Bài giảng Tiết 41: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm

 1.Về kiến thức: HS biết :

 - Vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.

 - Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm

 - Hiểu được :Tính chất vật lí(mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp)

 - Có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại(pư với nước, axit, phi kim)

 - Phương pháp điều chế kim loại kiềm(điện phân muối halogenua nóng chảy)

 - Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình SX kim loại kiềm và một số hợp chất.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41: Kim loại kiềm và hợp chất quan trọng của kim loại kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Ngày dạy
Lớp
Sĩ số
 /1/2011
12D
29/12/2010
 /1/2011
12E
Chương VI: KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ Tiết 41: KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG 
 CỦA KIM LOẠI KIỀM 
I. Mục tiêu bài học:
 1.Về kiến thức: HS biết : 
 - Vị trí, cấu hình e lớp ngoài cùng của kim loại kiềm.
 - Một số ứng dụng quan trọng của kim loại kiềm
 - Hiểu được :Tính chất vật lí(mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp)
 - Có tính khử mạnh nhất trong số các kim loại(pư với nước, axit, phi kim)
 - Phương pháp điều chế kim loại kiềm(điện phân muối halogenua nóng chảy)
 - Nguồn và chất gây ô nhiễm môi trường trong quá trình SX kim loại kiềm và một số hợp chất.
 2. Về kĩ năng : 
 -Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất KLK.
 -Rút ra phương pháp điều chế kim loại kiềm.
 - Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm.
 - Tính thành phần % về khối lượng của kim loại trong hỗn hợp phản ứng.
 3. Về thái độ: 
 - Có ý thức được tác động của con người trong sản xuất hóa học tới môi trường xung quanh.
 - Sử lí chất thải sau thí nghiệm hợp lí.
II. Chuẩn bị :
 1.Chuẩn bị của GV: Bảng tuần hoàn, SGK bảng 6.1 
 2.Chuẩn bị của HS: Ôn tập cấu hình e nguyên tử.
III. Tiến trình bài giảng :
 1. Kiểm tra bài cũ : 
 - Không kiểm tra.
 2. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:Vị trí kim loại kiềm và cấu hình e
GV: Yêu cầu HS sử dụng BTH nêu vị trí của KL kiềm đọc tên các nguyên tố trong nhóm 
HS:KL kiềm thuộc nhóm A, đứng đầu mỗi chu kỳ(trừ chu kỳI): gồm các nguyên tố: Li Na K Rb Cs Fr 
GV: Dựa vào vị trí của KL kiềm trong BTH em hay viết cấu hình e lớp ngoài cùng của KL kiềm 
GV: Em hãy nhận xét về cấu hình e lớp ngoài cùng của KL kiềm so với khí hiếm đứng trước nó trong BTH? 
HS: Cấu hình e của KLK là cấu hình e của khí hiếm đứng trước nó cộng thêm phân lớp ns1 
Hoạt động 2: Tính chất vật lí
GV yêu cầu Hs quan sát bảng 6.1 SGK một số hằng số vật lý quan trọng của KLK và nhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng tính cứng và nhận xét qui luật biến đổi tính chất vật lý 
HS: nêu tính chất vật lí 
GV gợi mở cho HS nguyên nhân gây ra t /c vật lý của KLK . 
Hoạt động 3: Tính chất hóa học
GV: yêu cầu HS dựa vào cấu tạo nguyên tử và cấu tạo mạng tinh thể KLK, dự đoán t /c HH của KLK? 
