Bài giảng Tiết : 44 - Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (tiếp)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức. HS biết

- Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị ( C=IV; O=II; H=I .)

- Mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định.

- Các nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.

2. Kỹ năng:

- Viết CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản.

- Phân biệt một số chất hữu cơ khác nhau qua công thức CT.

3. Thái độ:

- Có ý thức tích cực học tập.

II. Phương pháp:

 

doc5 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 915 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 44 - Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/2/08
Ngày dạy :
Tiết : 44
bài 35. cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. HS biết
- Trong các hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị ( C=IV; O=II; H=I ...)
- Mỗi chất hữu cơ có một công thức cấu tạo ứng với một trật tự liên kết xác định.
- Các nguyên tử C có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
2. Kỹ năng:
- Viết CTCT của một số chất hữu cơ đơn giản.
- Phân biệt một số chất hữu cơ khác nhau qua công thức CT.
3. Thái độ:
- Có ý thức tích cực học tập.
II. Phương pháp:
- Đặt và giải quyết vấn đề.
- Thực hành.
- Hợp tác nhóm.
III. Chuẩn bị:
- Mô hình cấu tạo phân tử dạng rỗng.
- Bảng phụ.
IV. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Hợp chất hữu cơ là gì, có mấy loại hợp chất hữu cơ là những loại nào cho ví dụ.
3. Bài mới: (35')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (20')
Tìm hiểu đặc điểm của cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
GV. Đưa CTHH CO2, H2O.
? Tính hóa trị của C, H, O trong các hợp chất trên.
HS. Thực hiện tính hóa trị: 
C (IV); O (II); H (I)
GV. Thông báo hóa trị của các nguyên tố trên cũng được thể hiện trong hợp chất hữu cơ như sau:
GV. sử dụng mô hình hóa trị của các nguyên tố.
HS. Quan sát nêu nhận xét.
GV. Cho gọi hs lên lắp mô hình theo các CT vừa viết.
HS. Lắp ráp mô hình.
? Qua quan sát và lắp mô hình em có kết luận gì về sự liên kết giữa các nguyên tử trong hợp chất hữu cơ.
HS. Nêu nhận xét - két luận:
? Những nguyên tử cacbon có thể liên kết được với nhau không.
? Tính hóa trị của C trong phân tử sau:
C2H6, C3H8.
? Liệu nguyê tử C trong hợp chất hữu cơ có hóa trị khác không 
GV. Ta có thể biểu diễn các liên kết của các công thức phân tử sau.
? ở CTHH trên mỗi nguyên tử C liên kết với nhau như thế nào, chúng có liên kết được với nhau không.
HS. trả lời (có)
? Tương tự hãy biểu diễn CT CT của C3H8.
HS. lên bảng thực hiện.
? Qua 2 ví dụ trên em có kết luận gì.
HS. nêu kết luận
GV. Giới thiệu; ta phân biệt 3 loại mạch C chính.
HS. Ghi nhớ.
GV. Viết 2 CTHH khác nhau của PT C2H6O
? Nhận xét về trật tự liên kết trong 2 công thức trên.
HS. nêu nhận xét.
GV. giải thích, từ sự khác nhau về trật tự liên kết là nguyên nhân tạo nên sự khác nhau về tính chất của chúng như p/tử ADN &ARN...
? Qua 2 CT trên em có kết luận gì về trật tự liên kết các nguyên tử trong phân tử.
HS. Trả lời - nhận xét.
I. Đặc điểm cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
1. Hóa trị và liên kết giữa các nguyên tử.
VD1: Cacbon: C 
 Hiđro H 
 Oxi O 	
VD2: CH4 
 CH3Cl 
CH3OH 
=> Trong hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng mỗi liên kết được biểu diễn với nhau bằng một nét gạch nối giữa 2 nguyên tử.
2. Mạch cacbon.
- Ví dụ1: C2H6
- Ví dụ 2: C3H8 
=> Các nguyên tử C trong phân tử hợp chất hữu cơ có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch C.
* Ta phân biệt 3 loại mạch cacbon.
a, Mạch thẳng:
C4H10: 
 (Butan)
b, Mạch nhánh:
C4H10: 
 (Isobutan)
c, Mạch vòng:
C4H8:
 (Xiclobutan)
3. Trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. 
VD: C2H6O
a, 
b, 
=> Mỗi hợp chất hữu cơ có một trật tự liên kết xác định giữa các nguyên tử trong phân tử.
Hoạt động 2: (15')
Tìm hiểu công thức cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
GV. Cho hs nhắc lại ý nghĩa của CTPT.
HS. Nhắc lại (CT CT biểu diễn bằng liên kết ...)
GV. Viết CTCT của C2H6O , CH4
? Muốn biết tính chất của hợp chất hữu cơ ta cần phải biết điều gì.
HS. Trả lời - kết luận.
II. Công thức cấu tạo.
- VD1: C2H6O
Viết gọn: CH3 - CH2 - OH
VD2: CH4
Viết gọn: CH4
=> CTCT cho biết thành phần của phân tử và trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
4. Củng cố: (3')
- GV. chốt lại toàn bài.
- HS. đọc phần em có biết
Làm bài tập 1, 2, 3 sgk/112.
Đ/A
1, a, C thừa 1 hóa trị, O thiếu 1 hóa trị
 b, C ở vị trí 1 thiếu 1 hóa trị, Cl thừa 1 hóa trị.
 c, C ở vị trí thứ 2 thừa 1 hóa trị, H thừa 1 hóa trị.
2, CH3Br: 
 Viết gọn: CH3 - Br
 CH4O : Viết gọn: CH3 - OH
 C2H5Br: Viết gọn: CH3 - CH2 - Br
 5. Dặn dò: (1')
-BTVN; 3, 4, 5 sgk/112
- Chuẩn bị trước bài 36 

File đính kèm:

  • docTiet 44.doc