Bài giảng Tiết 30 - Bài 25: Chương 3: Phi kim sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

Mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh biết được một số t/c vật lý của phi kim ; biết những t/c hoá học của phi kim ; biết dược các phi kim có mức độ h/đ hoá học khác nhau

 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biết sử dụng những kiến thức đã biết để rút ra các t/c vật lý & tính chất hoá học của phi kim ; viết được các phương trình thể hiện t/c hoá học của phi kim

 - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học

 

doc3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 911 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30 - Bài 25: Chương 3: Phi kim sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Soạn : 8/12/06 Tiết 30 - Bài 25: chương 3: phi kim sơ lược về bảng tuần 
 Giảng: 14/ 12 hoàn các nguyên tố hoá học
 tính chất của phi kim
I.Mục tiêu : - Kiến thức: Học sinh biết được một số t/c vật lý của phi kim ; biết những t/c hoá học của phi kim ; biết dược các phi kim có mức độ h/đ hoá học khác nhau
 - Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng biết sử dụng những kiến thức đã biết để rút ra các t/c vật lý & tính chất hoá học của phi kim ; viết được các phương trình thể hiện t/c hoá học của phi kim
 - Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học
II. Chuẩn bị của g/v và h/s
 1. G/v : - Dụng cụ : ống nghiệm thủy tinh có nút nhám đựng khí clo , dụng cụ đ/c hiđro (ống nghiệm có nút , có ống dẫn khí , giá sắt , ống vuốt nhọn )
 - hoá chất : hoá chất đ/c H2 , clo ( đã được thu vào lọ có nút ) , quỳ tím
 2. H/s : - Đọc trước bài 25 tr.74 sgk
III.Hoạt động dạy & học
 1. ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ ( lồng vào giờ học bài mới )
 3. Bài mới : * Mở bài : Để hiểu được t/c chung của phi kim chúng ta vào bài mới hôm nay 
Tg
 H/đ của g/v và h/s
 Nội dung ghi bài
 10
phút
 25
phút
Hoạt động 1
- Hướng dẫn h/s đọc thông tin sgk tr.74 phần I
nắn được t/c vật lý của phi kim 
- Đ/d học sinh trả lời - h/s khác bổ xung
- G/v chốt kiến thức 
Hoạt động 2
- Từ lớp 8 đến nay các em đã được làm quen với nhiều p/ư hoá học trong đó có sự tham gia p/ư của phi kim
- Hướng dẫn h/s thảo luận nhóm bàn theo nội dung sau: Viết tất cả phương trình p/ư mà em đã biết trong đó có chất tham gia p/ư là phi kim (3 phút)
- Y/c đại diện các nhóm lên bảng viết các phương trình – nhóm khác nhận xét & bổ xung
- G/v nhận xét & phân loại các phương trình p/ư theo t/c hoá học của phi kim
- T/c clo t/d với hiđro : Riêng khí clo là khí độc g/v điều chế từ hôm trước vào lọ thủy tinh có nút nhám có màu vàng lục
 Khí hiđro đ/c tại giờ học & đốt khí hiđro ngoài không khí sau đó đưa vào bình có chứa khí clo dưới đáy bình có chứa ít nước
? nhận xét hiện tượng sảy ra ?
 + màu vàng lục của khí clo biến mất 
- G/v thả một mẩu giấy quỳ tím vào bình
? nhận xét màu của giấy qùy ? Giải thích ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung
 + giấy qùy tím hoá đỏ vì dd tạo thành có tính axit
- G/v nhận xét & chốt kiến thức .
- Y/c học sinh viết phương trình p/ư có ghi trạng thái , màu sắc các chất
