Bài giảng Tiết 32: Clo (tiếp theo)

1. Kiến thức :

- Học sinh biết được ứng dụng của clo.

 - Biết được phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và điều chế khí clo trong công nghiệp.

2 . Kỹ năng:

Xác định CTHH của hợp chất chứa clo.

II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đàm thoại, diễn giảng.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 32: Clo (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 2/12/2011- Lớp 9A1, 9A2, 9A5, 9A6
I.	MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
- Học sinh biết được ứng dụng của clo.
	- Biết được phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và điều chế khí clo trong công nghiệp.
2 . Kỹ năng: 
Xác định CTHH của hợp chất chứa clo..
II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, đàm thoại, diễn giảng.
III. CHUẨN BỊ:
	GV: Bảng phụ, hình vẽ phóng to sơ đồ bình điện phân.
	+ Dụng cụ: Giá sắt, đèn cồn, bình cầu có nhánh, ống dẫn khí, bình thủy tinh có nút để thu khí, cốc thủy tinh đựng NaOH đặc để khử clo dư.
	+ Hóa chất: MnO2( KMnO4) HCl đặc, bình đựng H2SO4, dung dịch NaOH đặc.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
- Dự kiến tên HS: 
Dự kiến câu hỏi và trả lời:
1) Nêu các tính chất hoá học của Clo. Viết PTHH minh hoạ.
HS: Trả lời lý thuyết và ghi lại PTHH.
2) HS chữa bài tập 6 SGK trang 81.
Dùng giấy quì tím ẩm để thử.
- Nếu giấy quì tím chuyển sang màu đỏ là khí HCl.
- Nếu quì tím bị mất màu là khí clo. Còn lại là khí oxi.
3. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Trong thực tế, clo được dùng nhiều trong đời sống như : khử trùng nước sinh hoạt, chất tẩy rửa và còn nhiều ứng dụng khác, chúng được điều chế từ đâu? Chúng ta lần lượt tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: Ứng dụng của clo
GV nêu: Clo là phi kim có nhiều ứng dụng trong thực tế, sau đó treo tranh vẽ hình 3.4 SGK ® yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ vànêu ứng dụng của clo trong thực tế.
GV: Gọi 1 học sinh nêu ứng dụng của clo?
GV: Vì sao clo được dùng để tẩy trắng vải sợi, khử trùng nước sinh hoạt ?
GV: Chốt kiến thức.
HS: quan sát tranh vẽ, tự thu thập thông tin về ứng dụng của clo.
HS: Nêu ứng dụng của clo.
+ Dùng khử trùng nườc sinh hoạt.
+ Tẩy trắng giấy, vải
+ Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu
HS: Dựa vào tính chất hoá học của clo để trả lời.
III. Ứng dụng của clo.
+ Dùng khử trùng nườc sinh hoạt.
+ Tẩy trắng giấy, vải
+ Điều chế nhựa P.V.C, chất dẻo, chất màu
Hoạt động 3: Điều chế clo
GV: Giới thiệu các nguyên liệu, dụng cụ để điều chế khí clo.
GV: Tiến hành điều chế khí clo ® Yêu cầu học sinh quan sát nhận xét hiện tượng và viết PTHH.
GV: Hướng dẫn học sinh viết phương trình hóa học.
GV: Yêu cầu học sinh mô tả cách điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm?
GV: Treo sơ đồ bình điện phân NaCl và giới thiệu cho HS.
®Yêu cầu HS cho biết nguyên liệu và phương pháp sản xuất clo trong công nghiệp ? 
- Tác dụng của màng ngăn là gì? 
- Viết PTHH ?
GV: Giới thiệu các nhà máy sản xuất clo ở Việt Nam.
HS: Quan sát thí nghiệm và nêu hiện tượng:
