Bài giảng Tiết 39: Sự oxi hóa. phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi (tiếp)

. Kiến thức.

- Học sinh hiểu được khái niệm sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt.

- Các ứng dụng của oxi

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39: Sự oxi hóa. phản ứng hóa hợp. Ứng dụng của oxi (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 39 
 Sự oxi hóa. Phản ứng hóa hợp.
ứng dụng của oxi
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu được khái niệm sự oxi hóa, phản ứng hóa hợp, phản ứng tỏa nhiệt.
- Các ứng dụng của oxi
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
Tranh vẽ ứng dụng của oxi.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn, trực quan.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
1. Nêu các tính chất hóa học của oxi? Viết các PTHH minh họa?
2. Làm bài tập số 4
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1. 
GV: Yêu cầu học sinh nhận xét các ví dụ mà HS đã làm ở phần KTBC ( GV lưu ở góc bảng)
? Cho biết các phản ứng này có đặc điểm gì chung?
GV: các phản ứng đó là sự oxi hóa các chất đó.
Hoạt động 2. 
GV: Treo bảng phụ ghi các PTHH
1. CaO + H2O Ca(OH)2
2. 2Na + S Na2S
3. 2Fe + 3Cl3 2FeCl3
4. C + O2 CO2
? Hãy nhận xét số chất tham gia phản ứng và số sản phẩm trong các phản ứng hóa học trên?
GV: Các phản ứng trên được gọi là phản ứng hóa hợp vậy phản ứng hóa hợp là gì?
GV: Gọi HS đọc lại định nghĩa.
GV: Giới thiệu về phản ứng tỏa nhiệt.
GV: Phát phiếu học tập:
Hoàn thành các PTHH sau:
a. Mg + ? t MgS
b. ? + O2 t Al2O3
c. 2H2O ĐF H2 + O2
d. CaCO3 t CaO + CO2
e. ? + Cl2 t CuCl2
f. Fe2O3 + H2 Fe + H2O
Trong các phản ứng trên phản ứng nào thuộc loại hóa hợp? Giải thích?
HS thảo luận theo nhóm
GV: Đưa kết quả đúng các nhóm chấm chéo cho nhau.
Hoạt động 3. 
GV: Cho HS quan sát tranh ứng dụng của oxi
? Em hãy nêu các ứng dụng của oxi mà em biết trong cuộc sống?
HS quan sát tranh vẽ ứng dụng của oxi
I. Sự oxi hóa:
- Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
II. Phản ứng hóa hợp:
Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu. 
III. ứng dụng của oxi:
1Sự hô hấp:
Oxi rất cần cho hô hấp của con người và động thực vật( Phi công, thợ lặn)
2. Sự đốt nhiên liệu:
Oxi rất cần cho sự đốt nhiên liệu( Tạo nhiệt độ cao hơn, sản xuất gang thép, đốt nhiên liệu trong tên lửa, chế tạo mìn phá đá)
4. Kiểm tra đánh giá
 Nhắc lại nội dung chính của bài
- Sự oxi hóa là gì?
- Định nghĩa phản ứng hóa hợp
- ứng dụng của oxi
5. Hướng dẫn về nhà:
 BTVN: 1, 2, 4, 5. 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Ngày soạn:..
Ngày giảng: 
Tiết 40 
Oxit
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh biết được các khái niệm oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kỹ năng lập CTHH của oxit.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập các PTHH có các sản phẩm là oxit.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Bảng phụ, bảng nhóm.
2. Học sinh.
- Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà.
III. Phương pháp.
- Đàm thoại, phát vấn, trực quan.
IV. Hoạt động dạy học.
1. Ôn định tổ chức. 
- Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp lấy ví dụ minh họa?
- Nêu định nghĩa sự oxi hóa Cho ví dụ minh họa?
- Làm bài tập số 2 SGK.
3. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1:
GV: Nêu mục tiêu của tiết học
Đưa ra một số oxit
? Em hãy nêu nhận xét của mình về thành phần của oxit?
? Hãy nêu định nghĩa của oxit?
GV: Bài tập
Trong các hợp chất sau hợp chất nào thuộc loại oxit
K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S, SO3, Fe2O3, CO2, NaCl, CaO.
GV: Chốt kiến thức
Hoạt động 2
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại 
- Qui tắc hóa trị áp dụng với hợp chất 2 nguyên tố
- Nhắc lại các thành phần của oxit?
? Em hãy viết công thức chung của oxit?
Hoạt động 3
GV: Thông báo có 2 loại oxit
? Em hãy cho biết ký hiệu của một số phi kim thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về 3 oxit axit ?
GV: Giới thiệu các oxit axit và các axit tương ứng.
? Hãy kể tên các kim loại thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về các oxit bazơ?
GV: Giới thiệu các bazơ tương ứng với các oxit bazơ.
Hoạt động 4.
GV: Đưa cách gọi tên oxit.
? Hãy gọi tên các oxit sau:
K2O, ,CaO, MgO, PbO, Na2O
? Vậy với FeO và Fe2O3 thì gọi như thế nào?
GV: Đưa qui tắc gọi tên oxit kim loại có nhiều hóa trị.
GV: Giới thiệu các tiền tố
? Hãy đọc tên các oxit: SO3, SO2, CO, CO2, N2O5, P2O5
I. Oxit:
Ví dụ: CaO, Fe2O3, SO3
- Định nghĩa: Oxit là những hợp chất của hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi.
Hợp chất thuộc loại oxit là: K2O, SO3,, Fe2O3, CO2, CaO.
II. Công thức:
Công thức chung: MxOy
Trong đó: M : là các NTHH
 x, y là các chỉ số
III.Phân loại:
a.Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
b.Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
IV. Cách gọi tên:
Tên oxit = Tên nguyên tố + oxit
+ Oxit bazơ ( Kim loại nhiều hóa trị)
Tên oxit = Tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit
+ Oxit axit: ( Nhiều hóa trị)
Tên oxit = Tên phi kim( tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit( có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)
4. Kiểm tra đánh giá.
- GV y/c HS nhắc lại nội dung chính của bài
Bài tập: Trong các oxit sau oxit nào là oxit axit, oxit bazơ?
Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2
Gọi tên các oxit đó
 Oxit axit: CO2, N2O5, SiO2
 Oxit bazơ: Na2O, CuO, Ag2O
5. Hướng dẫn học ở nhà.
- Dặn dò HS học bài và làm bài tập 1,2,3,4,5 (SGK).
- Chuẩn bị trước nội dung bài sau.

File đính kèm:

  • doctuan 21.doc