Bài giảng Tiết 31: Tính theo công thức hóa học (tiết 3)

1.1. Kiến thức

Biết được:

- Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất.

1.2. Kĩ năng

- Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất.

1.3. Thái độ

- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 31: Tính theo công thức hóa học (tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Bảng nhóm.
+ Bảng phụ ghi nội dung các bước giải.
- HS: 	+ Ôn tập lại cách khối lượng chất, lượng chất và công thức hoá học.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Thuyết trình ; Nêu vấn đề; Quan sát ; Hoạt động nhóm.
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra 15’
*Đề bài:
Cõu 1: Nêu các bước xác định thành phần % của các nguyên tố khi biết CTHH của hợp chất.
Cõu 2: Cụng thức húa học của đường là: C12H22O11.
Cú bao nhiờu mol nguyờn tử C, H, O trong 1,5 mol đường.
Tớnh khối lượng mol phõn tử của đường.
Trong 1mol đường cú bao nhiờu gam mỗi nguyờn tố C, H, O.
*Đỏp ỏn-biểu điểm:
Đỏp ỏn
Biểu điểm
Câu 1: 
- Tìm khối lượng mol của hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
- Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
Câu 2:
Có 18mol nguyên tử C, 33mol nguyên tử H và 16,5mol nguyên tử O
 Mđường = 12 x 12 + 22 x 1 + 16 x 11 = 342(g)
 Trong 1mol đường có 12 x 12 = 144gam C; 22 x1 = 22gam H; 11 x16 = 176gam O
3đ
2đ
2đ
3đ
4.3. Bài mới
*Vào bài: Giờ trước các em đã được học và biết cách xác định thành phần % các nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất. vậy khi biết thành phần phần trăm các nguyên tố ta có thể xác định được CTHH của hợp chất không? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đi nghiên cứu nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hoá học của hợp chất.
- GV:Yêu cầu HS nghiên cứu thí dụ SGK/70,71.
? Thí dụ yêu cầu chúng ta làm gì.
- HS: Xác định CTHH của hợp chất khi biết thành phần % các nguyên tố trong hợp chất.
? Để xác định được CTHH của hợp chất người ta làm như thế nào.
- HS:+ Xác định khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
+ Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất.
? Làm thế nào để xác định được khối lượng của mỗi nguyên tố và số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố.
- HS: + Xác định khối lượng của mỗi nguyên tố: Coi khối lượng mol của hợp chất tương ứng với 100%
 m nguyên tố = 
+ Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố:
áp dụng công thức: n = 
? Qua theo dõi ví dụ, hãy nêu các bước xác địnhCTHH khi biết thành phần các nguyên tố.
- HS: Từ thí dụ nêu được các bước xác định CTHH khi biết thành phần các nguyên tố.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận, vận dụng các bước tính ở trên để thực hiện giải bài tập.
+ Nhóm 1,2: Ví dụ 1
+ Nhóm 2,3: bài 2b/71
- HS: Các nhóm vận dụng các bước giải, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại vào bảng nhóm.
- GV: Theo dõi các nhóm thảo luận, hướng dẫn khi các nhóm thực hiện chưa đúng các bước giải. Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả.
- HS: Các nhóm dán bảng phụ đối chiếu kết quả.
- GV: Nhận xét các bước tính của HS, chốt lại đáp án đúng. 
- GV: Gọi HS đọc kết luận SGK/71
2. Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hoá học của hợp chất.
a. Các bước tiến hành:
- Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
- Lập CTHH của hợp chất.
b. Vận dụng:
* Ví dụ 1: Một hợp chất có thành phần các nguyên tố là 52,94%Al và 47,06%O. Biết khối lượng mol của hợp chất là 102g. Hãy xác định CTHH của hợp chất đó.
