Bài giảng Tiết 49: Bài 32: Phản ứng oxi hóa khử (tiếp theo)

1. Kiến thức:

 _ Học sinh biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử, khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. Sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.

 _ Học sinh hiểu được phản ứng oxi hóa khử là phản ứng xảy ra đồng thời cả sự oxi hóa và sự khử

 

doc6 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1003 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 49: Bài 32: Phản ứng oxi hóa khử (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49: Bài 32: Phản ứng oxi hóa khử
A/ Mục tiêu
Kiến thức:
 _ Học sinh biết chất chiếm oxi của chất khác là chất khử, khí oxi hoặc chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. Sự tách nguyên tử oxi khỏi hợp chất là sự khử. Sự tác dụng của oxi với chất khác là sự oxi hóa.
 _ Học sinh hiểu được phản ứng oxi hóa khử là phản ứng xảy ra đồng thời cả sự oxi hóa và sự khử
Kĩ năng:
 _ Phân biệt được chất khử chất oxi,sự khử,sự oxi hóa trong một PTHH cụ thể.
 _ Phân biệt đượ phản ứng oxi hóa khử với các loại phản ứng đã học.
 _ Biết viết phưng trinh và làm bài tập tinh toán theo pt
Thái độ:
 _ Rèn luyện ý thức tự giác tự, chủ động và hợp tác của học sinh trong hoạt đông học tập.
Chuẩn bị 
 1 Giáo viên: giáo án,phiếu học tập.
 2 Học sinh: - Học bài và làm bài tập còn lại trong sách giáo khoa- t 109.
 - Ôn lại bài sự oxi hóa_ phản ứng hóa hợp
D/ Hoạt động dạy và học:
_ Ổn định lớp: 1’
Nội dung viết bảng
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (7’)
a, Fe2O3 +3H2 2Fe +H2O
b, PbO +H2Pb +H2O
c, CuO +H2 Cu + H2O
_ Gv: y/c 1 em HS lên bảng chữa bài tập trong phiếu học tập. Các em khác ở dượi lợp làm bài trong phiếu
_ Gv: Bây giờ chúng ta cùng chữa bài tập. Một bạn hãy nhận xét xem bài làm của bạn đã đúng chưa?
_ Gv: trong các pư trên chúng ta đã biết vai trò của hidro là chất khử, thế còn vai trò của các chất còn lại là gi? Pu trên thuộc loại pu nào? Chúng ta sẽ đi vào bài ngày hôm nay.
_ Hs lên bảng làm bài
a, Fe2O3 +3H2 2Fe +H2O
b, PbO +H2Pb +H2O
c, CuO +H2 Cu + H2O
_ Hs theo dõi, bổ sung và chữa bài tập theo đáp án
Hoạt động 2: Sự khử, sự oxi hóa (10’)
Sự khử, sự oxi hóa
a.Sự khử
+CuO Cu +H2O
+ Nguyên tử oxi dã tách khỏi hợp chat CuO được gọi là sự khử.
Š KL: SGK
b, Sự oxi hóa
 Sự oxi hóa H2
a,Fe2O3 +3H2 2Fe + H2O
 Sự khử Fe2O3
 Sự oxi hóa 
b, PbO + H2 Pb + H2O
 sự khử PbO
 sự oxi hóa 
c, CuO + H2 Cu + H2O
 sự khủ CuO
Š KL: SGK
_ Gv: 
a.Sự khử
_ Gv; các em hãy nhìn lại những pt ta vừa làm: H2 +CuO Cu +H2O
+ Bạn nào có thể cho cô biết hidro đã thể hiện t/c gì? Vì sao?
+ Nguyên tử oxi dã tách khỏi hợp chat CuO được gọi là sự khử
_ Vậy em nào có thể cho cô biết “sự khử là gì”?
_ GV kết luận: sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử. Thế ở pt trên ta có sự khử CuO.
b, Sự oxi hóa
_ Gv; bạn nào có thể nhắc lại cho cô biết “ sự oxi hóa’ mà chúng ta đã học ở bài “sự oxi hóa-phản ứng hóa hợp” là gì?
+ Một bạn có thể lên bảng cho biết đâu là sự khử,sự oxi hóa của những pt vừa làm
Ta có:
 Sự oxi hóa H2
a,Fe2O3 +3H2 2Fe + H2O
 Sự khử Fe2O3
 Sự oxi hóa 
b, PbO + H2 Pb + H2O
 sự khử PbO
 sự oxi hóa 
c, CuO + H2 Cu + H2O
 sự khủ CuO
_ Hs chú ý theo dõi lên bảng
_ Hs: hidro là chât khử vì đã chiếm oxi của CuO.
_ Hs: sự tách oxi ra khỏi hợp chất là sự khử
_Hs: sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa
_ Hs lên bảng xác định
+ Hs khác bổ sung.
 Hoạt động 3: Chất khử và chất oxi hóa (8’)
2. Chất khử và chất oxi hóa
Cu +H2 Cu + H2O
CuO có tính oxi hóa
C + O2 → CO2 
Trong đó:
C (chất khử) + O2(chất oxi hóa)→ CO2
Š KL: SGK
Cu +H2 Cu + H2O
+ Chúng ta đã biết: H2 có tinh khử
 CuO có tính oxi hóa
+ Vậy em nào co thể cho cô biết chất nào được gọi là chất khử, chất nào là chất oxi hóa?
_ GV bổ sung, kết luận lại