- Đ/d học sinh lên viết phương trình p/ư - h/s khác bổ xung 
- G/v nhận xét & đưa đáp án đúng
- Như vậy ngoài phi kim khác như C, S, Br2 ... tác dụng với hiđro cũng tạo thành hợp chất khí
 C + 2H2 CH4
? Qua t/c này em hãy rút ra kết luận t/c của hiđro t/d với phi kim ?
- H/s trả lời h/s khác bổ xung 
- G/v chốt kiến thức 
? Hãy mô tả lại hiện tượng của p/ư đốt lưu huỳnh trong oxi & ghi trạng thái , màu sắc của các chất trong p/ư ?
- Y/c hoạt động theo nhón bàn – nhóm thảoluận thống nhất ý kiến (3 phút)
- Đ/d nhóm báo cáo – nhóm khác bổ xung
- G/v nhận xét chốt kiến thức
- G/v thuyết trình theo sgk 
I. Phi kim có những t/c vật lý nào
 - ở điều kiện bình thường : phi kim tồn tại ở 3 trạng thái:
 + Trạng thái rắn: C, S, P ...
 + Trạng thái lỏng : Br ...
 + Trạng thái khí : O2 , Cl2 ...
- Phần lớn các nguyên tố phi kim không dẫn điện , dẫn nhiệt & có nhiệt độ nóng chảy thấp
- Một số phi kim gây độc : Cl2 , I2 ....
II. Phi kim có những t/c hoá học nào ?
 1/ Tác dụng với kim loại
- Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.
 2 Na + Cl2 2NaCl
 (r) (k) (r)
 2Al + 3S Al2S3
- Oxi t/d với kim loại tạo thành oxit
 3Fe + 2O2 Fe2O3
 2 Zn + O2 2 ZnO
 2/ Tác dụng với hiđro
- Oxi tác dụng với hiđro: khí hiđro t/d với khí oxi tạo thành hơi nước
 2H2 + O2 2 H2O
 (k) (k) (h)
- Clo t/d với hiđro
 H2 + Cl2 2HCl
 (k) (k) (k)
- Khí clo đã p/ư mạnh với hiđro clrua không màu khí này tan được trong nước tạo thành axit clohiđric ( làm quỳ tím hoá đỏ )
- Phi kim p/ư với hiđro tạo thành hợp chất khí
 3/ Tác dụng với oxi
 S + O2 SO2
 (r) (k) (k)
 màu vàng không màu không màu
 4P + 5O2 2P2O5
 (r) (k) (r)
 màu đỏ màu trắng
 4/ Mức độ hoạt động hoá học của phi kim 
- Mực độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim được căn cứ vào khả năng & mức độ p/ư của phi kim đó với kim loại & hiđro
 + Flo là pki kim mạnh nhất
 + Flo , oxi , clo là phi kim hoạt động mạnh
 + S, P, C, Si là những phi kim h/đ yếu hơn 
4. Củng cố (9 phút) :
 * Bài tập 1: Hốn hợp A gồm 4,2g bột sắt & 1,6g bột lưu huỳnh . Nung hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn B, Cho dd HCl dư tác dụng với chất rắn B , thu được hỗn hợp khí C
 a) Viết các phương trình phản ứng
 b) Tính thành phần phần trăm ( về thể tích của hỗn hợp khí C )
 * Đáp án : 
 Fe + S FeS (1)
 - Theo phương trình 1 & theo số mol của các chất mà đầu bài cho thì p/ư trên sắt dư
 nFe phản ứng = nFeS = nS = 0,05 mol ; nFe dư = 0,075 – 0,05 = 0,025 mol
 - Chất rắn B gồm Fe & FeS
 - Cho chất rắn t/d với dd HCl dư thì hỗn hợp B p/ư hết
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (2)
 FeS + 2HCl FeCl2 + H2S (3)
 - Hỗn hợp C gồm H2 , H2S
 - Theo phương trình p/ư 2 : 
 - Theo phương trình 3 : nFe = 0,05 mol
 - Đối với các chất khí ( ở cùng một điều kiện ) tỉ lệ về số mol & tỉ lệ thể tích bằng nhau
 - Thành phần trăm về thể tích của mối khí trong hỗn hợp khí C là:
 %H2 = 
 %H2S = 100 – 33,33 = 66,67%
5.Dặn dò (1 phút ) - BTVN: Từ bài 1 – bài 6 tr.76 sgk
 - Hướng dẫn bài 6 : Viết 3 phương trình
 Vdd HCl đã dùng = 0,15 lít = 150ml
IV. Rút kinh nghiệm: :

File đính kèm:

  • doctiet 30.doc