HS: Dự đoán tính chất hóa học và viết các phương trình phản ứng minh họa 
Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng của KLK? 
GV ở phần t /c chúng ta biết KLK dễ bị oxihoa . Vậy trong tự nhiên KLK tồn tại ở dạng đơn chất hay hợp chất? 
Vậy em hãy dự đoán PP chung để đ/c KL, tính chất đặc trưng của KLK và lý thuyết điện phân? 
Hs vì ion KLK rất khó bị khử do đó pp điều chế KLK là PP điện phân muối halogenua nóng chảy 
GV giới thiệu thùng điện phân NaCl nóng chảy 
Yêu cầu HS quan sát sơ đồ và viết sơ đồ điện phân , các p /ư ở mỗi điện cực, và PTĐP
I: Vị trí KL kiềm trong BTH, cấu hình electron nguyên tử 
-Vị trí : Kl kiềm thuộc nhóm IA, đứng đầu mỗi chu kỳ (trừ chu kỳ I) gồm các nguyên tố 
Li Na K Cs Fr 
(Fr là nguyên tố phóng xạ nhân tạo không bền ) 
- Cấu tạo : cấu hình e lớp ngoài cùng 
Li 2s1 
Na 3s1 
K 4s1 
Rb 5s1 
Cs 6s1+
Tổng quát: ns1 (n là thứ tự của chu kỳ n) 
KL kiềm có 1 electron lớp ngoài cùng 
II: Tính chất vật lý 
KLK có màu trắng bạc, có ánh kim, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp, độ cứng thấp, khối lượng riêng nhỏ 
-nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy biến đổi theo qui luật 
Nhiệt độ nóng chảy nhiệt độ sôi thấp (do lực liên kết KL trong mạng tinh thể KLK bền vững d 
Khối lượng riêng nhỏ (do nguyên tử KL có bán kính lớn và có cấu tạo mạng tinh thể kém đặc khít d) 
KLK mềm do lực liên kết KL trong tinh thể yếu 
III: Tính chất hoá học 
Tính khử mạnh nhất từ Li đến Cs 
 M M+ +1e 
1. Tác dụng với phi kim 
a. Tác dụng với oxi 
 2 Na + O2 Na2O2 (natripeoxit) 
 4 Na + O2 2Na2O (natrioxit)
b. Tác dụng với clo 
 2Na + Cl2 2 NaCl 
2 .Tác dụng với axit
KLK khử H + của dd axit HCl, H2SO4 loãng  thành khí hiđro 
 2 M + 2H+ 2M+ + H2 
3. Tác dụng với H2O 
Na + H2O NaOH + H2 
IV: ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế 
ứng dụng ( SGK) 
Trạng thái tự nhiên 
- KLK chỉ tồn tại dạng hợp chất 
Điều chế 
Khử ion của chúng: M+ + 1e M 
Phương pháp:
Điện phân (muối halogennua nóng chảy m) 
VD : Điện phân NaCl nóng chảy 
-ở catot (cực-) : 2Na +2e 2Na
- ở anot (cực +) 2Cl- Cl2 - 2e 
Phương trình điện phân 
2NaCl2Na + Cl2
 3.Củng cố- Luyện tập: 
+ Nêu tính chất hoá học đặc trưng của KLK? Giảithích? viết PTHH minh hoạ với KL Kali? 
+ viết PTHH biểu diễn dãy biến hoá 
Na -> Na2O -> NaOH -> Na2CO3 
Na -> NaCl -> NaOH 
 Bài 3:SGK 2K + 2H2O → 2KOH + H2 
 1mol 1mol 0,5 mol
 mdd = 39 + 362 – (0,5 . 2) = 400
 C% = = 14%
Bài 4: Chọn C
Bài 5: 2MCl 2M + Cl2 
 0,08 
M = = 39(g/mol) → kim loại đó là K
 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học thuộc lí thuyết 
 Bài tập về nhà 1,2,3,4,5 SGK trang 111
 Chuẩn bị bài tiếp hợp chất quan trọng của Na
 Viết các phương trình hóa học xảy ra minh họa cho tính chất các hợp chất quan trọng của Na
Kiểm tra của tổ chuyên môn(BGH)
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tổ trưởng 

File đính kèm:

  • docTiet 41- kim loai kiem Doc1.doc
Giáo án liên quan