Giải:
- Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất là:
 mAl = = 54(g)
 mO = 102 – 54 = 48(g)
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
nAl = = 2(mol); nO = = 3(mol)
=> trong 1 phân tử hợp chất có 2mol nguyên tử Al và 3mol nguyên tử O.
- Công thức hoá học của hợp chất là:
 Al2O3
* Bài 2b/71: Hợp chất B có khối lượng mol phân tử là 106g, thành phần các nguyên tố: 43,4%Na; 11,3%C; 45,3%O
Giải:
- Khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1mol hợp chất là:
mNa== 46(g); mC== 12(g)
 mO = 106 – (46 + 12) = 48(g)
 - Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
nNa = = 2(mol); nC = = 1(mol)
 nO = = 3(mol)
=> Trong 1mol phân tử hợp chất có 2mol nguyên tử Na, 1mol nguyên tử C và 3mol nguyên tử O
- Công thức hoá học của hợp chất là:
Na2CO3
* Kết luận: SGK/71
4.4. Củng cố
? Nêu các bước xác định CTHH khi biết thành phần các nguyên tố trong hợp chất 
- Nhận xét ý thức của HS trong giờ học.
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm các bài tập còn lại SGK/71.
- Làm bài tập trong VBT.
- Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức đã học ở học kì I
- Chuẩn bị kiến thức cho giờ sau: “Ôn tập học kì I”
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 32
	ễN TẬP HỌC Kè I	
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức
- Ôn tập và hệ thống lại các khái niệm cơ bản, quan trọng đã học từ đầu năm:
+ Cấu tạo nguyên tử và đặc điểm của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
+ Cách lập CTHH của 1 chất dựa vào hoá trị. Quy tắc hoá trị
+ Phản ứng hoá học, điều kiện và cách nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra.
+ Định luật bảo toàn khối lượng
+ Các công thức chuyển đổi quan trọng giúp cho việc giải các bài tập hoá học.
1.2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng lập CTHH và tính hoá trị của nguyên tố. Kĩ năng viết công thức khối lượng và tính khối lượng theo định luật bảo toàn khối lượng.
- Sử dụng thành thạo công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất, công thức tính tỉ khối.
- Bước đầu biết làm 1 số bài toán tính theo CTHH.
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn.
- Tính cẩn thận, tỉ mỉ và nghiêm túc
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
+ Bảng phụ ghi nội dung các bước giải.
- HS: 	+ Ôn tập lại cách khối lượng chất, lượng chất và công thức hoá học.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Hoạt động nhóm 
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
* Vào bài: Trong học kì I, các em đã được học về chất – nguyên tử – phân tử; về phản ứng hoá học và bước đầu biết cách sử dụng các công thức chuyển đổi trong quá trình giải các bài tập hoá học. Hôm nay chúng ta cùng đi hệ thống lại các kiến thức đó.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại các kiến thức đã học trong học kì I để giải các ô chữ tương ứng
+ Giới thiệu cách chơi và nội dung của ô chữ.
- HS: Lắng nghe và nắm được cách chơi, vận dụng các kiến thức đã học để giải ô chữ.
* Nội dung ô chữ: Ô chữ gồm 6 từ hàng dọc tương ứng với 6 hàng ngang.
? Thứ 1(6 chữ cái): Để so sánh khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia, người ta dùng đại lượng này.
- HS: Tỉ khối
? Thứ 2(3 chữ cái): khái niệm để chỉ lượng chất chứa N nguyên tử hay phân tử chất đó.
- HS: Mol
? Thứ 3(6 chữ cái): là con số biểu thị khả năng liên kết giữa nguyên tử(hay nhóm nguyên tử) của nguyên tố này với nguyên tử(hay nhóm nguyên tử) của nguyên tố kia.
