Bài giảng Tiết: 43 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (tiết 4)

1.Kiến thức: Biết được:

 -Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.

 -Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

 -Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.

2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết: 43 - Bài 28: Không khí - Sự cháy (tiết 4), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 
Ngµy gi¶ng: 
 Tiết: 43 
Bài 28:KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Biết được:
 -Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.
 -Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
 -Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
2.Kĩ năng: Rèn cho học sinh:
 -Kĩ năng quan sát, giải thích, vận dụng vào thực tế.
 -Hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
HS hiểu và có ý thức giữ gìn bầu không khí ô nhiễm và phòng chống cháy.
II.CHUẨN BỊ: 
 -Xem trước phần II SGK/ 97
 -Ôn lại các bài từ bài 24 – bài 28
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
 1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ
Trong không khí, khí oxi chiếm bao hiêu về thể tích?, muốn bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễn phải bảo vệ như thế nào?.
3.Vào bài mới 
Không khí có rất nhiều trong không khí . Vậy bằng cách nào người ta xác định được thành phần của không khí?, không khí có liên quan gì đến sự cháy?,tại sao gió càng lớn thì đám cháy càng lớn?,làm thế nào để dập tắt được sự cháy?. Để hiểu rõ hơn tiết học này các em sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
-Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng gì ?
-Những hiện tượng như vậy, người ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì 
-Theo em khi ga, củi,  cháy gọi là gì ?
-Sự cháy trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau ?
-Tại sao các chất cháy trong oxi lại tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí ?
- Các đồ vật bằng gang, sắt,  dùng lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì ?
-Đồ vật bằng gang, sắt,  khi dùng lâu bị gỉ là do các đồ vật này đã hóa hợp từ từ với oxi trong không khí à gọi là sự oxi hóa chậm. Sự oxi hóa chậm tuy không phát sáng nhưng có tỏa nhiệt .
- Theo em quá trình hô hấp của con người có gọi là sự oxi hóa chậm không ? Vì sao ?
- Sự oxi hóa chậm khi có điều kiện nhất định sẽ chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy.
à Vì vậy trong nhà máy, người ta thường cấm không được chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống để đề phòng sự tự bóc cháy.
-Hãy so sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm ?
-Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng:
+Toả nhiệt.
+Phát sáng.
-Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
- Khi ga, củi,  cháy gọi là sự cháy.
-Sự cháy trong không khí và trong oxi đều là sự oxi hóa. Nhưng sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn.
- Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N2 nên tốn nhiệt độ để đốt cháy các khí này.
- Các đồ vật bằng gang, sắt,  dùng lâu ngày trong không khí thường bị gỉ.
-HS nghe và ghi nhớ: sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
- Quá trình hô hấp của con người gọi là sự oxi hóa chậm vì oxi qua đường hô hấp à máu à chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Sự cháy sự oxi hóa chậm
Giống	-là sự oxi hóa và có toả nhiệt
Khác 	-phát sáng	-không phát sáng
	-xảy ra nhanh	-xảy ra chậm
Tiểu kết:
1. Sự cháy:
là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
Ví dụ:Đốt than
2. Sự oxi hóa chậm:
là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Ví dụ :Thanh sắt để ngoài nắng.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy
-S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào ?
à Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?
- Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì ?
- Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào ?
-Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi ?
- Theo em muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải làm gì ? Vì sao ?
- Theo em khi muốn dập tắt sự cháy ta có cần phải áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp đó không ?
-S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.
- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:
+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với khí O2.
- Phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách phun nước.
- Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:
+ Dùng bao dày đã tẩm nước.
+ Dùng cát, đất.
+ Phun khí CO2.
- Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với oxi, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.
-Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.
Tiểu kết:
1. Các điều kiện phát sinh sự cháy:
-Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
-Phải có đủ oxi cho sự cháy.
2. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:
-Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
-Cách li chất cháy với oxi.
4,Củng cố - Dặn dò.
 a,Củng cố 
GV đặc câu hỏi để cũng cố bài học cho HS:
?Sự cháy là gì?, sự oxi hóa chậm là gì?, so sánh 2 hiện tượng này?.
?Khi một người nào đó đang bị cháy theo em thì phải cứu người đó như thế nào.
 b,Dặn dò.
-Học bài.
-Làm bài tập: 3,4,5,6 SGK/ 99
-Xem trước nội dung bài thực hành.
Ngµy so¹n: 07/01/2012 
Ngµy gi¶ng: 13/01/2012
 Tiết: 44 
Bài 30:BÀI THỰC HÀNH 4 
ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ – THỬ TÍNH CHẤT CỦA OXI
I. MỤC TIÊU
-HS nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lý như: ít tan trong nước, nặng hơn không khí ; và tính chất hóa học của oxi đặc biệt là tính oxi hóa mạnh.
-Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm; điều chế và thu khí oxi vào ống nghiệm, biết cách nhận biết được khí oxi và bước đầu biết tiến hành 1 vài thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất các chất.
II.CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên : 
Hóa chất
Dụng cụ
-Thuốc tím (KMnO4)
-Ống nghiệm và giá ống nghiệm .
-KClO3 
-Muôi sắt, đèn cồn, que đóm, quẹt diêm.
-MnO2
-Nút cao su, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh.
-S, bột than
-Bình thuỷ tinh (2), bông gòn.
2. Học sinh: 
-Ôn lại bài: tính chất hóa học của oxi.
-Kẻ bản tường trình vào vở:
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
GV cho hs tìm hiểu nội dung làm bài thực hành.
3.Vào bài mới 
Qua bài học ở bài oxi. Các em đã biết tính chất của oxi. Để điềuchế khí ôxi như thế nào? Và tính chất hoá học ra sao?, tiết học này các em sẽ tìm hiểu qua bài thực hành.
1. Thí nghiệm 1: điều chế và thu khí oxi.
-Nghe, ghi nhớ cách điều chế và thu khí oxi à Tiến hành thí nghiệm 1.
Phương trình phản ứng:
2KClO3 à 2KCl + O2 
2.Thí nghiệm 2: đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong oxi.
-Tiến hành thí nghiệm theo nhóm, chú ý lấy lượng S vừa phải.
-Theo dõi thí nghiệm biểu diễn của GV, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi.
S + O2 à SO2 
3. Thí nghiệm 3:Đốt sắt trong oxy
3Fe + 2O2 Fe3O4
4,Củng cố - Dặn dò.
 a,Củng cố 
 -GV cho học sinh viết bảng thu kế hoạch của bài thực hành vừa xong theo mẫu.
 b,Dặn dò.
 -Ôn lại các khái niệm cơ bản và bài tập trong chương 4 .
- Chuẩn bị bài luyện tập chương.

File đính kèm:

  • docHOA 8.doc