Bài giảng Tiết 4 - Bài 3: Một số Oxit quan trọng (tiếp)

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Học sinh biết đc các tính chất của SO2.

- Biết đc các ứng dụng của SO2 và phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng và kỹ năng tính toán theo phương trình hóa học.

3. Thái độ :

 - Yêu môn học. Biết cẩn trọng khi tiếp xúc với hóa chất

II/ Chuẩn bị:

 1. GV: Bộ dụng cụ điều chế SO2

 Qùy tím, cốc thủy tinh, dd Ca(OH)2, dd HCl, H2SO4, phim thí nghiệm

 2. HS : Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 4 - Bài 3: Một số Oxit quan trọng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27.8.2009
Ngày giảng: 8.9.2009
Tiết 4. Bài 3
Một số Oxit quan trọng (tiếp)
B. LƯU HUYNH ĐIOXIT (SO2)
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- Học sinh biết đc các tính chất của SO2.
- Biết đc các ứng dụng của SO2 và phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp
Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng và kỹ năng tính toán theo phương trình hóa học.
Thái độ :
 - Yêu môn học. Biết cẩn trọng khi tiếp xúc với hóa chất
II/ Chuẩn bị:
 1. GV: 	Bộ dụng cụ điều chế SO2 
 Qùy tím, cốc thủy tinh, dd Ca(OH)2, dd HCl, H2SO4, phim thí nghiệm
 2. HS : Chuẩn bị bài ở nhà
III/ Phương pháp
- Đặt vấn đề, vấn đáp, thuyết trình
IV/ Tiến trình bài dạy:
1/ ổn định lớp ( 1 phút)
 - Kiểm tra sĩ số
2/ Kiểm tra bài cũ (5 phút)
 HS1: Trình bày tính chất hóa học của oxit axit? Viết ptpư minh họa
 HS2: bài tập 4 / sgk/ 9
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài
Chúng ta thường nghe thấy có những trận mưa axit rất nguy hiểm, nghuyên nhân chính dẫn đến những trận mưa axit là do trong không khí có hàm lượng khí lưu huỳnh đioxit lớn.
Phát triển bài
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1. ( 3 phút)
GV : đọc thông tin sgk/10, nêu tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit?
HS : trả lời
I/ Lưu huỳnh đioxit có những tính chất gì?
Tính chất vật lí
- Là chất khí không màu, mùi hắc, độc, nặng hơn không khí
Hoạt động 2. (15 phút)
GV : Dự đoán tính chất hóa học của huỳnh đioxit ?
HS : dự đoán
GV : Cho Hs xem phim thí nghiệm để kiểm chứng dự đoán ban đầu.Yêu cầu viết ptpư minh họa
GV : giới thiệu SO2 là chất gây ô nhiễm không khí, là một trong những nguyên nhân gây mưa axit
Tính chất hóa học
Tác dụng với nước
 SO2 + H2O š H2SO3
Tác dụng với bazơ
SO2( k) + Ca(OH)2(dd) š Ca SO3(r) + H2O(l)
Tác dụng với oxit bazơ
SO2 + Na2O š Na2SO3
Hoạt động 3( 3 phút)
GV : Nêu ứng dụng của lưu huỳnh đioxit ?
Hs : trả lời
II / Lưu huỳnh đioxit có những ứng dụng gì?
- SGK/10
Hoạt động 3( phút)
GV giới thiệu có 2 phương pháp điều chế lưu huỳnh đioxit 
GV: 
? SO2 thu bằng cách nào trong những cách sau:
Đẩy nước
Đẩy k/k ( úp bình thu)
Đẩy k/k (Ngửa bình thu)
? Giải thích
HS: trả lời
GV: giới thiệu phương pháp thu thứ 2
 Gọi HS lên viết ptpư
Hs: viết ptpư
III/ Điều chế lưu huỳnh đioxit như thế nào ?
Trong phòng thí nghiệm
a) Muối sunfit + axit (d/d HCl, H2SO4)
VD: Na2SO3+H2SO4 š Na2SO4+H2O+SO2 
- Thu khí: Đẩy kk (úp bình)
b) Đun nóng H2SO4 đặc với Cu
 2. Trong công nghiệp:
- Đốt lưu huỳnh trong k/k :
 S + O2 š SO2 
- Đốt quặng Pirit sắt:
4 FeS2 + 11O2 to 2Fe2O3 + 8SO2 
4. Củng cố (5 phút)
* Làm bài tập 3, 1/sgk/11
* nhắc lại nội dung bài học
5. Hướng dẫn về nhà (5 phút): 
* Hướng dẫn làm bài tập 6
- Tính nSO2
 nCa(OH)2 =
 - Viết ptpu
 - Xác định chất pu hết, chất còn dư sau pu
 - tính khối lượng các chất theo chất pu hết
 * Làm bài tập 2->6/sgk/11
 * Chuẩn bị bài 3 ( ôn tập phần axit lớp 8) 
VI. Rút kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • doctiet 4. mot so bazo quantrong II.doc