV: Thảo luận.
 2Cr + 3F2 2CrF3
 4Cr + 3O2 2Cr2O3
2Cr + 3S Cr2S3
*HV: Thảo luận.
*HV: Thảo luận.
 Cr + 2HCl CrCl2 + H2
 Cr + H2SO4 CrSO4 + H2
*HV: Tương tự Al và Fe, Cr thụ động trong các dung dịch axit trên.
Iv – hợp chất của crom
Hoạt động 4
Hợp chất crom (III)
*GV: em hãy nêu tính chất vật lí của Cr2O3?
*GV: Nêu tính chất hoá học của Cr2O3? Viết PTHH minh hoạ.
*GV: Em hãy nêu tính chất vật lí của Cr(OH)3 ?
*GV: Em hãy nêu tính chất hoá học của Cr(OH)3, viết PTHH minh hoạ?
a)Crom(III) oxit
*HV: Thảo luận.
*HV: Cr2O3 là oxit lưỡng tính.
 Cr2O3 + 6HCl 2CrCl3 + 3H2O
 Cr2O3 +2NaOHđặc 2NaCrO2 + H2O
b)Crom(III) hiđroxit.
*HV: Thảo luận.
*HV: - Cr(OH)3 là một hiđroxit lưỡng tính.
Cr(OH)3 + NaOH NaCrO2 +2H2O
Cr(OH)3 + 3HCl CrCl3 + 3H2O
 - ion Cr+3 trong dd vừa có tính oxi hoá và tính khử.
2CrCl3 + Zn 2CrCl2 + ZnCl2
2NaCrO2 + 3Br2 +8NaOH 2Na2CrO4 + 6NaBr + 4H2O 
Hoạt động 5
Hợp chất của crom(VI)
*GV: Em hãy nêu tính chất vật lí của CrO3?
*GV: Yêu cầu HV nêu tính chất hoá học của CrO3 , viết PTHH minh họa?
*GV: Em hãy nhận xét về tính bền của các muối crom(VI)?
*GV: Nêu trang thái của một số muối crom(VI)?
*GV: Yêu cầu HV nêu tính chất hoá học của muối crom(VI), viết 
PTHH minh hoạ?
*GV: Giới thiệu: trong dung dịch có sự cân bằng:
Cr2O + H2O 2CrO + 2H+
a)Crom(VI) oxit
*HV: Thảo luận.
*HV: CrO3 là một oxit axit.
CrO3 + H2O H2CrO4
 Axit cromic 
2CrO3 + H2O H2Cr2O7
 Axit đicromic
 CrO3 có tính oxi hoá mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.
b)Muối crom(VI)
*HV: các muối cromat và đicromat có tính bền.
*HV: Na2CrO4 và K2CrO4 có màu vàng( màu của ion CrO)
 Na2Cr2O7 và K2Cr2O7 có màu da cam ( màu của ion Cr2O)
*HV: các muối cromat và đicromat có tính 
oxi hoá mạnh.
K22O7 + 6SO4 + 7H2SO4 32(SO4)3 +2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O
*HV: Nghe giảng.
Hoạt động 6
củng cố – bài tập về nhà
*GV: Củng cố bằng bài tập 1 và 2 SGK trang 155.
 * Bài tập 1 : (1) 4Cr + 3O2 2 Cr2O3
	(2) Cr2O3 + 3H2SO4 Cr2(SO4)3
	(3) Cr2(SO4)3 + 6NaOHvừa đủ 2Cr(OH)3+ 3Na2SO4
	(4) 2Cr(OH)3 Cr2O3 + 3H2O
 * Bài tập 2 : Cấu hình e của Cr(Z=24) : 1s22s22p63s23p63d54s1
Cấu hình e của Cr3+:1s22s22p63s23p63d3 Hay [Ar]3d3
	 Chọn đáp án C.
* Bài tập về nhà :3, 4, 5 SGK trang 155.

File đính kèm:

  • docTiet 51.doc