+ Có khí màu vàng lục xuất hiện.
+ Màu đen của MnO2® không màu
+Thành bình có hơi nước.
HS: Viết PTHH
MnO2 + 4HCl ® 
	 MnCl2 + Cl2 +2H2O
HS: Thu khí clo: Đẩy không khí, không thu bằng cách đẩy nước, bình H2SO4 đặc để làm khô khí Cl2, bình NaOH đặc để khử khí clo dư.
HS: Quan sát sơ đồ và ghi nhớ những điều GV giới thiệu ® trả lời câu hỏi:
- Nguyên liệu: Dung dịch NaCl bão hoà.(17 - 20%)
- Phương pháp: Điện phân dung dịch có màng ngăn.
- Ngăn không cho Clo thoát ra ở cực dương tiếp xúc với dung dịch NaOH.
- PTHH:
2NaCl + 2H2O ® 
 2NaOH + Cl2 + H2
IV. Điều chế khí clo.
1. Điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm.
Trong phòng thí nghiệm clo được điều chế bằng cách dùng chất oxi hóa mạnh như MnO2, KMnO4 với dung dịch HCl đặc.
MnO2 + 4 HCl ( đặc) ®
(đen)MnCl2 + Cl2 + 2H2O
 (không màu) (vàng lục) 
2. Sản xuất clo trong công nghiệp.
Trong công nghiệp clo được điều chế bằng cách điện phân dung dịch muối ăn bảo hòa có màng ngăn.
2NaCl + 2H2O ® 
 2NaOH + Cl2 + H2
Hoạt động 4: Luyện tập – Củng cố
GV: Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu học tập
Bài tập 1: Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau:
Cl2®NaCl®Cl2®HCl® NaCl
Bài tập 2:
Cho một kim loại R hóa trị II tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 1M thu được 13,6 g muối
a) Viết phương trình hóa học 
b) Xác định CTHH của muối
Bài tập 3:
Cho V lít khí clo (đktc) tác dụng vừa đủ với 0,1 lít dung dịch NaOH 1M. Tính giá trị của V và nồng độ mol/lit của các chất có trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi.
GV: Yêu cầu học sinh làm bài tập vào vơ.û
GV: Gọi HS chữa bài tập:
HS: làm bài tập:
Bài tập 1:
Cl2 + 2Na ® 2NaCl
2NaCl + 2H2O ® 
	 2NaOH + Cl2 + H2 
MnO2 + 4HCl ® 
	 MnCl2 + Cl2 + 2H2O
Cl2 + H2 ® 2 HCl
HCl + NaOH ® NaCl + H2O
Bài tập 2:
n HCl = 1 .0,2 = 0,2 mol
R + 2HCl ® RCl2 + H2 
 0,2mol 0,1mol
Khối lượng mol của RCl2 (M)
M = = 136 g
136 = x + 71® x= 65
 R là kẽm (Zn)
Vậy CTHH của muối ZnCl2
Bài tập 3:
nNaOH = 0,1 x 1 = 0,1 mol
PTPƯ: Cl2 + 2NaOH ®
	NaCl + NaClO + H2O
Theo PTPƯ: nCl2 = 0,05mol
=> V = 0,05 x 22,4 = 1,12 lit
Sau phản ứng có NaCl, NaClO
=> CM NaCl = CM NaClO = 0,5M
4. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài.
- Làm bài tập 7, 8, 9, 10 SGK trang 81. 
- Xem trước bài Cacbon:
+ Các dạng thù hình của cacbon ?
+ Tính chất hoá học của cacbon?
+ Ứng dụng của cacbon.
- Bài tập bổ sung: Có 3 chất KMnO4, MnO2 và HCl
a) Nếu khối lượng các chất KMnO4 và MnO2 bằng nhau, chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn ?
b) Nếu số mol KMnO4 và MnO2 bằng nhau. Chọn chất nào để điều chế được nhiều clo hơn ?
Hướng dẫn: Phương trình hoá học:
2KMnO4 + 16HCl ® 2MnCl2 +2KCl + 5Cl2 + 8H2O
MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
a) Nếu cho cùng khối lượng: Ta đặt khối lượng là a gam.
=> mol KMnO4 = ; mol MnO2 = 
Dựa vào PTPƯ => số mol của clo trong mỗi phản ứng => khối lượng của clo trong từng trường hợp.
b) Nếu cho cùng số mol: Ta đặt số mol là a mol.
Dựa vào PTHH => số mol của clo => khối lượng của clo.

File đính kèm:

  • docTiet 32.doc