Bài giảng Tiết 32: Phản ứng hữu cơ (tiếp)

1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:

- Biết một số loại phản ứng hữu cơ (như: thế, cộng, tách, ) và đặc điểm của các loại phản ứng đó.

- Hiểu bản chất của phản ứng thế (nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị thay thế bởi một nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác), pứ cộng (ptử hchc kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới), pứ tách (là pứ trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi nguyên tử hợp chất hữu cơ)

 2. Kỹ năng:

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 32: Phản ứng hữu cơ (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32
 Ngày soạn:7/12/2008
PHẢN ỨNG HỮU CƠ
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải:
- Biết một số loại phản ứng hữu cơ (như: thế, cộng, tách,) và đặc điểm của các loại phản ứng đó.
- Hiểu bản chất của phản ứng thế (nguyên tử hay nhóm nguyên tử bị thay thế bởi một nguyên tử hay nhóm nguyên tử khác), pứ cộng (ptử hchc kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới), pứ tách (là pứ trong đó hai hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi nguyên tử hợp chất hữu cơ)
 2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết công thức cấu tạo, viết PTHH biểu diễn các phản ứng thế, cộng, tách.
- Giải các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và BTTL liên quan đến các loại phản ứng hữu cơ thông dụng.
 3. Thái độ:
- Tích cực, chủ động trong học tập hóa học và qua đó tạo lòng đam mê khoa học bộ môn.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
Đàm thoại, quan sát kết hợp thảo luận nhóm.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:
 1. Giáo viên: 
- Giáo án, bảng phụ, máy chiếu dùng để chiếu bản chất các loại phản ứng hữu cơ (các dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến bài học).
 2. Học sinh: 
- Ôn tập các khái niệm về phản ứng thế, cộng, tách ở lớp 9 và chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của GV.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp: (1 phút) Kiểm tra sĩ số, tác phong HS
Lớp
11B3
11B4
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)
HS1: Trình bày khái niệm về liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba. Lấy các VD minh họa.
HS2: Viết các CTCT có thể có ứng với các CTPT tử: C5H12, C3H8O.
GV: Lắng nghe, theo dõi HS làm, gọi HS ở lớp nhận xét, bổ sung sau đó GV chấm điểm cho từng học sinh.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: (1 phút)
 Các em đã được nghiên cứu về các loại phản ứng vô cơ (Thế, trao đổi, hóa hợp, phân hủy,..). Vậy trong hóa học hữu cơ có những loại phản ứng nào ? Xảy ra nhanh hay chậm và theo những hướng ? Các em sẽ được nghiên cứu chi tiết ở bài học hôm nay...
“PHẢN ỨNG HỮU CƠ”
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức
Bµi tËp tham kh¶o
1. Nguyên tắc chung của phép phân tích định tính là:
A. Chuyển hoá chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản quen thuộc rồi nhận biết sản phẩm đó bằng phản ứng đặc trưng.
B. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm N do có nhiều mùi khét.
C. Đốt cháy hợp chất hữu cơ để tìm C dưới dạng muội than.
D. Đun hợp chất hữu cơ với NaOH để tìm H.
2. Mục đích của phép phân tích định lượng là:
A. Xác định khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ.
B. Xác định công thức phân tử.
C. Xác định công thức cấu tạo.
D. Xác định số lượng các nguyên tố.
3. Trong phân tử CH4, thành phần khối lượng C, H lần lượt là:
A. 75%, 25%	 B. 20%, 80%	
C. 50%, 50%	 D. 25%, 75%
4. Thành phần theo khối lượng 92,3 %C, 7,7 %H ứng với công thức phân tử là:
A. C6H12 	B. C6H6 	C. C3H8 D. C5H12 
5.Tỉ khối hơi của hợp chất hữu cơ A đối với hiđrô bằng 23. Vậy khối lượng phân tử chất A là:
A. 46	 	B. 23 	C. 48	D. 28
6. 0,88 gam hợp chất hữu cơ A ở ĐKTC chiếm 0,224 lít. Vậy khối lượng phân tử chất A là:
A. 88	B. 44 	C. 120	D. 60
7. Trong 4,4 gam CO2 thì khối lượng nguyên tử C là:
A. 2,4 g	B. 4,4 g C. 2,2 g 	D. 1,2 g
8. Trong 5,4 g H2O thì khối lượng nguyên tử H là:
A. 0,6 g	B. 2,7 g C. 5,4 g	D. 1,2 g
9. Đốt cháy hoàn toàn 2,6 gam C2H2 thì khối lượng CO2 và H2O thu được là:
A. 8,8 g CO2, 1,8 g H2O	B. 4,4 g CO2, 1,8 g H2O
C. 4,4 g CO2, 4,4 g H2O	D. 1,8 g CO2, 8,8 g H2O
10. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ chứa C, H, Cl sinh ra 0,22 g CO2 và 0,09 g H2O. Khi xác định Clo trong lượng chất đó bằng AgNO3 thu được 1,435 g AgCl. Tỉ khối hơi của nó so với hiđrô bằng 42,50. Công thức phân tử của chất hữu cơ trên là:
A. C2H4Cl2	B. CH3Cl C. CHCl3	D. CH2Cl2
11. Đốt cháy 1 lít khí A cần 2 lít O2 thu được 1 lít CO2 và 2 lít hơi nước. Vậy công thức phân tử của A là:
A. C2H6	B. C2H4 C. CH4	D. C3H8
12. Hợp chất hữu cơ A chứa C, H, O, N. %C = 40,7	%H = 8,5	%N = 23,6. Vậy % O là:
A. 20%	B. 0%	 C. 5%	D. 27,2%
13. Một hợp chất hữu cơ có 51%C, 9,4%H, 12%N, 27,3%O. Tỉ khối hơi so với không khí là 4,05. Vậy công thức phân tử của chất hữu cơ là:
A. C5H11O3N	B. C5H11O2N	 C. C5H10O2N	 D. C5H12O2N
14. Cứ 4,6 gam chất hữu cơ A chiếm thể tích đúng bằng thể tích 4,4 gam CO2 ở cùng điều kiện. Vậy khối lượng phân tử của A là:
A. 86	B. 46	 C. 44	D. 64
15. Đốt cháy hoàn toàn chất A chứa C, H ta thu được . Vậy công thức thực nghiệm của A là: 
A. (CH)n	B. (CH2)n C. (CH4)n	D. (CH3)n

File đính kèm:

  • doch11tiet32.doc