Bài giảng Tiết 30 : Bài 25: Tính chất của phi kim (Tiết 1)

: Kiến thức

- HS nêu được một số tính chất vật lý của phi kim:phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn , lỏng , khí.

- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện , dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Trình bày được tính chất hoá học của phi kim: Tcá dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô.

 - Mức độ hoạt động của các phi kim rất khác nhau.

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 993 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30 : Bài 25: Tính chất của phi kim (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/2008
Ngày giảng: 10/12/2008
Tiết 30 : bài 25
tính chất của phi kim.
Những kiến thức đã biết có liên quan
Kiến thức trong bài cần hình thành cho HS
Tính chất hoá học của kim loại ( t/d với phi kim) 
Tính chất vật lí của kim loại,
Tính chất hoá học của phi kim.
Mức độ hoạt động của kim loại.
I: Mục tiêu bài hoc
 1: Kiến thức
HS nêu được một số tính chất vật lý của phi kim:phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn , lỏng , khí. 
Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện , dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp.
Trình bày được tính chất hoá học của phi kim: Tcá dụng với oxi, với kim loại và với hiđrô.
 - Mức độ hoạt động của các phi kim rất khác nhau.
 2: Kĩ năng
 - Biết sử dụng kiến thức đã học để rút ra tính chất hoá học của phi kim.
 - Rèn kĩ năng quan sát tranh clo tác dụng với hiđrô để rút ra tính chất hoá học của phi 
 kim.
 - Viết được PTHH minh hoạ cho tính chất của phi kim.
 - Từ PƯ cụ thể khái quát hoá thành tính chất hoá học của phi kim.
 3: Thái độ.
 - Thông qua tính chất vật lí của phi kim có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ.
II: Chuẩn bị
Dụng cụ dạy học chủ yếu.
a) Giáo viên: Tranh hình 3.1 SGK Tr 75
 b) Học sinh : Đọc trước bài 30 
 2. Phương pháp :
 Phương pháp chính : Vấn đáp, Trực quan, thảo luận nhóm . 
III: hoạt động dạy học.
 1: ổn định tổ chức.
	9a
	9b
	9c
 2: Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra kết hợp trong giờ 
 3: Bài mới.
	Mở bài : GV giới thiệu chng về chương 3 Phi kim ( nội dung của chương, những vấn đề cần nghiên cứu ) . Bài này ta tìm hiểu chung về phi kim.
Hoạt động 1. ( 5 phút ) 
tính chất vật lý của phi kim.
Mục tiêu: qua quan sát các mẫu phi kim và kiến thức đã học để rút ra nhận xét về tính chất vật lý của phi kim.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
GV cho HS quan sát các mẫu phi kim: dd brôm, các bon, hiđrô, lưu huỳnh, clo đựng trong các lọ.
Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về trạng thái, màu sắc của các phi kim đó.
Sau đó GV yêu cầu HS sử dụng cụ để thử tính dẫn điện , dẫn nhiệt và nhiệt độ nóng chảy của phi kim.
Yêu cầu HS tự rút ra nhận xét.
GV lưu ý HS
 - một số phi kim độc : clo, brôm, iôt cần cẩn thận khi làm TN và tiếp xúc với các phi kim này.
- HS quan sát các mẫu phi kim theo yêu cầu của GV và rút ra nhận xét.
- HS làm TN và nêu nhận xét.
- HS rút ra kết luân vào vở.
I- Phi kim có tính chất vật lí nào
Kết luận : 
- Trong điều kiện thường phi kim tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn , lỏng , khí.
- Phi kim không dẫn điện , không dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp, một số phi kim rất độc.
Hoạt động 2.
Tính chất hoá học của phi kim.
Mục tiêu : HS sử dụng vốn kiến thức và quan sát TN để nhận xét , viết PTHH minh hoạ cho các tính chất hoá học của các phi kim.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
- GV yêu cầu HS nhắc lại tính chất hoá học đã học về kim loại có liên quan đến tính chất hoá học của phi kim?
Viết PTHH minh hoạ?
?Nêu kết luận về tính chất hoá học của phi kim trên.
- GV treo tranh cho HS quan sát trả lời câu hỏi : 
+ Dấu hiệu nào chứng tỏ clo đã phản ứng với hidrô? Nêu hiện tượng ? Giải thích? Viết PTHH?.
Ngoài clo trong chương trình lớp 8 các em đã n/c về tính chất hoá học của một phi kim tác dụng vời hiđrô, đó là phi kim nào?Viết PTHH? Cho biết loại sản phẩm?
? Chúng ta đã làm TN của những phi kim nào tác dụng với oxi? Hãy nhớ lại hiện tượng , nhận xét về tính chất và viết PTHH?
GV thông báo cho HS : Các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.Căn cứ voà khả năng phản ứng với hiđrô và kim loại. 
GV chứng minh mở rộng : 
F2 + H2 đ2HF ( PƯ xảy ra ngay cả trong bóng tối).
Cl2 + H2 đ 2HCl ( PƯ xảy ra khi có ánh sáng).
Br2 + H2 đ 2HBr ( PƯ chỉ xảy ra khi được đun nóng).
I2 + H2 đ 2HI (PƯ chỉ xảy ra khi cung cấp nhiệt độ cao).
C + 2H2 đ CH4 (PƯ chỉ xảy ra khi có nhiệt độ rất cao).
? Hãy so sánh mức độ hoạt động của các phi kim qua ví dụ trên?
Cl2 + 2NaBr đ 2NaCl +Br2.
Br2 + 2NaI đ 2NaBr + I2.
Mức độ hoạt động của clo so với brôm?
- HS dựa vào kiến thức đã học trả lời: Yêu cầu
1. Tác dụng với phi kim
- Quì tím chuyển sang màu đỏ .
- Màu của clo nhạt dần
Các phản ứng của P, S ở chương trình lớp 8, ở chương 1.
- HS chú ý so sánh nhận xét .
II:Phi kim có những tính chất hoá học nào?
1:Tác dụng với kim loại.
- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành oxit.
PTHH:
 O2 + 2Cu 2CuO.
- Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
PTHH:
3Cl2 + 2Al 2AlCl3.
* Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành oxit hoặc tạo thành muối.
2:Tác dụng với hiđrô.
Clo tác dụng với hiđrô tạo thành khí hiđrô clorua .
PTHH:
H2 + Cl2 đ 2HCl (k)
- oxi tác dụng với hiđrô tạo thành nước.
PTHH:
2H2 + O2 đ 2H2O.
3: Tác dụng với oxi.
Nhiều phi kimtác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
PTHH:
S + O2 đ SO2.
4P + 5O2 đ 2P2O5.
4: Mức độ hoạt động của phi kim.
Các phi kim có mức độ hoạt động khác nhau.
F> Cl>Br >I...>C>Si...
IV: Củng cố - Đánh giá
 - Gv cho HS làm bài tập 5 tại lớp.
 - Thay một phi kim cụ thể: S, P..
V: Dặn dò.
 - GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 6 về nhà.
 PTHH:
 Fe + S FeS.
 HS dựa vào tỉ lệ khối lượng của Fe và S ị Fe hay S dư.
 Viết PTHH:
 FeS + 2HCl đ FeCl2 + H2S.
 Fe + HCl đ FeCl2 + H2.
 Vậy hỗn hợp khí B: H2S và H2.Sau đó tính toán dựa vào dữ kiện đã cho.
Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docH H 9 tiet 30.doc