Bài giảng Tiết 29: Tỉ khối của chất khí (tiết 1)

1.1. Kiến thức

Biết được:

- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V).

- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí.

1.2. Kĩ năng

- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan.

- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.

 

doc7 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29: Tỉ khối của chất khí (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan.
- Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn, tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Vận dụng giải thích các hiện tượng trong thực tế.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm.
- HS: 	+ Ôn tập lại các kiến thức về phân tử khối, mol, khối lượng mol và thể tích mol.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp- Tìm tòi ; Hoạt động nhóm.
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
4.3. Bài mới
*Vào bài:Nếu bơm khí H2 vào quả bóng, bóng sẽ bay lên. Còn nếu bơm khí CO2 vào, quả bóng rơi xuống. Như vậy, trong cùng một điều kiện, những thể tích bằng nhau của các chất khí thì nặng nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí kia hoặc nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? Để làm được điều này người ta sử dụng khái niệm tỉ khối của chất khí.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: bằng cỏch nào cú thể biết khớ A nhẹ hay nặng hơn khớ B?
? Muốn biết vật này nặng hay nhẹ hơn vật kia ta làm thế nào. 
- HS: Cân từng vật lên và so sánh khối lượng của chúng.
-GV: + Vậy để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B, người ta so sánh khối lượng mol của khí A với khí B và để biết nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần người ta xác định tỉ khối của chúng.
+ Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B là: dA/B = 
? Giải thích các kí hiệu có trong công thức.
- HS: + MA: khối lượng mol của A
+ MB: khối lượng mol của B
+ dA/B: Tỉ khối của khí A đối với khí B
? Để biết khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ta làm thế nào.
- HS: Tính tỉ khối của khí N2 đối với khí H2
? Muốn tính được tỉ khối của khí N2 đối với khí H2 trước tiên ta phải làm gì.
- HS: Xác định khối lượng mol của N2 và H2.
- GV: Gọi HS lên bảng tính, HS dưới lớp thực hiện ra giấy nháp.
- HS: Đại diện lên bảng tính, ở dưới tính ra giấy nháp. 
- GV: Gọi HS khác nhận xét bài làm của bạn---> nhận xét và chốt đáp án.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS vận dụng công thức tính tỉ khối thực hiện 2 bài tập và ghi lại kết quả vào bảng nhóm:
+ Nhóm 1,2: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần.
+ Nhóm 3,4: Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần.
- HS: Các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến và ghi lại kết quả vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả và chốt lại đáp án đúng.
* Hoạt động 1: bằng cỏch nào cú thể biết khớ A nhẹ hay nặng hơn khớ khụng khớ?
? Theo em, muốn biết khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ta làm như thế nào.
- HS: Tính tỉ khối của khí A đối với không khí.
? Muốn tính được tỉ khối trước tiên ta phải làm gì.
- HS: Tính khối lượng mol của khí A và không khí.
- GV: Không khí không phải là một chất mà là hỗn hợp gồm 2 khí chính là N2 và O2. Trong không khí N2 chiếm khoảng 80% và O2 chiếm khoảng 20% thể tích không khí. 
? Khối lượng mol của không khí được tính như thế nào.
- HS: Tổng khối lượng mol của O2 và khối lượng mol của N2.
- GV: Hướng dẫn HS tính
+ Mkk = Mx 80% + Mx 20%
 = 28 x 80% + 32 x 20%
 29(g) 
? Viết công tính tính tỉ khối của khí A đối với không khí.
- HS: lên bảng viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí.
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận vận dụng công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí, thực hiện giải các bài tập sau:
+ Nhóm 1,3: Khí O2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
+ Nhóm 2,4: Khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
- HS: Vận dụng công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến và ghi lại các bước giải vào bảng nhóm
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả và chốt lại đáp án đúng.
- Gọi HS đọc kết luận SGK/69 
1. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
* Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B: 
 dA/B = 
 Trong đó: + MA: khối lượng mol của A
 + MB: khối lượng mol của B
 + dA/B: Tỉ khối của khí A đối với khí B
* Vận dụng:
- Khí N2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần:
Giải:
d = = = 14
 Vậy khí N2 nặng hơn khí H2 14 lần
- Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần.
Giải
d = = 1,4
Vậy khí CO2 nặng hơn khí O2 gần 1,4 lần
- Khí SO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần.
Giải
d = = = 32
Vậy khí SO2 nặng hơn khí H2 32 lần
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? 
* Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí : 
 dA/kk = 
Trong đó: + MA: khối lượng mol của A
 + 29 : khối lượng mol của không khí
 + dA/B: Tỉ khối của khí A đối với không khí 
* Vận dụng:
- Khí O2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần.
Giải:
 d= = 1,1
Vậy khí O2 nặng hơn không khí khoảng 1,1 lần
- Khí Cl2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần
Giải:
 d= = 2,5
Vậy khí Cl2 nặng hơn không khí gần 2,5 lần
* Kết luận: SGK/69
4.4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài
- Cho HS đọc mục “ Em có biết”/ 69, lưu ý HS khi xuống giếng sâu hoặc vào hang sâu.
4.5. Hướng dẫn về nhà 
- Học bài và làm bài tập SGK/69
- Làm bài tập trong VBT
- Đọc trước nội dung bài: Tính theo công thức hoá học - Phần 1.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 
Ngày giảng: 
Tiết 30
	TÍNH THEO CễNG THỨC HểA HỌC (T1)
1. Mục tiờu
1.1. Kiến thức
Biết được:
- ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích (nếu là chất khí).
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
1.2. Kĩ năng
- Dựa vào công thức hoá học:
+ Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
+ Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.
1.3. Thái độ 
- Giáo dục cho HS ý thức yêu thích bộ môn.
2. Chuẩn bị
- GV:	+ Giáo án
	+ Bảng nhóm, bảng phụ ghi nội dung các bước giải.
- HS: 	+ Ôn tập lại cách tớnh khối lượng mol, công thức hoá học.
	+ Nghiên cứu trước nội dung bài.
3. Phương phỏp
- Nêu vấn đề; Vấn đáp ; Hoạt động nhóm 
4. Tiến trỡnh dạy học
4.1. ổn định lớp
4.2. Kiểm tra bài cũ
GV
HS
? Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B. Vận dụng: tính tỉ khối của khí Cl2 đối với khí O2.
? Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí . Vận dụng: tính tỉ khối của khí SO2 đối với không khí .
dA/B = 
Vận dụng: d 2,2 
dA/kk = 
Vận dụng: d 2,2 
4.3. Bài mới
* Vào bài: Nhìn vào CTHH của một chất, em biết được những điều gì? 
Bên cạnh đó, nếu biết CTHH của 1 chất em còn có thể xác định được thành phần phần trăm các nguyên tố trong CTHH. Vậy cách xác định như thế nào, chúng ta cùng nghiên cứu trong nội dung bài hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Biết công thức hoá học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
- GV:+ Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra hàng triệu chất khác nhau có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo như: NaCl, CaCO3, KMnO4, KCl, HCl. Từ những CTHH hoá học trên các em không chỉ biết được thành phần các nguyên tố hoá học tạo nên chúng mà còn xác định được thành phần % theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất.
+ Yêu cầu HS nghiên cứu thí dụ SGK/70.
? Để xác định được thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong CTHH người ta làm như thế nào.
- HS: Nghiên cứu thí dụ và nêu được các bước:
+ Tìm khối lượng mol của hợp chất
+ Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
+ Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
- GV: Nhận xét câu trả lời của HS và treo bảng phụ ghi nội dung các bước giải. 
+ Hướng dẫn HS thực hiện các bước giải thông qua các câu hỏi gợi mở.
? Để tính được khối lượng mol ta làm như thế nào.
- HS: Khối lượng mol có cùng trị số với phân tử khối.
? Cách tính phân tử khối của hợp chất.
- HS: Phân tử khối của 1 chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó .
? Căn cứ vào đâu để xác định số mol nguyên tử của từng nguyên tố.
- HS: Dựa vào ý nghĩa của CTHH, chỉ số của các nguyên tử trùng với số mol nguyên tử của từng nguyên tố.
- GV: Hướng dẫn cách tính thành phần phần trăm: Với 1 hợp chất có công thức dạng chung là: AxBy. Thành phần % các nguyên tố được xác định như sau: Coi khối lượng mol của cả hợp chất là 100%.
%A = 
%B = (%B = 100% - %A)
- GV: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm vận dụng các bước giải và phần hướng dẫn thực hiện các bước giải, thực hiện các ví dụ sau:
+ Nhóm 1,2: ví dụ 1
+ Nhóm 3,4: ví dụ 2
- HS: Các nhóm thảo luận, vận dụng kiến thức ở trên để giải bài tập mà nhóm được phân công. Ghi lại các bước giải vào bảng nhóm.
- GV: Yêu cầu các nhóm dán bảng phụ, đối chiếu kết quả giữa các nhóm. Nhận xét, sửa chữa và chốt lại đáp án chuẩn.
1. Biết công thức hoá học của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất.
a. Các bước tiến hành:
- Tìm khối lượng mol của hợp chất
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
- Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố.
b. Vận dụng:
* Ví dụ 1: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CO2(cacbon đioxit)
Giải:
- Khối lượng mol của CO2 là:
 M = 12 + 16 x 2 = 44(g)
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol CO2 có 1mol nguyên tử C và 2mol nguyên tử O
- Thành phần phầm trăm các nguyên tố trong hợp chất:
 %C = = 27,3%
 %O = 100% - 27,3% = 72,7%
* Ví dụ 2: Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất KMnO4(kali pemanganat)
Giải:
- Khối lượng mol của KMnO4 là:
 M = 39 + 55 +16 x 4 = 158(g)
- Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất:
Trong 1 mol KMnO4 có 1mol nguyên tử K, 1mol nguyên tử Mn và 4mol nguyên tử O
- Thành phần phầm trăm các nguyên tố trong hợp chất:
 %K = = 24,7%
 %Mn = = 34,8%
%O =100% - (24,7% + 34,8%) = 40,5% 
 4.4. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức

File đính kèm:

  • doct29-30.doc
Giáo án liên quan