- HS: Hoá trị
? Thứ 4(6 chữ cái): Là hạt đại diện cho chất gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.
- HS: Phân tử
? Thứ 5(6 chữ cái): Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất chất khác được gọi là hiện tượng gì.
- HS: Kim loại.
? Thứ 6(7 chữ cái): khái niệm để chỉ những chất được tạo nên từ 2 nguyên tố hoá học trở lên.
- HS: Hợp chất 
? Từ hàng dọc: là khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi chất.
- HS: Hoá học
* Hoạt động 2: bài tập
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về quy tắc hoá trị, cách tính hoá trị và lập CTHH.
? Nhắc lại nội dung quy tắc hoá trị, biểu thức và các bước lập CTHH.
- HS: Nhớ và nhắc lại
- GV: Yêu cầu HS vận dụng làm bài tập:
+ Nhóm 1,2: bài 1a
+ Nhóm 3,4: Bài 1b
- HS: Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và ghi lại các bước giải vào bảng nhóm.
- GV: Cho các nhóm dán bảng, đối chiếu kết quả và chốt lại đáp án đúng.
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài 2
? Đầu bài yêu cầu chúng ta làm gì
- HS: Đọc nội dung đầu bài và nêu được:
+ Lập PTHH của phản ứng
+ Xác định tỉ lệ chung của các chất trong phản ứng.
? Nhắc lại các bước lập PTHH.
- HS: Nhắc lại 3 bước lập PTHH
- GV: Gọi 1 HS lên bảng giải bài tập, HS dưới lớp thực hiện ra giấy nháp.
- HS: Lên bảng làm bài tập, còn lại làm ra giấy nháp.
- GV: Gọi HS dưới lớp nhận xét bài của bạn, sửa chữa và chốt lại đáp án đúng.
- GV: yêu cầu HS nhớ lại kiến thức về định luật bảo toàn khối lượng 
? Nhắc lại nội dung định luật bảo toàn khối lượng, viết công thức về khối lượng
- HS: Nhắc lại kiến thức
- GV: Cho HS vận dụng kiến thức thực hiện bài tập 3.
- HS: Vận dụng định luật bảo toàn khối lượng và giải bài tập
- GV: nhận xét bài của HS và chốt lại đáp án đúng.
- GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4.
? Để giải được bài tập này ta làm như thế nào.
- HS: áp dụng các công thức chuyển đổi, công thức tính tỉ khối của chất khí
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1,3: bài 4a
+ Nhóm 2,4; bài 4b
- HS: các nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến lựa chọn công thức phù hợp để tính toán và ghi lại kết quả đúng vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả giữa các nhóm và chốt lại đáp án đúng. Lưu ý sửa các lỗi mà HS hay gặp phải.
I. Kiến thức cần nhớ:
* Ô chữ:
T
ỉ
K
H
ố
I
M
O
L
H
O
á
T
R
ị
P
H
Â
N
T
ử
h
o
á
h
ọ
c
H
ợ
P
C
H
ấ
T
II. Bài tập:
1. Bài 1:
a- Tính hoá trị của Fe trong công thức FeCl3(biết Cl hoá trị I)
b- Lập CTHH của hợp chất tạo bởi Ca hoá trị II và nhóm OH hoá trị I.
Giải:
a- Gọi hoá trị của Fe là a, theo quy tắc hoá trị ta có: a = = III
=> Fe có hoá trị III.
b- CTHH lập được là: Ca(OH)2
2. Bài 2:
Cho sơ đồ phản ứng sau: 
 Zn + HCl ---> ZnCl2 + H2
Lập PTHH của phản ứng và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng.
Giải:
- PTHH lập được là:
 Zn + 2HCl ---> ZnCl2 + H2
- Tỉ lệ: Số nguyên tử Zn: số phân tử HCl : số phân tử ZnCl2 : số phân tử H2 = 1 : 2 : 1 : 1
3. Bài 3:
Cho 64g Cu phản ứng với 164g AgNO3 tạo ra 108g Ag và Cu(NO3)2
Viết công thức về khối lượng và tính khối lượng Cu(NO3)2 tạo thành.
Giải:
- Công thức về khối lượng:
 mCu + m AgNO3 = mAg + mCu(NO3)2
- Khối lượng Cu(NO3)2 tạo thành:
mCu(NO3)2 = (mCu + m AgNO3) – mAg
 = (64 + 164) – 108
 = 120(g) 
4. Bài 4:
a- Tính khối lượng và thể tích(đktc) của 0,25mol SO2.
b- Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn

File đính kèm:

  • doct31-32.doc