_ Các em chu ý cho cô
+ pt: C + O2 → CO2
+ Có bạn nào có thể cho cô biết theo như kết luận thì đâu là chất khử,đâu là chất oxi hóa?
 C (chất khử) + O2(chất oxi hóa)→ CO2 
_ Vậy từ pt đó ta thấy rằng O2 ở dạng đơn chất hay hợp chất đều có bản chất giống nhau cùng là chất oxi hóa
_ Gv; yc Hs làm bài tập một trong phiế bài tập.
Bài 1: Xác định chất khử,chất oxi hóa trong các pư dưới đây?
a,C + 2CuO→ 2Cu + CO2
b.ZnO +H2 → Zn +H2O
_ Gọi một hs lên làm bài
+ Bạn nào co thể nhận xét
_ HS; chất chiếm oxi của chất khác là chất khử, chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa
_ Hs lắng nghe và ngi kết luận vào vở
_ Hs; C là chất khử còn oxi là chất oxi hóa
_ Hs làm bài:
a , C(chất khử) +2 CuO(chất oxi hóa)→ 2Cu + CO2
b, ZnO(chất oxi hóa) + H2(chất khử) → Zn +H2O
+Hs nhận xét và chữa bài vào vở
 Hoạt động 4: Phản ứng oxi hóa khử (8’)
Phản ứng oxi hóa khử
 Sụ oxi hóa H2
CuO+H2CuO+H2O
 Sự khử CuO
KL: sự khử và sự oxi hóa là hai quá trinh tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một pưhh
_ Bây giờ cô sẽ biểu diễn cả hai quá trình trên cùng một sơ đồ các em hãy quan sát
+ Ta có pt:
 Sụ oxi hóa H2
CuO+H2CuO+H2O
 Sự khử CuO
_ Đây là hai qua trình xảy ra đồng thời mặc dù hai qua trình ngược nhau trong một pưhh và người ta định nghĩa đó là pư oxi hóa khử.
+ GV: vậy em nào có thể trả lời cho cô sự khử và sự oxi hóa trong pu oxi hóa – khử có thể xảy ra riêng rẽ,tách biệt được không?
_ GV nhấn mạnh : sự khử và sự oxi hóa là hai quá trinh tuy ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong cùng một pưhh
_ Hs: khômgthể xảy ra riêng rẽ,tách biệt nhau được
 Hoạt động 5:Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử (4’)
Tầm quan trọng của phản ứng oxi hóa khử: SGK
_ GV: gọi một Hs đứng dậy đọc SGK-T111 và tóm tắt vào vở
+ Ta thấy rằng phản ứng oxi hóa khử có nhiều ứng dụng trong đời sống. Vậy qua bài học bạn nào có thể cho cô biết dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa- khử với các loại pư khác
+ Gv nhận xét:dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa- khử là có sự chiếm và nhường oxi giữa các chất phản ứng
_ Hs đứng dậy đọc bài và tóm tắt vào vở
_ HS đứng dậy trả lời 
_ Hs khác nhận xét và bổ sung
_ Hs nghe và ghi nhớ
Hoạt động 6: Luyện tập củng cố kiến thức (12’)
5. Luyện tập củng cố kiến thức 
_ Gv: yc một Hs đứng dậy đọc kết luận cuối bài
_ GV: cho Hs làm bài tập 1(SGK-T113)
+ Yc một Hs lên bảng chữa bài
_ Hs đứng dậy đọc bài
_ HS chữa bài
 Baì 1:
 Các đáp án đúng: B,C.E
Hoạt động 7: Dặn dò (1’)
Làm BT trong SGK
Phiếu bài tập
 Kiểm tra bài cũ
Hoàn thành các phương trình phản ứng và cân bằng (ghi rõ điêu kiện Pư)
CuO + H2 → 
Fe2O3 + H2 → 
 PbO + H2 →
 Tiết 49: phản ứng oxi hóa – khử
I/ Củng cố kiến thức
Bài tập 1: Xác định chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa trong các phản ứng hóa học dưới đây
C + 2CuO 2Cu + CO2
Zn + H2 Zn + H2O
 2. Bài tập 2: Hãy cho biết mỗi lọa phản ứng dưới đây thuộc loại phản ứng hóa học nào? Đối với mỗi phản ứng hóa học hãy ghi rõ chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa.
2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3H2O
CaO + H2O Ca(OH)2
CO2 + Mg → 2MgO + C
II/ Luyện tập
 1.Bài 1: Hãy chọn đáp án đúng
A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử
B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa
C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử
D. Phản ứng oxi hóa-khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra sự oxi hóa
E. Phản ứng oxi hóa-khử là phản ứng hóa học trong đó xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
2.Bài 2:
Phản ứng H2 khử đồng(II) oxit thuộc loại phản ứng gì?
Tính số gam đồng(II) oxit bị khử bởi 2,24 lít khí hidro (đktc)

File đính kèm:

  • doclop 8 Phan ung oxi hoa khu.doc